Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Bản chất của toàn cầu hóa.
- Là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
b. Khác nhau.
Toàn cầu hóa là giai đoạn mới, giai đoạn phát triển cao của quá trình quốc tế hóa, nhưng khác với quốc tế hóa là toàn cầu hóa làm cho các mối liên kết giữa các quốc gia, dân tộc tăng lên chưa từng có cả về chiều sâu và bề rộng, bao quát nhiều lĩnh vực khác nhau, tác động đến mọi quốc gia, khu vực trên thế giới…
c. Toàn cầu hóa kinh tế làm gia tăng khoảng cách giàu – nghèo vì:
Quốc gia nào biết tận dụng một cách khôn ngoan, khai thác có hiệu quả nguồn tài chính khổng lồ từ toàn cầu hóa mang lại thì sẽ giàu lên nhanh chóng. Ngược lại nếu không nắm bắt, tận dụng được các cơ hội thì thời cơ sẽ bị bỏ lỡ, thách thức sẽ trở thành khó khăn dài hạn rất khó khắc phục và là lực cản trở cho sự phát triển.
d. Tác động của toàn cầu hóa tới nền kinh tế - xã hội nước ta.
Toàn cầu hóa vừa mang lại thời cơ vừa tạo ra thách thức đối với KT – XH nước ta.
* Thời cơ:
- Mở rộng thị trường XK hàng hóa.
- Thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước.
- Tiếp nhận và đón đầu được công nghệ hiện đại, rút ngắn khoảng cách phát triển.
- Thúc đẩy toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới ở nước ta.
- Việt Nam có nhiều điều kiện phát huy nội lực, thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
* Thách thức.
- Sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh.
- Sự phân hóa giàu – nghèo gia tăng.
- Chịu tác động mạnh mẽ của những biến động chính trị, KT – XH…mang tính toàn cầu.
- Trình độ quản lí kinh tế nhìn chung còn yếu.
- Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm.
- Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế.
- Sử dụng nguồn vốn đầu tư kém hiệu quả…
a) Bản chất của toàn cầu hoá
Là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
b) Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hoá
– Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
– Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
– Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học – kĩ thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. Các tổ chức này có vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực.
c) Toàn cầu hoá vừa là thời cơ, vừa là thách thức…
– Toàn cầu hoá tạo ra cơ hội hợp tác, khai thác nguồn vốn, tiếp cận khoa học – công nghệ, phát triển lực lượng sản xuất, làm chuyển biến cơ cấu kinh tế, đưa lại sự tăng trưởng cao…
– Kinh tế phát triển trong môi trường cạnh tranh quyết liệt; đào sâu sự phân hoá giàu – nghèo; nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc; độc lập tự chủ dễ bị xâm phạm…
Đáp án B.
Giải thích: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nước ta đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước về mặt khoa học công nghệ, nhằm huy động nguồn lực, nhanh chóng tận dụng và chuyển giao những thành tựu công nghệ hiện đại trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau tạo Động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế... giữa các nước của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực (sgk địa lí 11 trang 12)
=> Chọn đáp án D
Giải thích Mục I.1, SGK/10 địa lí 11 cơ bản.
Đáp án: D
Tham khảo
- Nguyên nhân tác động đến nền kinh tế Nhật Bản:
+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tập trung phát triển có trọng điểm các ngành then chốt ở mỗi giai đoạn.
+ Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ, xây dựng các ngành công nghiệp có trình độ kĩ thuật cao, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.
+ Hiện đại hóa và hợp lí hóa các xí nghiệp nhỏ và trung bình.
+ Từ 2001 Nhật Bản xúc tiến các chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính.
+ Ngoài ra, con người và các truyền thống văn hóa của Nhật cũng là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.
- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế Nhật Bản:
+ Công nghiệp là ngành mũi nhọn của nền kinh tế, chiếm 29% GDP và giữ vị trí cao trong nền kinh tế thế giới. Cơ cấu ngành đa dạng, nhiều lĩnh vực công nghiệp có trình độ kĩ thuật và công nghệ cao hàng đầu thế giới.
+ Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản, chiếm 69,6% GDP, cơ cấu đa dạng, nhiều lĩnh vực có trình độ phát triển cao.
+ Nông nghiệp: thu hút 3% lao động, chiếm khoảng 1% GDP, diện tích đất canh tác chiếm 13% diện tích lãnh thổ.
Gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo là hạn chế chứ không phải mặt tích cực của toàn cầu hóa kinh tế => Chọn đáp án C