K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 6 2017

Đáp án D

8 tháng 2 2022

B

11 tháng 3 2022

d

19 tháng 1 2017

Đáp án C

Những điểm giống nhau của Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương và Hiệp định Pari 1973 bao gồm:

 Hoàn cảnh: đều có thắng lợi về chính trị và quân sự trên chiến trường, có trận thắng quyết định là Điện Biên Phủ (1954) và “Điện Biên Phủ trên không: năm 1972.

-  Nội dung:

Đều buộc các nước Đế quốc công nhân các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam bào gồm: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

+ Đều đưa đến chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

+ Đều đưa đến việc Đế quốc xâm lược phải rút quân về nước.

Ý nghĩa:

+ Đều là sự phản ánh, sự ghi nhận thắng lợi giành được trên chiến trường.

+ Đều là hiệp định hòa hoãn đưa đến chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình; là cơ sở pháp lý để ta tiếp tục đấu tranh

CL
Cô Linh Trang
Manager VIP
20 tháng 5 2024

Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã tạo cơ sở căn bản và quyết định đi đến việc kí kết Hiệp định Gionevo về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. 
Có thể thấy mặt trận quân sự và ngoại giao có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ. Thắng lợi về quân sự là điều kiện, bàn đạp để đi đến thắng lợi về ngoại giao. Thắng lợi về ngoại giao giúp khẳng định giá trị, vai trò của thắng lợi về quân sự.

18 tháng 4 2017

Đáp án B

“Điên Biên Phủ trên không” là trận thắng quyết định của ta, buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc (15-1-1973) và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27-1-1973).

8 tháng 5 2018

* Bối cảnh lịch sử:

- Mĩ thất bại trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, tuyên bố ngừng ném bom ở miền Bắc và chuẩn bị đàm phán.

- Ngày 13 - 3 - 1968, cuộc đàm phán chính thức diễn ra tại Pari giữa hai bên là: đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Chính phủ Hoa Kì.

- Ngày 25 - 1 - 1969, Hội nghị Pari họp với sự có mặt của bốn bên là: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa (chính quyền Sài Gòn) và Mĩ.

- Năm 1972, thất bại trong trận “Điện Biên Phủ trên không”, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 - 1 - 1973)

* Nội dung cơ bản của Hiệp định Pari

- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.

- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.

* Ý nghĩa

- Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả 2 miền đất nước.

- Mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam

- Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam và rút hết quân về nước.

- Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐCTrong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐC

Trong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc”.

Cả phòng họp lớn của Đại hội đồng vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh Việt Nam, thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Sáng ngày 21 - 9, tại trụ sở Liên hợp quốc đã trọng thể diễn ra lễ kéo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc, Tổng thư kí Cuốc Vanhai phát biểu: “Ngày 20 - 9 - 1977, ngày mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kết nạp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày có ý nghĩa trọng đại không những đối với nhân Việt Nam mà còn đối với cả Liên hợp quốc. Sau cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam sẽ tham gia vào những cố gắng của Liên hợp quốc nhằm thiết lập hòa bình và công lí trên toàn thế giới”. Ông nhấn mạnh: “Liên hợp quốc sẽ làm hết sức mình để giúp Việt Nam về mọi mặt trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại đất nước”.

Trong lời phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nói: “Mấy chục năm qua, tuy chưa tham gia Liên hợp quốc, nước Việt Nam, bằng xương máu, đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác của Liên hợp quốc phấn đấu không mỏi mệt nhằm thực hiện các mục tiêu cao cả đó”.

(Nguyễn Quốc Hùng, Liên hợp quốc,

NXB Thông tin lí luận, H., 1992, tr. 54 - 57)

Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, trở thành thành viên thứ

A. 194.

B. 149.

C. 195.

D. 159.

1
7 tháng 2 2019

Đáp án B

Ngày 20 - 9 - 1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, trở thành thành viên thứ 149

28 tháng 5 2022

B

28 tháng 5 2022

B. buộc các nước công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương