Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Có hàng loạt từ ngữ chỉ màu xanh:mây biếc(mây xanh),núi xanh,xanh xanh ~ mấy ngàn dâu,ngàn dâu xanh ngắt đc thể hiện trong đoạn thơ.
-tuy vậy,các từ ngữ chỉ màu xanh trên lại có những điểm khác nhau về ý nghĩa:mây biếc,núi xanh là chỉ màu xanh của thiên nhiên đất trời,xanh ngắt là sắc xanh thuần túy trải trên một cùng đất bao la.
-khi nhắc đến xanh xanh ngàn dâu xanh ngắt,ta nhận thấy đó ko còn là 1 tính từ để chỉ màu xanh của lá cây mà nó còn thể hiện nỗi chua xót,vô vọng của ng chinh phụ khi tiễn chồng ra trận.Trong thơ ca trung đại,thành ngữ Thương hải biến vi tang điền (biển xanh biến thành nương dâu,hàm ý chỉ sự đổi thay to lớn),vừa gợi ra khoảng cách xa vời vợi và nỗi sầu ngày càng vừa lan tỏa vừa thẳm sâu của ng vợ khi chồng đã cất bước ra đi.
-tác giả đã sử dụng màu xanh là gam màu chủ đạo trong bức tranh chia li của kẻ ở-ng đi.màu xanh của tâm trạng nhớ nhung,lo lắng của nỗi buồn chia li ko ngày hẹn gặp lại.
CHÚC BN HC TỐT!!!^^
nhớ tick cho mik nha,vik cho bn mỏi tay quá trời:)))
- khúc ngâm 1 : là tâm trạng cô đơn , nỗi niềm sầu thương khoắc khoải của người chinh phụ khi tiễn chồng ra trận.
- khúc ngâm 2: là bi kịch chia li của lứa đôi, là nỗi buồn cô đơn, thương nhớ của người chinh phụ không thể kể xiết
- khúc ngâm 3: là nỗi buồn thương vô vọng , nỗi sầu li biệt triền miên khiêu nguôi trong tâm hồn chinh phục
Chúc bạn học tốt nha!
Nỗi sầu như thể nhân lên bất tận, trong khổ thơ thứ ba, điệp từ (cùng) được thể hiện ở dạng đồng hướng (chẳng thấy). Cái màu "mây biếc", "ngàn núi xanh" vừa mới ở trên thoắt bây giờ đã chỉ "thấy xanh xanh". Thấy mà không thấy, bởi vì cái màu sắc được điệp (và cũng là láy) ấy chỉ là "những mấy ngàn dâu". Thêm một lần nữa, không chỉ lặp từ, mà còn kết hợp lặp với đảo ngữ: "Ngàn dâu xanh ngắt một màu", câu thơ diễn tả điều "thấy" ấy là vô vọng, và cuối cùng, một câu hỏi tu từ, hỏi chính là trả lời về nỗi sầu tràn ngập cả "lòng chàng" và "ý thiếp".
Nỗi sầu như thể nhân lên bất tận, trong khổ thơ thứ ba, điệp từ (cùng) được thể hiện ở dạng đồng hướng (chẳng thấy). Cái màu "mây biếc", "ngàn núi xanh" vừa mới ở trên thoắt bây giờ đã chỉ "thấy xanh xanh". Thấy mà không thấy, bởi vì cái màu sắc được điệp (và cũng là láy) ấy chỉ là "những mấy ngàn dâu". Thêm một lần nữa, không chỉ lặp từ, mà còn kết hợp lặp với đảo ngữ: "Ngàn dâu xanh ngắt một màu", câu thơ diễn tả điều "thấy" ấy là vô vọng, và cuối cùng, một câu hỏi tu từ, hỏi chính là trả lời về nỗi sầu tràn ngập cả "lòng chàng" và "ý thiếp".
Tham khảo nha !!
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm và các bản diễn Nôm
- Giới thiệu khái quát về tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc và đoạn trích Sau phút chia li (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
II. Thân bài: Phân tích Sau phút chia li thành 3 phần
1. Bốn câu thơ đầu
- Chàng, thiếp: cách xưng hô thân mật, gần gũi, thể hiện cuộc sống vợ chồng yên ấm, hạnh phúc
- Sử dụng hình ảnh đối lập:
+ Chàng đi – thiếp về
+ Cõi xa mưa gió – buồng cũ chiếu chăn
⇒ Chàng thì ra nơi chiến trận hiểm nguy, thiếp trở về với tổ ấm hạnh phúc cô đơn, từ đó, nhấn mạnh sự xa cách khắc nghiệt và hiện thực chia li phũ phàng
- Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng cho sự xa cách: mây biếc, núi xanh kết hợp với các động từ “tuôn”, “trải” làm cho nỗi buồn chia li trở nên da diết, dài rộng đến không cùng
⇒ Bốn câu thơ đầu vẽ nên không gian rộng lớn, vô cùng, vô tận gộ nỗi buồn chia li, nỗi xót xa cô đơn khi hạnh phúc bị chia cắt
2. Bốn câu tiếp theo
- Địa danh: Hàm Dương, Tiêu Tương – tượng trưng cho vị trí xa cách của hai vợ chồng
- Nghệ thuật:
+ Đối lập: chàng ngảnh lại – thiếp trông sang
+ Điệp từ: Hàm Dương, Tiêu Tương
+ Đảo vị trí của hai địa danh
⇒ Nhấn mạnh nỗi sầu xa cách
⇒ Trong bốn câu thơ này, nỗi buồn được tô đậm thêm, nỗi buồn chia li trở thành nỗi sầu muộn
3. Bốn câu thơ còn lại
- Nghệ thuật đối lập:
+ Trông lại – chẳng thấy
+ Chàng – thiếp
- Điệp từ: cùng, thấy, ngàn dâu, ai
- Tính từ chỉ mức độ: xanh xanh, xanh ngắt
- Sử dụng động từ chỉ trạng thái “sầu” và câu hỏi tu từ
⇒ Nỗi buồn biệt lí đã trở thành một nỗi sầu thương nặng trĩu trong tâm hồn người chinh phụ
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích:
+ Giá trị nội dung: nỗi sầu muộn của người chinh phụ và sự lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa
+ Giá trị nghệ thuật: ngôn từ điêu luyện, nghệ thuật đối lập, sử dụng điệp ngữ…
- Đưa ra nhận xét của chính em với tác phẩm này
a, Những từ chỉ màu xanh: mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt
b, Nghĩa của các từ xanh được sử dụng trong bài khác nhau về mức độ cũng như tính chất
+ Biếc: xanh lam pha xanh lục nhìn thích mắt. Màu xanh nhẹ nhàng
+ Xanh xanh: từ láy, diễn tả màu xanh nhạt hơi đậm, bao phủ trên diện rộng
+ Xanh ngắt: xanh thuần trên một vùng diện tích rộng
c, Mức độ của màu xanh tăng tiến dần nhằm:
- Màu gợi cảnh trời cao đất rộng, thăm thẳm, mênh mông, nơi gửi gắm và lan tỏa nỗi sầu ly biệt
- Diễn tả khoảng cách ly biệt của lứa đôi ngày càng lớn
- Nỗi buồn tới cao độ của người chinh phụ khi xa chồng