K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

 

Bông sen trong giếng ngọc

 

          Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông minh. Bấy giờ, Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở trường dạy học, Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường.

        Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người bé loắt choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ.

        Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trọng hình thức bề ngoài, Mạc Đĩnh Chi làm bài phú “Bông sen trong giếng ngọc” nhờ người dâng lên vua. Bài phú đề cao phẩm chất cao quí khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Vua đọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên.

        Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. Bằng tài năng của mình, ông đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thần Đại Việt. Vua Nguyên tặng ông danh hiệu Trạng nguyên. Nhân dân ta ngưỡng mộ, tôn xưng ông là: Lưỡng quốc Trạng nguyên (Trạng nguyên hai nước).   Theo Lâm Ngũ Đường                                                                                                  

Câu 1: Ngày còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi là người như thế nào? 

a.      Là người có ngoại hình xấu xí.

b.     Là người rất thông minh.

c.      Là người có ngoại hình xấu xí nhưng rất thông minh.

d.     Là người dũng  cảm.

Câu 2: Vì sao lúc đầu nhà vua toan không cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên? 

a.      Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo

b.     Vì Mạc Đĩnh Chi xấu xí

c.      Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo và có ngoại hình xấu xí.

d.     Vì Mạc Đĩnh Chi giàu có.

     Câu 3: Vì sao cuối cùng nhà vua quyết định lấy Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên? 

a.      Vì bài phú “Bông sen trong giếng ngọc” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quí của hoa sen.

b.     Vì bài phú “Bông sen trong giếng ngọc” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quí khác thường của hoa sen và tỏ rõ chí hướng tài năng của ông.

c.      Vì bông hoa sen rất đẹp.

d.     Vì hoa sen được nhiều người yêu thích.

Câu 4: Vì sao Mạc Đĩnh Chi được gọi là “ Lưỡng quốc Trạng nguyên ”

a. Vì Mạc Đĩnh Chi là Trạng Nguyên của nước ta.

b. Vì Mạc Đĩnh Chi là người học giỏi nhất.

c. Vì ông được vua của hai nước phong tặng danh hiệu Trạng nguyên.

d. Vì ông được mọi người kính trọng.

Câu 5: Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về nhân vật Mạc Đĩnh Chi.

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

     Câu 6: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì?

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Câu 7: Trong câu: « Hôm sau,  chúng tôi đi Sa Pa » . Bộ phận nào là chủ ngữ ?

   a.  Hôm sau                  b. chúng tôi                    c. đi Sa Pa                      d. Sa Pa

     Câu 8: Trong  các câu sau câu nào có sử dụng  Trạng ngữ: 

a. Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.

b. Hoa, Mai đều là học sinh giỏi.

c.  Mạc Đĩnh Chi là người thông minh, tài giỏi.

d. Bác ơi cho cháu mượn cái bơm nhé.

Câu 9: Đặt một câu nói về hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi, trong câu có 2 Trạng ngữ ( 1TN chỉ nơi chốn, 1 TN chỉ thời gian).           

................................................................................................................................

................................................................................................................................

    Câu 10: Câu 10 Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu sau:

- Giữa đám đông, một cô bé mặc váy đỏ tươi như bông hoa râm bụt đang đưa

 

tay lên vẫy Ngọc Anh.

 

- Do có cái hang cáo khoét rỗng dưới chân, cái bệ gạch của ông tướng  thắt đai lưng

 

vàng đứng cạnh đền bị sụt lở.

                                       

 

0
14 tháng 10 2023

Nhà vua thử tài Mạc Đĩnh Chi bằng cách ướm hỏi ông về những điều cần có của một người thi đỗ.

Cách Mạc Đĩnh Chi trả lời nhà vua đặc biệt ở chỗ ông xin được trả lời bằng giấy bút. Giây lát sau, ông dâng vua bài phú có nhan đề "Bông sen trong giếng ngọc" để tỏ roc chí hướng và tài năng của mình.

14 tháng 10 2023

Cậu bé Mạc Đĩnh Chi có những phẩm chất: thông minh, chăm chỉ, có tài ứng đối mau lẹ.

14 tháng 10 2023

Mạc Đĩnh Chi làm được nhiều việc có ích cho đất nước là nhờ vào lòng yêu nước, thương dân của ông.

4 tháng 10 2023

B. Vua nhà Mạc và vua nhà Lê đều mời bà vào dạy học trong cung. 

14 tháng 10 2023

Mạc Đĩnh Chi là người thông minh, chăm chỉ. Người có đức, có tài hết lòng vì đất nước nên luôn được nể trọng và ngưỡng mộ. Tuy ngoại hình xấu xí hay hoàn cảnh gia đình không khá giả nhưng ông vẫn luôn chăm chỉ học tập. Em rất ngưỡng mộ ý chí, nghị lực cũng như tài năng của ông.

Qua câu chuyện trên em học được bài học về sự cố gắng trong học tập và rèn luyện. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này giúp sức cho gia đình và đất nước.

4 tháng 10 2023

A. Năm lên mười, bà cải trang thành nam giới để được đi học. 

trong bài ông trạng thả diều có mấy láy và  đó là những từ nào                                            Ông Trạng thả diều   Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ...
Đọc tiếp

trong bài ông trạng thả diều có mấy láy và  đó là những từ nào

                                            Ông Trạng thả diều

   Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi điều. 

   Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

   Thế rồi, vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

 

6
16 tháng 1 2022

2 từ láy đó là: Đom đóm, vi vút.

   Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều. 

   Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

   Thế rồi, vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:“Ông Yết Kiêu” là một câu chuyện mà em thích vì cách kể chuyện rất hấp dẫn. Yết Kiêu có tài bơi lặn rất phi thường, “nhiều khi ông sống dưới nước sáu, bảy ngày mới lên”. Đó là một chi tiết mà người kể tưởng tượng để thể hiện sự khâm phục, yêu quý ông. Nhưng chi tiết phi thường ấy cũng phản ánh một sự thật là Yết Kiêu đã đánh chìm rất nhiều tàu giặc trong...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Ông Yết Kiêu” là một câu chuyện mà em thích vì cách kể chuyện rất hấp dẫn. Yết Kiêu có tài bơi lặn rất phi thường, “nhiều khi ông sống dưới nước sáu, bảy ngày mới lên”. Đó là một chi tiết mà người kể tưởng tượng để thể hiện sự khâm phục, yêu quý ông. Nhưng chi tiết phi thường ấy cũng phản ánh một sự thật là Yết Kiêu đã đánh chìm rất nhiều tàu giặc trong những trận thuỷ chiến. Có lần giặc bắt được ông, tra khảo ông, nhưng ông không chịu khuất phục. Ông còn làm cho giặc khiếp sợ và dùng mưu thoát khỏi tay chúng. Câu chuyện “Ông Yết Kiêu" ca ngợi tài năng và dũng khí của một người Việt Nam yêu nước đã để lại cho em những ấn tượng rất sâu sắc.

                                                                                             LÊ HOÀNG

a) Câu mở đoạn có tác dụng gì?

b) Các câu tiếp theo làm rõ lí do người viết thích câu chuyện như thế nào?

1
4 tháng 10 2023

a, Câu mở đoạn có tác dụng nêu nội dung đoạn văn.

b, Các câu tiếp theo làm rõ lí do người viết thích câu chuyện bằng cách triển khai các ý liên quan đến câu mở đoạn.