K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2016

a. Những tiền đề phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta từ thế kỉ X-XV:

- Đất nước độc lập thống nhất

- Điều kiện tự nhiên nước ta thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp

- Quyết tâm của cả nhà nước và nhân dân trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

b. Chính sách khuyến nông

- Chính sách khai hoang

+ Từ thời ĐInh - Tiền Lê, nhà nước và nhân dân chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng diện tích canh tác

+ Nhà Lý - Trần không ngừng khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất. Do vậy, nhiều vùng châu thổ các con sông lớn và vùng ven biển, nhiều xóm làng mới được thành lập.

+ Nhà nước còn khuyến khích các vương hầu, quý tộc mộ dân đi khai hoang lập điền trang.

- Phát triển thủy lợi

+ Nhà Tiền Lê cho dân đào vét mương máng

+ Nhà Lý huy động nhân dân cho đắp đê sông Như Nguyệt, sông Hồng.

+ Nhà Trần huy động nhân dân đắp đê "quai vạc".

+ Nhà Lê, cho nhà nước đắp đê ngăn biển, đặt chức quan Hà đê sứ trông coi cho công trình thủy lợi.

- Bảo vệ sức kéo

+ Các triều đại đều chăm lo bảo vệ sức kéo trâu bò.

+ Xuống chiếu phạt nặng kẻ trộm trâu bò hoặc mổ trộm trâu bò. Vua Lê ra lệnh cấm giết thịt trâu bò.

- Đảm bảo sức sản xuất

+ Đảm bảo sức lao động thể hiện qua chính sách "Ngụ binh ư nông".

+ Nhà Hồ đặt phép hạn điền, hạn nô nhằm hạn chế ruộng đất tư hữu

+ Nhà Lê sơ ban hành chính sách quân điền, quy định phân chia ruộng đất công làng xã.

- Đánh giá

+ Những chính sách trên không những đảm bảo sức sản xuất mà còn có tác dụng tích cực cho vấn đề an ninh quốc phòng, đảm bảo lực lượng quân đội thường trực.

+ Những chính sách khuyến nông trên của các triều đại phong kiến thời độc lập tự chủ mang tính toàn diện tích cực. Tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.

c. Tác dụng của sự phát triển kinh tế nông nghiệp

- Xây dựng một nền kinh tế tự chủ toàn diện. Đời sống nhân dân ổn đinh.

- Là cơ sở cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.

25 tháng 3 2017

Đáp án D

12 tháng 7 2018

Đáp án D

16 tháng 1 2019

Đáp án D

4 tháng 3 2022

em tham khảo mạng :

- Đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng diện tích sản xuất.

- Đặc biệt quan tâm đến vấn đề trị thủy:

+ Nhà nước cho đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh ngòi.

+ Hạ lệnh cho các lộ đắp đê từ đầu nguồn đến của biển đề phòng nước sông lên to, gọi là đê Đỉnh nhĩ.

Đặt chức quan Hà đê sứ trông coi, đốc thúc việc đắp đê, chỗ nào đắp vào ruộng đất của dân sẽ tính tiền trả lại.

=> Nhờ những chủ trương, biện pháp trên mà nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển. Là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/nha-tran-da-lam-nhung-gi-de-phuc-hoi-va-phat-trien-kinh-te-c82a13741.html#ixzz7MZP3LIly

4 tháng 3 2022

tham khảo :
 Các triều đại Lý , Trần và Lê Sơ đã thực hiện những chính sách gì về nông nghiệp?
=> 
* Nhà Trần đã thực hiện những chủ trương, biện pháp nhằm phục hồi và phát triển kinh tế như:

* Về nông nghiệp:

- Đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng diện tích sản xuất.

- Đặc biệt quan tâm đến vấn đề trị thủy:

+ Nhà nước cho đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh ngòi.

+ Hạ lệnh cho các lộ đắp đê từ đầu nguồn đến của biển đề phòng nước sông lên to, gọi là đê Đỉnh nhĩ.

Đặt chức quan Hà đê sứ trông coi, đốc thúc việc đắp đê, chỗ nào đắp vào ruộng đất của dân sẽ tính tiền trả lại.

=> Nhờ những chủ trương, biện pháp trên mà nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển. Là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.

* Về thủ công nghiệp:

- Những nghề thủ công truyền thống như: làm gốm, dệt, đúc đồng, làm giấy, khắc ván in,… tiếp tục được duy trì và phát triển.

- Các xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt vải, chế tạo vũ khí. Ở làng xã, nghề thủ công được chú trọng.

* Về thương nghiệp:

- Vua Trần cho lập nhiều chợ làng, chợ xã để nhân dân có nơi tụ họp buôn bán.

- Các hoạt động buôn bán với thương nhân nước ngoài cũng phát triển, nhiều của biển trở thành nơi buôn bán tấp nập: Hội Thống (Hà Tĩnh), Hội Triều (Thanh Hóa), Vân Đồn (Quảng Ninh),…

=> Kết quả: Làm cho kinh tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển, tạo điều kiện để củng cố quốc phòng toàn dân. Nhân dân, nhất là nông dân tin tưởng vào nhà nước thời Trần.

 

 

Nhà Lê sơ (chữ Nôm: 茹黎初 chữ Hán: 黎初朝, Hán Việt: Lê sơ triều), đôi khi gọi là nhà Hậu Lê (chữ Nôm: 茹後黎, chữ Hán: 後黎朝, Hán Việt: Hậu Lê triều), là giai đoạn đầu của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê. Đây là thời kỳ mà chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền trong lịch sử Việt Nam lần đầu tiên đạt đến đỉnh cao của sự phát triển cũng như suy thoái của nó. Nhà Lê sơ được thành lập sau khi Lê Lợi phát động Khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại nhà Minh. Ông đổi tên Giao Chỉ (交阯), vốn tồn tại trong thời gian nội thuộc nhà Minh, trở về Đại Việt (大越), quốc hiệu có từ đời Lý Thánh Tông.

Thời đại Lê sơ có 10 vị hoàng đế thuộc 6 thế hệ, đây là thời kỳ các hoàng đế nhà Lê nắm trọn được quyền hành, cũng là thời kỳ vĩ đại, hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam. Đời Lê Thái Tổ (Lê Lợi) và đặc biệt là đời Lê Thái Tông, xã hội được đi vào ổn định, phát triển thịnh vượng một cách mau chóng sau thời kỳ chiến tranh trước đó.

Dưới thời Lê Thánh Tông, Đại Việt phát triển cực thịnh về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự. Nước Đại Việt từ trước chưa bao giờ cường thịnh và mạnh mẽ, có sức ảnh hưởng toàn khu vực lớn bằng thời này, thời kỳ này được gọi là Hồng Đức thịnh thế (洪德晟世)[cần dẫn nguồn], tính đến ảnh hưởng các đời sau là Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông, là hơn 30 năm.

Lãnh thổ thời đại này tiếp tục được mở rộng ra hơn nữa, cực thịnh gấp mấy lần so với đời nhà Lý và nhà Trần. Cùng với quân sự hùng mạnh, các đời Thái Tông đến Thánh Tông liên tiếp sáp nhập lãnh thổ các quốc gia Bồn Man, Chiêm Thành; ngoài việc đối phó với các quốc gia, nền quân sự hùng mạnh khiến triều đình thẳng tay đàn áp các cuộc bạo loạn ở miền thượng, ổn định chính quyền trong thời gian dài. Mặt khác vì để đáp ứng một nền quân sự phát triển mạnh, nền kinh tế được phát triển theo thông qua buôn bán trong nước và thông thương với nước ngoài.

Thời kỳ nhà Hậu Lê bước vào giai đoạn trọng dụng quan lại, khác với nhà Trần bị chi phối bởi người trong hoàng tộc, luôn nắm đại quyền và được kế thừa nhau bằng việc thế tập. Triều đình mở nhiều khoa cử, thay đổi bộ máy chính quyền, không cho hoàng tộc các chức vụ thực quyền mà trọng dụng những người đã đổ khoa để bổ nhiệm, việc hạn chế sự thế tập dòng dõi quan lại giúp chế độ quan liêu hạn chế rất nhiều sự chuyên quyền dòng họ. Văn học Việt Nam được ghi nhận phát triển rực rỡ thời kỳ này, với việc Lê Thánh Tông mở ra Hội Tao đàn, chính Hoàng đế khuyến khích học thuật trong toàn quốc gia. Danh sử Ngô Sĩ Liên thuộc về triều đại này, đã biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư, tiếp tục nối bước Lê Văn Hưu đời Trần ghi chép giai đoạn lịch sử một cách đầy đủ và hoàn thiện. Nhiều công trình sử liệu, văn học, thiên văn, quan chế... được hoàn thiện trong thời Lê Sơ.

Tồn tại từ năm 1428 đến năm 1527, kéo dài được 100 năm, triều đại này bị gián đoạn bởi nhà Mạc do Mạc Đăng Dung cướp ngôi và tự lập mình làm Hoàng đế, sau 6 năm được tái lập với tên gọi nhà Lê Trung hưng.