Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 19: Nước ta giàu có về tài nguyên khoáng sản là do
A. tiếp giáp với đường hàng hải, hàng không quốc tế
B. nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải
C. nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương
D. nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều động thực vật
Câu này không có đáp án đúng: B sai ở chữ nằm trên - nước ta nằm liền kề vanh đai.
Câu 20: Địa hình thấp dưới 1000m chiếm khoảng bao nhiêu % của phần đất liền Việt Nam:
A. 55% B. 65% C. 75% D. 85%
Câu 21: Dãy núi cao nhất nước ta là:
A. Hoàng Liên Sơn B. Pu Đen Đinh C. Pu Sam Sao D. Trường Sơn Bắc
Câu 22: Đặc điểm nào không phải của địa hình đồi núi của nước ta?
A. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ
B. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích lãnh thổ
C. Địa hình thấp dưới 500m chiếm 70% diện tích lãnh thổ
D. Địa hình dưới 2000m chiếm khoảng 35% diện tích lãnh thổ
Câu 23: Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn
A. Tiền Cambri B. Cổ sinh C. Trung sinh D. Tân kiến tạo
Câu 24: Đỉnh núi nào được mệnh danh là "nóc nhà Đông Dương"
A. Phan-xi-păng B. Trường Sơn C. E-vơ-rét D. Pu-si-cung
Câu 25: Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa đa dạng, nguyên nhân cơ bản do:
A. Đặc điểm địa hình kết hợp với hướng các mùa gió.
B. Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa.
C. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm. D. Nước ta nằm tiếp giáp với Biển Đông.
Câu 26: Sự khác biệt rõ rệt giữa khu vực Đông Bắc và Tây Bắc là ở đặc điểm:
A. Độ cao và hướng núi B. Hướng nghiêng C. Giá trị về kinh tế D. Sự tác động của con người
Câu 27: Địa hình với địa thế cao ở hai đầu, thấp ở giữa là đặc điểm của khu vực:
A. Trường Sơn Bắc. B. Tây Bắc. C. Đông Bắc. D. Trường Sơn Nam.
Câu 28: Đặc điểm nào đúng với địa hình khu vực Đông Bắc?
A. Cao nhất nước ta B. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích
C. Hướng Tây Bắc-Đông Nam D. Có nhiều cao nguyên xếp tầng
Câu 29: Đặc điểm nào đúng với khu vực Trường Sơn Nam?
A. Cao nhất nước ta B. Có nhiều cao nguyên xếp tầng
C. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích D. Hướng Tây Bắc-Đông Nam
Câu 30: Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam là hướng chính của:
A. Khu vực Trường Sơn Nam B. Khu vực Đông Bắc
C. Khu vực Tây Bắc D. Khu vực Trường Sơn Bắc
Câu 31: Hướng vòng cung là hướng núi chính của:
A. Dãy Hoàng Liên Sơn B. Khu vực Đông Bắc
C. Các hệ thống sông lớn. D. Khu vực Trường Sơn Bắc
Câu 32: Địa hình núi nước ta được chia thành bốn khu :
A. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.
B. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc
C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
D. Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn
Câu 33: Đồng bằng châu thổ nào có diện tích lớn nhất nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Mã. D. Đồng bằng sông Cả.
Câu 34: Đặc điểm đồng bằng ven biển Miền Trung là:
A. Hẹp ngang và bị chia cắt, đất giàu dinh dưỡng
B. Diện tích khá lớn, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành,
C. Hẹp ngang, kéo dài từ Bắc xuống Nam, đất nghèo dinh dưỡng
D. Hẹp ngang và bị chia cắt, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành, đất nghèo dinh dưỡng
Câu 35: Đồng bằng sông Cửu Long khác với Đồng bằng sông Hồng ở:
A. Diện tích nhỏ hơn. B. Phù sa không bồi đắp hàng năm
C. Thấp và khá bằng phẳng D. Cao ở rìa đông, thấp ở giữa
Câu 35: Vùng đất ngoài đê ở đồng bằng sông Hồng là nơi:
A. Không được bồi đắp phù sa hàng năm. B. Có nhiều ô trũng ngập nước
C. Được canh tác nhiều nhất. D. Thường xuyên được bồi đắp phù sa.
Câu 37: Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long?
A. Là đồng bằng châu thổ. B. Được bồi đắp phù sa hàng năm của sông Tiền và sông Hậu.
C. Trên bề mặt có nhiều đê ven sông. D. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
Câu 38: Đai nhiệt đới gió mùa có ở độ cao nào?
A. Dưới 600 – 700 m B. Dưới 900 – 1 000 m
C. Trên 900 – 1 000 m D. Dưới 600 – 700 m (miền Bắc) hoặc dưới 900 – 1 000 m (miền Nam)
Câu 39: Loại đất chủ yếu ở khu vực đồi núi là gì?
A. Đất sét B. Đất cát C. Đất phù sa D. Đất feralit
Câu 40: Vịnh Vân Phong nằm ở đâu?
A. Quảng Ninh B. Đà Nẵng
C. Khánh Hoà D. Cà Mau
tham khảo
– Hiện nay, ở nước ta đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác.
– Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit (quặng nhôm).
tham khảo
- Lãnh thổ VN nằm trên chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời nằm trên địa điểm tiếp giáp của đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của mảng đại dương Paxtie với mảng lục địa Âu-Á nên có mặt hầu hết các khoáng sản quan trọng trên Trái Đất.
- Việt Nam là nước giàu khoáng sản đứng thứ 7 trên thế giới.
-VN nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ ép, nén thường tạo ra mỏ than(Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn tạo ra các mỏ dầu( vùng biển phía nam).
- Dầu khí , sắt, boxit, photphat đều có trữ lượng rất lớn, trữ lượng quặng nhôm chỉ đứng sau Oxtraylia và Chi Lê, đất hiếm chỉ đứng sau TQ và Mĩ, mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất ở Đông Nam Á.
- Điều đặc biệt là thế giới có 5 khoáng sản được gọi là vàng mà VN đều có. Việt Nam có lẽ là nước duy nhất có cả 5 loại vàng nói trên và đều thuộc loại tuyệt hảo.
Đâu là đặc điểm của tài nguyên khoáng sản nước ta:
A. Tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng
B. Phần lớn các mỏ có quy mô trung bình và nhỏ
C. Khoáng sản phân bố tương đối rộng
D. Tất cả các đáp án trên
https://hoc247.net/hoi-dap/dia-ly-8/tai-sao-nuoc-ta-co-nguon-tai-nguyen-khoang-san-phong-phu-va-da-dang-faq42988.html
Tham khảo nha
-Hữu hạn: Tài nguyên khoáng sản được hình thành trong quá trình địa chất kéo dài hàng triệu năm, không thể tái tạo trong thời gian ngắn.
-Phân bố không đồng đều: Tài nguyên khoáng sản chỉ tập trung ở một số khu vực nhất định, tùy thuộc vào cấu trúc địa chất.
-Giá trị kinh tế cao: Là nguồn nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, việc khai thác và chế biến đòi hỏi chi phí và công nghệ cao.
-Khai thác gây ảnh hưởng môi trường: Việc khai thác khoáng sản thường làm suy thoái đất, ô nhiễm nước, và không khí.
*Lý do Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng:-Vị trí địa lý: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và giao thoa giữa các vành đai kiến tạo địa chất, Việt Nam có điều kiện hình thành nhiều loại khoáng sản.
-Lịch sử địa chất: Trải qua nhiều thời kỳ biến đổi địa chất lớn, nước ta có nhiều mỏ khoáng sản khác nhau (than, dầu khí, bôxit, thiếc, đồng, sắt...).
*Tại sao cần khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm?-Tài nguyên có hạn và dễ cạn kiệt: Nếu khai thác không khoa học, một số loại khoáng sản sẽ cạn kiệt, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài.
-Bảo vệ môi trường: Khai thác không bền vững gây ô nhiễm môi trường, phá hủy cảnh quan, và mất cân bằng sinh thái.
-Đảm bảo kinh tế lâu dài: Khai thác tiết kiệm giúp duy trì nguồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai, đồng thời giảm chi phí nhập khẩu tài nguyên.
-Hạn chế lãng phí: Tăng cường sử dụng tài nguyên tái chế và công nghệ hiện đại sẽ nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng.
-Phát triển bền vững: Cần kết hợp khai thác với bảo tồn để đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội mà không làm tổn hại đến môi trường và nguồn tài nguyên.
Tham khảo:
Câu 1:
Dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính:
- Dòng biển mùa đông chảy theo hướng đông bắc.
- Dòng biển mùa hạ chảy theo hướng tây nam.
Câu 2:
– Hiện nay, ở nước ta đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác.
– Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit (quặng nhôm).
Câu 3:
a. Tính đa dạng
- Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam:
+ Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.
+ Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.
- Phân hóa theo chiều Đông - Tây: Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn, Đông Bắc và Tây Bắc.
- Phân hóa theo độ cao: Ở những miền núi cao khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao, điển hình nhất ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới núi cao.
- Sự phân hoá theo mùa: mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam, mùa động có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc.
b. Tính thất thường, biến động mạnh:
- Biểu hiện:
+ Có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm bão ít, năm bão nhiều…
+ Mưa lớn thường do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên, tập trung ở các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ.
Chúc em học tốt
Tham khảo:
câu 1:
Dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính: - Dòng biển mùa đông chảy theo hướng đông bắc. - Dòng biển mùa hạ chảy theo hướng tây nam.
Câu 2:
- Hiện nay đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác.
- Một số khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí apatit, đá vôi, sắt, crom, đồng thiếc, bô xit (quặng nhôm).
Câu 3:
– Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, từ thấp lên cao.
* Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.
* Miền khí hậu Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
* Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.
* Miền khí hậu biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
– Khí hậu có sự phân hoá theo mùa.
– Tính chất thất thường của khí hậu nước ta thể hiện rõ ở chế độ nhiệt và chế độ mưa.
+ Chế độ nhiệt: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
+ Chế độ mưa: Lượng mưa cũng thay đổi theo mùa
– Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động mạnh.
Sự phân bố khoáng sản ở nước ta rất phong phú và đa dạng. Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng như dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng sắt, than đá, bauxite, đá granit, đá vôi, đá cuội, quặng thiếc, quặng kẽm, quặng mangan, quặng chì, quặng đồng, quặng titan, quặng urani, và nhiều loại khoáng sản khác.
Tuy nhiên, sự phân bố khoáng sản không đồng đều trên toàn quốc. Các vùng miền có sự tập trung và khai thác khoáng sản nhiều hơn như Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên, và Đông Nam Bộ. Trong khi đó, các vùng miền khác như Đồng bằng Sông Cửu Long và vùng biển cũng có một số nguồn tài nguyên khoáng sản nhưng chưa được khai thác triệt để.
Sự phân bố khoáng sản đa dạng này tạo ra tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế và công nghiệp của nước ta. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản cần được quản lý và bảo vệ một cách bền vững để đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Tham Khảo
Hiện nay, ở nước ta đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác.
– Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit (quặng nhôm).
B
B