Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phép tu từ:
+ Phép so sánh “Thân em như tấm lụa đào”,
+ Câu hỏi tu từ “Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
+ Từ láy “phất phơ”,
+ Ẩn dụ “tấm lụa đào”
+ Phép so sánh làm cho lời nói giàu hình ảnh, góp phần miêu tả một cách hình tượng vẻ đẹp của người phụ nữ.
+ Câu hỏi tu từ: Góp phần làm tăng sắc thái biểu cảm cho lời than thân .
+ Từ láy: thể hiện sự bấp bênh trong thân phận của người phụ nữ góp phân làm cho lời nói giàu hình ảnh .
+ Ẩn dụ: có tác dụng làm cho lời than giàu hình ảnh và hàm súc góp phần khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ.
Học sinh lấy ví dụ có mô -típ: “Thân em như”
“Thân em như củ ấu gai
Ruôt trong thì trắng vỏ ngoài thì đen .”
“Thân em như quế giữa rừng
Ngát hương ai biết thơm lừng ai hay”.
Nội dung giao tiếp: Ý thức về phẩm chất và số phận của người phụ nữ .
a) Phương thức biểu đạt của câu ca dao trên là: Biểu cảm
b) Các biện pháp nghệ thuật được sử dingj trong câu ca dao là: so sánh và ẩn dụ
c) Nội dung của câu ca dao: Câu ca dao là hiện thân của người phụ nữ xưa họ thấp cổ bé họng và không có quyền quyết định cuộc đời của chính mình. Nếu họ may mắn sẽ được hưởng cuộc sống sung túc, ngược lại họ sẽ rơi vào cảnh cơ hàn, khổ cực, không có quyền và không có tiếng nói trong cuộc sống. Đồng thời, tác giả lên án xã hội phong kiến đã gượng ép người phụ nữ vào con đường cùng không lối thoát và thể hiện lòng đồng cảm với họ.
Bài ca là sự đối đáp của chàng trai và cô gái, cả hai cùng nói đùa việc trọng đại- cưới xin, lễ vật xin cưới
- Cách nói giàu hình ảnh, ý nghĩa bằng cách thách cưới không bình thường, đó là cách tự trào về cảnh nghèo khó của người lao động.
- Lời chàng trai: chàng trai có dự định to tát:
+ Toan dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò
+ Chàng trai muốn đám cưới linh đình
- Lời cô gái: thách cưới “một nhà khoai lang”
→ Lời dẫn cưới và thách cưới mang đầy tính hài hước, cợt đùa về cái nghèo của cả chàng trai, cô gái để họ ham sống, yêu đời và lạc quan hơn.
Bài ca sử dụng biện pháp nói quá, tương phản tạo tiếng cười dí dỏm, hài hước
+ Lối nói khoa trương : dẫn voi, dẫn trâu, bò- nhà khoai lang
+ Biện pháp đối lập giữa ước mơ với thực tế: thực chất nghèo nàn nhưng ước mơ một đám cưới linh đình.
+ Lối nói phủ định: dẫn voi sợ quốc cấm, dẫn trâu sợ họ máu hàn, dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân.
1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: biểu cảm.
2.- "Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị
Tiếng đàn kêu tính tịch tình tang..." (Truyện cổ tích "Thạch Sanh")
-"Có cô Tấm náu mình trong quả thị" (Truyện cổ tích "Tấm Cám")
-"Có người em may túi đúng ba gang."(Truyện cổ tích "Cây khế")
-"...Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi." (Truyện cổ tích "Sự tích trầu cau")
3.Biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ là: điệp cấu trúc "Quê hương tôi có..."
Tác dụng:
-Nghệ thuật: Làm cho lời thơ hài hòa cân đối,giàu giá trị gợi hình gợi cảm cho đoạn thơ, gây hứng thú cho bạn đọc.
-Nội dung:
+Tác giả làm nổi bật lên giá trị của những câu chuyện cổ, những câu ca dao tục ngữ,đồng thời khẳng định vai trò và ý nghĩa của văn học dân gian nước nhà, ca ngợi truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: yêu công lí,chuộng hòa bình chính nghĩa;tình nghĩa thủy chung; nghĩa tình.
+Bên cạnh đó chúng ta cần tự hào và giữ gìn những truyền thống quý báu đó,học tập để trau dồi kiến thức và nhân cách.
4. Văn học dân gian đối vs mỗi nhà văn, nhà thơ... là nguồn mạch cảm xúc, là sản phẩm tinh hoa của dân tộc Việt được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ nghệ thuật, đc chọn lọc từ những từ ngữ trau chuốt, đc gọt dũa cẩn thận từ bao đời nay.Song ai cũng có thể tham gia được,ai cũng được sửa chữa để tác phẩm được hay hơn,đầy đủ, phong phú hơn.Văn học dân gian là kho tí thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc, có giá trị giáo dục sâu sắc đạo lí làm người,có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo bản sắc riêng cho nền văn hóa dân tộc.Đoạn thơ trên là vậy, nó mang đến cho tác giả tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng; đồng thời cũng là niềm tự hào trước những giá trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của cội nguồn.Bản thân mỗi chúng ta ai cũng tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa đó, và cần giữ gìn nó vì đó là biểu hiện của lòng yêu nước ở mỗi người.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.
Câu 2: Những câu ca dao, tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong đoạn trích là: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế, Sự tích Trầu Cau, Tay bưng chén muối đĩa gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau…
Câu 3: Biện pháp điệp cấu trúc “Một … cũng…” Tác dụng: - Khẳng định giá trị nội dung của những câu truyện cổ, những câu ca dao tục ngữ. - Làm nổi bật vẻ đẹp truyền thống của dân tộc: thủy chung, nghĩa tình.
Câu 4: Đoạn thơ là tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng của nhà thơ về những tác phẩm văn học dân gian. Đó cũng là niềm tự hào trước những giá trị trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Văn học dân gian là nguồn mạch, tinh hoa của văn hóa dân tộc, là tâm hồn Việt Nam được hun đúc bao đời. Tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa, những truyền thống tốt đẹp đó cũng là tự hào về nguồn cội, là biểu hiện của lòng yêu nước trong mỗi con người.
"Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con"
Bài ca dao là tiếng lòng chua xót, là những giọt nước mắt hóa thành chữ cho số phận của "thân cò". Hình ảnh "cò" là ẩn dụ cho người phụ nữ lam lũ cùng với những đứa con thơ của họ. Giữa "nước non", giữa những gian nan, trắc trở, giữa những xô đẩy của cuộc đời, thân cò vẫn một mình chịu đựng bao bủa vây. Thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" kết hợp với hai cặp từ đối lập "lên", "xuống" đã thể hiện những khó khăn, gian nan của người phụ nữ thời xưa. Cuộc đời "lận đận" ấy đâu chỉ sớm mai mà đã rất lâu rồi "bấy nay"! Đại từ phiếm chỉ "ai" như một câu hỏi rằng ai đã làm cho "bể đầy", cho "ao cạn" để khổ thân cò thế này? Đến đây ta lại bắt gặp cặp từ đối mang nghĩa trái nhau hoàn toàn: "đầy" và "cạn" - cảnh tượng ngang trái, làm họ phải sống trong nỗi thống khổ điêu linh. Đó là những tên cường hào, ác bá, những tên giặc ngoại xâm thời phong kiến, những tội ác của chúng đã làm "gầy cò con", làm "gầy" những người phụ nữ tội nghiệp và những đứa con vô tội của họ. Hai câu ca dao đã khắc họa hình ảnh "cò" đáng thương, tội nghiệp giữa những con sóng xô của cuộc đời, đồng thời là tiếng lòng ai oán, não nùng khóc thương thay cho phận đời lận đận một mình.
Em tham khảo:
Các từ trái nghĩa: lên>< xuống, đầy>< cạn
Biện pháp tu từ so sánh cho thấy sự khó nhọc của người phụ nữ trong xã hội cũ mà ở đây sử dụng hình ảnh là con cò. Bài ca dao trên có nhắc đến hình ảnh thân cò và cò con - ẩn dụ cho người nông dân và con cái của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người phụ nữ thôn quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời. Suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà vẫn cơm không đủ ăn áo không đủ mặc. Trong cuộc sống mưu sinh, họ “lận đận một mình”, “lên thác xuống ghềnh” để bươn chải, lo toan, gánh vác cuộc sống của gia đình. Không phải trong ngày một, ngày hai mà là “bấy nay”, cả một kiếp đời gian nan, vật lộn giữa cuộc đời. Tiếng than ấy đã đôi lần xuất hiện trong những câu ca dao tương tự