K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2017

Về trường Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuộc phường Hoà Minh – Quận Liên Chiểu, tôi được nghe những câu chuyện cảm động của các em học sinh nghèo, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng vẫn vươn lên học giỏi toàn diện.

Trong đó một em đã để lại ấn tượng cho tôi nhiều nhất là em Lê Hồng Ân, học lớp 6/3. Mặc dù gia đình em có hoàn cảnh rất khó khăn, một mình mẹ em phải bươn chải kiếm tiền nuôi hai chị em ăn học. Như cô Phan Thị Lệ, mẹ em tâm sự: "Nhà cửa và mọi thứ đồ đạc trong nhà đều do người thân mua cho.Tôi làm công nhân ở khu công nghiệp tiền lương rất ít, phải chi tiêu thật tiết kiệm mới có tiền để hai con ăn học. Nhiều khi em Ân phải nhịn ăn sáng để dành tiền mua dụng cụ học tập. Nhưng tôi hạnh phúc là có được một đứa con học giỏi và ngoan hiền đến như vậy."

Hoàn cảnh gia đình khó khăn là vậy nhưng em Ân trong sáu năm liền là học sinh giỏi toàn diện của trường. Và hằng năm em luôn được thành phố trao học bổng học sinh hiếu học, có tinh thần vượt khó trong học tập. Ngoài ra, em còn được nhận học bổng từ các Hội khuyến học Quận, công ty bia Huế, công ty nhà máy nhựa,...

Em không chỉ là một học sinh ngoan hiền, học giỏi mà còn là một HS tham gia rất năng nổ các hoạt động của trường giao phó. Như cô Tổng phụ trách Hệ Thị Mỹ Đức nhận xét: "Em là một liên đội trưởng xuất sắc nhất của trường Tiểu học Duy Tân. Đến lớp 6 em vừa là một lớp trưởng, vừa là một chi đội trưởng rất năng động, nhiệt tình. Và em là một học sinh có nhiều đóng góp trong những phong trào của đoàn trường".

Ân học giỏi toàn diện các môn, trong đó đáng biểu dương là em thi được giải ba học sinh giỏi cấp thành phố năm lớp 5. Ngoài ra, em còn có tố chất năng khiếu rất nhiều lĩnh vực như vẽ, đàn, sáng tạo dụng cụ học tập, các phong trào thể thao,... . Đặc biệt là phong trào thể thao em đã được giải nhì bóng bàn năm lớp 4, đến lớp 6 em được giải ba cấp quận.

Em đứng đầu trong việc làm báo tường của lớp với những hình vẽ rất đẹp và có ý nghĩa.

Là một học sinh giỏi và có phẩm chất đạo đức tốt nên em rất được các thầy cô giáo và bạn bè trong trường quý mến. Cô Phan Thị Mỹ Vân, chủ nhiệm lớp nhận xét: "Em là một học sinh rất ngoan hiền, học giỏi tất cả các môn. Và là học sinh có kết quả học tập trong học kì I năm học 2008- 2009 cao nhất trường (9,5). Ngoài ra, em còn là một lớp trưởng rất năng động, nhiệt tình vì vậy mà tôi rất yên tâm khi giao cho em công việc điều hành lớp". Mặt khác, em là một học sinh rất giàu lòng tương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ những bạn học sinh yếu kém trong lớp vươn lên trong học tập. Như em Nguyễn Quang Đạt, bạn cùng lớp em đã khen ngợi: "Ân là một người bạn rất tốt, nhiệt tình giúp đỡ em trong học tập. Và từ việc học nhóm với Ân mà em đã tiến bộ hơn rất nhiều".

Ân là một học sinh không chỉ giỏi mà còn rất ham học và có tinh thần vượt khó. Ở trường, em là một học sinh giỏi, ngoan hiền được thầy cô bạn bè quý mến. Còn ở nhà em là một đứa con hết mực hiếu thảo, em luôn làm những công việc nhà khi mẹ đi vắng. Dù là còn nhỏ tuổi nhưng em nhận thức được hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của gia đình vì thế mà em đã ra sức nổ lực học tập. Và em đã bộc lộ ước mơ của mình: "Em sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành một kiến trúc sư, đáp ứng được lòng mong mỏi của gia đình, thầy cô và bạn bè. Và để mẹ em đỡ khổ và vất vả hơn."

Với khả năng học giỏi toàn diện và nổ lực "vượt lên trên hoàn cảnh" cùng với sự dạy bảo của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, đoàn thể ... Tôi tin rằng Ân sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Tinh thần hiếu học và nghị lực vươn lên không ngừng của Ân thật đáng khâm phục. Đó là tấm gương sáng để cho các bạn học sinh noi theo...

24 tháng 9 2017

Vừa xong

Ngọc bích là một trong những tấm gương tốt của lớp. Em cùng bích đã kề cận bên nhau suốt chặng đường tiểu học. Rồi lên lớp 6, 7 chúng em lại cùng chung một lớp. Em hiểu bạn ấy rất nhiều. Bạn Bích rất thông minh và hiếu học. Vì nhà nghèo, nên Bích phải phụ mẹ và bố bán bánh mì ở hè phố. Tuy gian khổ nhưng bích vẫn khắc phục mọi khó khăn để học tập. Bích luôn quan tâm đến bạn bè, nhất là những đứa bạn học yếu, những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Bích không ngại kèm cặp để giúp đỡ bạn yếu cùng tiến. Hàng ngày, sau khi giúp bố mẹ làm xong mọi việc,Bích lại tranh thủ học bài, làm bài, thời gian còn lại Bích đi sang nhà các bạn yếu để động viên, giúp đỡ các bạn vượt qua những bài toán khó và những bài tập làm văn . Đến lớp, Bích kiên nhẫn giảng lại cho các bạn yếu từng bài tập làm văn, từng bài toán, lại hướng dẫn cả cách viết chính tả, cách trình bày bài vở gọn gàng , ngăn nắp … Có lúc em thầm nghĩ: Lớn lên bạn ấy làm cô giáo là rất hợp lí nhất. Điều ấy đã khiến em càng mến phục bạn hơn nữa . Bích vẫn thầm lặng giúp cho bạn yếu vươn lên mỗi ngày, không cần đợi cô giáo nhờ vả. Bích rất tận tâm với các bạn. Bạn em rất vui khi bạn bè tiến bộ, nhưng bạn lại buồn khi các bạn bị điểm kém hơn mình. Lòng kiên nhẫn đã giúp bạn Bích cùng cô giáo nâng được chất lượng của các bạn yếu trong lớp. Bích kiên trì giúp các bạn cùng tiến. Bởi lẽ đó, cô giáo cùng tập thể lớp rất quí mến Bích . Bích là 1 người vui tính và hay nói chuyện vui đùa suốt ngày, với bạn bè thì luôn nhiệt tình giúp đỡ. Điểm số các môn học, các bài kiểm tra thường kỳ của bạn ấy lúc nào cũng cao. Học giỏi như vậy nhưng chẳng bao giờ thấy cậu có một hành vi nhỏ nào biểu hiện của tính kênh kiệu. Bạn bè kể cả nam lẫn nữ đều mến và quý Bích . Cô giáo thường khen Bích có tính tự lực cao và đó cũng là tính cách đẹp của Bích mà chúng em cần học hỏi. Noi gương Bích , tập thể lớp chúng em luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ. Chúng em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em lại càng tự hào khi có người bạn như Bích CHÚC BẠN HỌC TỐT !yeu
4 tháng 10 2017

Ở trường , ở lớp có rất nhiều tấm gương sáng nhưng tấm gương tiêu biểu nhất mà mình thích là bạn Thu Hương . Thu Hương rất tốt bụng, giỏi về mọi mặt ; từ học tập cho đến phụ ba mẹ công việc nhà. 6 năm liềnThu Hương là lớp trưởng và đạt thành tích cao nhất trong học tập . Năm học lớp 3,,4,5 bạn đều thi Toán Violympic cấp tỉnh và thành tích xếp nhất khối.Về Tiếng Anh Hương cũng giỏi như Toán Hương đã từng đạt giải nhất cấp quốc gia và thâm gia rất nhiều về phong trào của trường. Ko những học giỏi mà Hương còn rất khéo tay.Bức tranh bảo vệ môi trường đã giúp Hương đạt thành thích hạng nhất Bạn nào thuộc nằm trong top yếu , tb Hương tận tình giảng tững môn và về đạo đức. Tóm lại Hương là 1 ng có đạo đức tốt về mọi mặt trog hocwj tập cũng vậy . Chúng ta hãy học tập tấm gương tốt từ bạn Nguyễn NGọc Thu Hương nhé !

3 tháng 10 2016

dàn ý:

Mở bài:

– Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).

– Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).

Thân bài:

– Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).

– Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?

– Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?

– Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?

– Ghi lại thái độ của bố mẹ? Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?

Kết bài:

– Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.

– Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.

2 tháng 8 2017
Sau những tháng ngày nghỉ hè xa cách, chúng con rất háo hức với buổi gặp mặt lớp đầu năm học chuẩn bị cho buổi khai giảng. Vừa đến trường, chúng con đã vội vàng đi tìm nhau để kể cho nhau nghe về kì nghỉ hè của mình và còn để nói chuyện vì nhớ nhau quá. Chính vì quá say mê "buôn" chuyện như thế mà chúng con đã gây ra một chuyện rất buồn cười trong trường: nhận nhầm lớp học. Đúng tám giờ, Ban Giám hiệu nhà trường triệu tập cán bộ lớp các lớp để họp mặt và phổ biến một số thông báo đầu năm như phòng học của các lớp, lịch tập diễu hành, lịch khai giảng... Khi nghe tiếng loa gọi của thầy hiệu trưởng con cùng hai bạn lớp phó tiếc rẻ cuộc nói chuyện trong lớp, cứ chùng chình mãi rồi mới đi. Vừa đi chúng con vừa tranh thủ nói chuyện tiếp. Khi vào phòng họp, ba đứa chọn bàn cuối phòng rồi thì thầm kể chuyện và khúc khích cười với nhau. Cuộc họp tan, thầy hiệu trưởng cất tiếng hỏi lớn: "Các em đã nắm rõ những thông tin trên chưa?" ba đứa con giật mình, đáp có rất to hoà cùng tiếng trả lời của các bạn lớp khác. Khi chúng con về đến hàng của lớp dưới sân trường thì cũng là lúc thầy tổng phụ trách nhắc nhở các cán bộ lớp đưa lớp về phòng học như Ban giám hiệu đã phổ biến. Ba chúng con ngớ ra hỏi nhau: Phòng học lớp mình ở đâu? Từng lớp, từng lớp một đi về phòng học của lớp mình rất nhanh. Ba đứa con lo lắng nhìn nhau. Chẳng đứa nào dám đi hỏi lại vì sợ bị mắng. Phía dưới hàng đã có tiếng giục của các bạn: "Về lớp nhanh lên không nắng lớp trưởng ơi". May sao, ngay lúc ấy bạn Bình lớp phó gọi về phòng học, phòng nào trống thì đó là phòng của lớp. Ba đứa khấp khởi mừng chia nhau theo dõi các phòng học. Cuối cùng thấy dư ra hai phòng: một phòng nằm sát phòng thí nghiệm tầng hai, một phòng nằm ngay tầng một. Chúng con hội ý rất nhanh: phòng tầng hai có lẽ dùng để các thầy cô trao đổi sau khi làm thí nghiệm hoặc cho các lớp học lý thuyết trước khi thực hành. Vậy là chúng con đưa lớp về phòng học tầng một. Cả lớp đang lao xao ổn định chỗ ngồi thì bất ngờ thầy hiệu phó bước vào. Thầy nghiêm khắc nhìn cả lớp khiến chúng con thoáng giật mình. - Thầy không nghĩ là năm nay, số học sinh lưu ban của trường lại nhiều như vậy. Trời ơi. Chuyện gì thế này? Thầy là thầy hiệu phó phụ trách kỉ luật mới chuyển công tác về trường con. Có lẽ có nhầm lẫn gì đó ở đây. Con chưa kịp giơ tay hỏi thầy đã nhắc nhở. - Em áo xanh ngồi trật tự! Các em vô kỉ luật như vậy, bị lưu ban là điều thật dễ hiểu. Ngay lúc ấy, bỗng cô giáo chủ nhiệm lớp con thoáng ngoài cửa sổ Thầy hiệu phó bước ra ngoài. Lớp con, người thì ngơ ngác, người thì phá lên cười “Chắc thầy mới nên nhầm nhọt ấy mà!”. Nhiều người còn khúc khích “cá cược” xem thầy sẽ xử lí chuyện này thề nào để tránh bị “mắc cỡ”! Lát sau, thầy hiệu phó bước vào. Ánh mắt thầy nhìn lớp đã dịu đi nhưng giọng nói vẫn còn rất nghiêm: - Thầy rất tiếc đã trách lầm các em. Các em phần lớn đều là những học sinh ngoan, không phải là học sinh lưu ban như thầy lầm tưởng. Lớp con ồ lên cười. - Nhưng! Cả lớp lại nín thinh nghe thầy nói: - Đây là phòng dành cho Ban Giám hiệu trao đổi với học sinh lưu ban của trường về tình hình của em ấy trong năm học tới. Vào năm học, đây sẽ là phòng tiếp phụ huynh học sinh! Cán bộ lớp đâu? Ba đứa chúng con mặt tái mét nhìn nhau run run đứng dậy. Con lấy hết can đảm: - Thưa thầy, chúng em xin lỗi thầy ạ. Chúng em đưa lớp về nhầm phòng. Chúng em xin rút kinh nghiệm lần sau ạ... Có lẽ lúc ấy nhìn điệu bộ ba đứa chúng con đáng thương quá nên thầy phải hạ giọng để chúng con đỡ lo lắng: - Nhầm lẫn là chuyện bình thường các em ạ. Nhưng lần sau các em phải chú ý hơn kẻo lớp toàn học sinh khá giỏi lại bị mắng là lưu ban, là vô kỉ luật thì oan lắm! Chúng con gượng cười, cái cười méo xệch, vì vừa buồn cười lại vừa xấu hổ, lo lắng. Cả lớp lí nhí chào thầy rồi lục tục đi lên tầng hai. Thì ra khi nãy, cô chủ nhiệm lên lớp không thấy chúng con đâu liền hỏi các thầy cô khác thì được chỉ xuống phòng “học sinh lưu ban”. Nghe vậy, cô vội đi xuống ngay, e rằng giữa một thầy hiệu phó nghiêm khắc, thẳng thắn với một lớp học sinh hiếu động, nông nổi lại bị “đặt tiếng oan” sẽ “xảy ra chuyện”! Các bạn lớp khác nhìn qua cửa sổ chỉ trỏ lớp con rồi cười một cách. . khó hiểu. Buổi gặp mặt đầu năm kết thúc. Câu chuyện lan nhanh đi đến nỗi lúc tan trường, ai nhìn thấy ba đứa con cũng đùa: - Tớ nghe nói lãnh đạo lớp ấy đang đưa cả lớp tiến lên lưu ban hết à! Con cũng cười đáp lại nhưng trong lòng thì xấu hổ vô cùng. Chỉ vì ham nói chuyện riêng mà con đã làm lỡ chuyện của cả lớp lại còn khiến lớp bị trêu cười. Từ nay, con càng phải cố gắng là một lớp trướng mẫu mực, một học sinh gương mẫu để những thành tích của lớp và của con khiến mọi ngươì quên đi câu chuyện hôm nay...
18 tháng 9 2016

Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình.

Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm

Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa.

Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa.

Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia.

Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: “Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc  đời mình”.

18 tháng 9 2016

nhận 1 tick nha

21 tháng 7 2018

* Câu hỏi:

1.tại sao truyện  ngắn viết về cuộc chia tay của 2 anh em thành và thủy nhưng lại lấy nhan đề là cuộc chia tay của những con búp bê?

2.Qua câu chuyện tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta điều j?

3.Qua câu chuyện em hiểu j về giá trị của gia đình?

*Bố cục:

Đoạn 1 : Từ đầu đến hiếu thảo như vậy : cảnh 2 anh em chia đồ chơi.
Đoạn 2 : Từ tiếp đến trùm lê cảnh vật : Thủy chia tay lớp học.

Đoạn 3 : Còn lại : Hai anh em chia tay nhau. 

* Vì là truyện nên PTBĐ sẽ là tự sự

      Chúc bạn hk tốt

24 tháng 3 2019

Ân tình ân nghĩa, thủy chung một lòng là nét đẹp truyền thống của nhân dân Việt Nam ta, là đạo lí làm nên một phần trong cốt cách tâm hồn ta, thể hiện lối ứng nhân xử thế của con người xứ hoa sen. CHính vì vậy, ông cha ta đã đưa ra những bài học làm người vô cùng phong phú và đa dạng. ĐẠo lí " Uống nước nhớ nguồn" đa hóa thân vào tục ngữ, hóa thân vào những lời hát, câu ca, đem lại cho ta bài học nhân sinh thấm nhuần vào trái tim hàng triệu triệu con người Việt Nam ta.

 Vậy "Uống nước nhớ nguồn" là gì? "Uông nước nhớ nguồn" gợi lên mối quan hệ nhân quả giữa nước và nguồn. Nguồn là nơi bắt đầu cỉa nước. Uống nước là thói quen sinh hoạt thường xuyên của con người, nhưng mỗi khi uống nước, có mấy ai nhớ đến nguồn tạo ra dòng nước mát lạnh đó. Vậy, mượn hình ảnh "nước" và "nguồn", ông cha ta  đã khuyên nhủ con cháu đời saukhi hưởng những thành quả đáng quý thì phải nhớ đến công ơn mà các bậc tiền bối đã trao cho ta, đã ban tặng cho ta để tỏ lòng kính mến.

 Tương tự như vậy, vào dịp Tết Nguyên Đán hằng năm, trước mâm ngũ quả sắc mầu, trong khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng ấy, mỗi gia đình đều lấy khoảnh khắc này để đặt lễ, thờ cúng thần linh tổ tiên trong nhà, ngoài trời. Nén hương thơm phảng phất thắp trong ngày Tết trước bàn thờ là biểu thị về lòng tưởng nhớ, biết ơn to lớn của con cháu đối với gia tiên qua năm tháng đẫ
 trở thành thuần phong mĩ tục. Trong ngày Tết Vu Lan - ngày lễ báo hiếu truyền thống của nhân dân ta, các nhà đều làm giỗ cúng gia tiên, cúng xong đốt vàng mã cho những người đã khuất. Tục thờ cúng tổ tiên và người thân  trong dịp Tết của mỗi gia đình là biểu hiện của niềm thương nhớ là lòng biết ơn sâu sắc, bền bỉ đối với người đã khuất. ĐÓ là lòng biết ơn với những người đã khuất, còn những người vẫn còn đang chung sông với chúng ta thì sao? Hàng năm vào mồng 1 Tết Nguyên Đán, con cháu sinh sống ở khắp nơi trên tổ quốc đều trở về với cái nôi đầu tiên của con người magn tên "NHÀ". Ở "nhà", cháu chắt trong dòng họ sẽ làm lễ mừng thọ, thầm cầu cho ông bà sống lâu trăm tuổi, hạnh phúc mãi mãi tới cuối đời như là lời cảm ơn  tới các bậc sinh thành. Còn với cha mẹ? Đã bao giờ bạn tự hỏi: " Tại sao mình lại sinh ra trên cõi đời này?" " Tại sao mình lại được lớn lên và trưởng thành" hay chưa?  Đó là nhờ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở cạnh ta ngay cả lúc ta buồn vui, san sẻ, giúp đỡ chúng ta nuôi dưỡng ước mơ để rồi sau này có đi đến phương trời nào đi nữa vẫn không thể quên cái hạnh phúc mang tên "GIA ĐÌNH". Đúng, những việc làm ấy, những biểu hiện ấy bắt nguồn từ thời rất xa xưa nhưng đến bây giờ vẫn còn được lưu truyền mãi, vẫn còn dược lưu giữ mãi bởi những bài học đạo lí nhân sinh đã hóa thân vào những câu ca dao, hóa thân vào lời ăn tiếng nói hàng ngày:

                                                " Công cha như núi Thái Sơn

                                             Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

                                                  Một lòng thờ mẹ kính cha

                                            Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."

 Như Bác Hồ đã nói: " Các Vua Hùng đã có công dựng nước thì Bác cháu ta phải giữ lấy nước" Quả thực là vậy, các Vua Hùng là người đã đưa chúng ta đến mảnh đất này, mở ra đất nước Văn Lang, mở ra một kỉ nguyên mới để con cháu tiếp tục xây dựng sau này. Chính vì vậy, hàng năm cứ đến mồng 10 tháng 3, con cháu ở mọi miền tổ quốc lại quây quần về mảnh đất Phú Thọ lịch sử để thắp nén nhang, thầm bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị vua Hùng. Do đó mới có câu:

                                                         " Dù ai đi ngược về xuôi

                                                     Nhớ ngày giỗ tổ mồng 10 tháng 3

                                                           Dù ai buôn bán gần xa

                                                      Nhớ ngày giỗ tổ tháng 3 mồng 10."

 Trải qua hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải đương đầu với bao kẻ thù xâm lược hung hãn, tàn bạo như Hán, Tống, Minh, Thanh rồi thực dân Pháp, phát xít Nhật và cuối cùng là đế quốc Mĩ. Bao nhiêu người đã ra đi không trở về, xương máu đã đổ xuống để bảo vệ quyền tự do, độc lập cho tổ quốc. Trên khắp đất nước, đâu đau cũng có những đền miếu, chùa chiền và đài tưởng niệm để ghi nhớ công ơn của những anh hùng liệt sĩ đã cống hiến hi sinh cho tổ quốc. Lăng Bác Hồ ở quảng trường Ba Đình là một ví dụ rất điển hình. Những con đường, những mái trường mang tên các vị anh hùng cũng là một cách tỏ lòng biết ơn vô cùng độc đáo. Hay các " mẹ Việt Nam anh hùng", cái danh hiệu ccao quý ấy được trao tặng cho những người phụ nữ đã dành cả cuộc đời mình để cống hiến cho đời, vì nước, vì dân, những người phụ nữ đã phải chịu sự mất mát quá lớn. Chính vì vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, những ngôi nhà tình nghĩa mọc lên xuôi ngược khắp 63 tỉnh thành để phụng dưỡng các mẹ. Những đội quân tình nguyện ngày đêm miệt mài tìm hài cốt đêm về quy nạp ở nghĩa trang liệt sĩ để yên nghỉ. Tất cả những biểu hiện ấy đều chứng minh rằng công việc báo đáp của chúng ta đang càng phát triển bởi những người hậu bối như chúng ta.

 Không chỉ báo dáp công ơn của những người trên, chúng ta còn phải biết ơn những người làm ngành giáo dục, ngành ý tế đã cống hiến cho xã hội. Chính vì thế, danh hiệu cao quý được trao tặng cho những người làm ngành nghề ấy. Hay những ngày lễ như Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11,  ngày Thương binh liệt sĩ 27-7, ngày thầy thuốc Việt Nam 27-2,...

 Ngày nay, các phương tiện thông tin đã lên ngôi nhưng với tôi bài học đạo lí " Uống nước nhớ nguồn" vẫn in mãi trong lòng hàng triệ con người Việt NAm. Phải làm gì để tỏ lòng biết ơn tới các vị tiền bối đã có công với mình? Đó là câu hỏi cho tất cả mọi người, trong đó có bạn và tôi.

6 tháng 4 2019

Mk cảm ơn cậu nha!! 

9 tháng 9 2016

Đã gần bảy năm kể từ ngày tôi cùng Tùng tay trong tay tung tăng bước vào lớp một. Thời gian trôi qua nhanh xoá nhòa bao kỉ niệm. Nhưng cũng thật tuyệt vời khi chính những năm tháng ấy lại khắc sâu thêm tình bạn của chúng tôi.

Tùng không phải là người bạn duy nhất của tôi nhưng cậu chính là người mà tôi thân thiết nhất. Tôi và Tùng cùng tuổi. Hai đưa chi hơn nhau mấy ngày sinh, nhà lại cùng chung dãy phố nên chúng tôi chơi với nhau từ khi bập bẹ lên một lên hai. Tùng thấp và đậm, dáng người cậu chắc khoẻ hơn cái dáng mành khảnh của tôi. Chẳng thế mà ở lớp cậu có thể chơi bóng từ đầu đến cuối trận mà còn dư sức hơn cả lũ bạn cùng lớp như tôi. Tùng có mái tóc và đôi mắt màu đen. Tôi có thể dám chắc rằng ỏ hai đặc điểm ấy, cậu thực sự là một bản sao của mẹ. Ngày xưa mái tóc và đôi mắt rất đen và đẹp của mẹ Tùng đã giúp bác đạt giải trong một cuộc thi sắc đẹp.

Tuy nhiên, đôi mắt và mái tóc chưa phải là nét tiêu biểu nhất cùa Tùng. Gặp Tùng, ai cũng dễ nhận ra khuôn mặt của cậu toát lên vẻ thông minh. Tùng ăn nói hoạt bát và lanh lợi. Vầng trán của cậu khá cao nhưng thường được giấu kin đáo đằng sau hàng tóc rủ. Nhìn chung khuôn mặt của Tùng rất dễ tạo ra cho chúng ta thiện cảm và rất dễ gần.

Tùng học giỏi nhất lớp nhưng không bao giờ tự kiêu. Cậu đơn giản và gần gũi với bạn bè ngay từ cách ăn mặc và sinh hoạt. Gia đình Tùng có điều kiện nhưng những bộ quần áo mà cậu mặc đến lớp hàng ngày hoặc mặc vào một dịp đi chơi nào đó bao giờ cũng rất giản dị. Cách ăn vận ấy khiến chúng tôi rất nể phục Tùng. Thế nhưng có lẽ điều tuyệt vời nhất ở cậu học trò mẫu mực này chính là vẻ đẹp trong lối sống. Tùng hòa nhã gần gũi với bạn bè. Tùng lễ phép, tôn trọng và nghe lời thầy cô giáo hay những người lớn tuổi, ở trong lớp, cậu rất biết nhún nhường. Tùng lại hay giúp đỡ những bạn học yếu hơn nên cả lớp ai cũng quý và thân thiết với cậu.

Ngần ấy năm học trôi qua, tình bạn của tôi và Tùng càng ngày càng sâu sắc. Mỗi buổi sáng hai dứa cùng cắp sách tới ưường, cùng học, cùng chơi lại cùng về trên con đường cũ. Buổi chiêu hai đứa lại dành thời gian cùng học nhóm, ở với Tùng tôi cũng học được bao điều quý giá. Vẫn biết không được trời phú cho cái tư chất như Tùng nhưng tôi vẫn thầm cảm ơn ông trời đã cho tôi một người bạn tốt. Có Tùng tôi tự tin học tập và san sẻ. Và ngược lại lúc nào Tùng cũng chia sẻ với tôi.

Người xưa từng nói: Bạn là của cải chứ không phải của cải là bạn. Và nếu trên đời này không còn tình bạn thì cuộc sống hẳn sẽ buồn tẻ và nhàm nhạt biết nhường nào. Tôi không định nghĩa được tình bạn nhưng kể từ ngày thân thiết với Tùng, tôi hiểu rất rõ, tình bạn là một thứ gì đó đáng trọng, thiêng liêng và cao quý vô cùng.

9 tháng 9 2016

Sau bữa cơm, gia đình tôi quây quần trong phòng khách. Bỗng tôi chợt nhớ đến chuyện sáng nay và muốn kể ngay cho bố mẹ nghe. Thế là tôi nhanh nhảu “Bố mẹ ơi, lớp con có chuyện này vui lắm. Con kể cho bố mẹ nghe nhé”. Bố mẹ tôi mỉm cười gật đầu, tôi hào hứng:

“Hôm nay, ở lớp con, cô giáo đã kể cho chúng con nghe một câu chuyện, vui và cảm động lắm. Câu chuyện vừa xảy ra vào ngày chủ nhật, hôm 20-11. Ba bạn Nga lớp con là bác sĩ, đồng thời là hội trưởng hội phụ phuynh của lớp. Chiều thứ 7, ngày 19-11, ba của bạn Nga ghé thăm cô và tặng cô một chục cam sành. Cô giáo con cảm ơn bác hội trưởng nhưng đã đem túi cam tặng lại cho thím Tư, một thím nghèo, sống cô đơn ở căn nhà nhỏ đầu hẻm. Ai ngờ, lần này, thím Tư thấy chục cam lớn quá, một mình ăn không hết, bèn mang đến tặng lại cho một người bà con đông con, nghèo hơn mình. Cả cô giáo, cả thím Tư lẫn người bà con nghèo của thím đều không giở kỹ túi cam nên không thấy một tấm thiệp nhỏ lọt giữa những quả cam sành to tướng, tấm thiệp do Nga cắt và ghi vào đó lời chúc mừng cô thật tình cảm”.

Tôi dừng lại, nghiêng mặt nhìn bố mẹ, cười lém lỉnh “Bố mẹ đoán thử chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?” Chưa đợi bố mẹ trả lời, tôi nói luôn “Bố mẹ chịu rồi phải không?” Để con kể tiếp nghe. Túi cam không dừng ở đó. Một lần nữa, nó lại “lên đường”, nhưng đi đâu? Hay lắm bố mẹ ơi. Để con kể tiếp cho cả nhà nghe nhé! Người bà con của thím Tư ai ngờ lại là bệnh nhân của ông bác sĩ, ba của Nga. Bà ấy rất biết ơn ông đã chữa cho bà ấy khỏi bệnh nhưng vì nhà nghèo, con đông, bà chưa có tiền mua quà đến cám ơn ông. May quá, thím Tư lại mang cho chục cam sành thật to. Thế là ngay sáng hôm sau, 20-11, người bà con thím Tư đã mang túi cam đến tặng ông bác sĩ”.

Cả nhà tôi vỗ tay tán thưởng. Hành trình của túi cam, trong câu chuyện kể của tôi thú vị quá. Nhưng, cái đáng chia sẻ nhất về túi cam giản dị, bé nhỏ, đó là nó trĩu nặng ân tình.

14 tháng 1 2018
  • Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ.Cố đô rồi lại tân đôNghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây.
  • Sông Tô một dải lượn vòng
Ấy nơi liệt sĩ anh hùng giáng sinh.Sông Hồng một khúc uốn quanhVăn nhân tài tử lừng danh trong ngoài.
  • Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui.Đường về xứ Lạng mù xa...Có về Hà Nội với ta thì về.
  • Sông Tô nước chảy quanh co
Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya...
  • Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh.Dừng chèo muốn tỏ tâm tìnhSông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu.
  • Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mònHỏi ai gây dựng nên non sông

này.

  • Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.Mịt mù khói tỏa màn sươngNhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
  • Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Kẻ Bưởi với anh thì về.Làng anh có ruộng tứ bềCó hồ tắm mát, có nghề quay tơ...
  • Hỡi cô mà thắt bao xanh
Có về Kim Lũ với anh thì về.Kim Lũ có hai cây đềCây cao bóng mát gần kề đôi ta.
  • Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Kẻ Vẽ với anh tìm về.Kẻ Vẽ có thói có lềKẻ Vẽ lại có nhiều nghề đâu hơn.
  • Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Phú Diễn với anh thì về.Phú Diễn có cây bồ đềCó sông tắm mát, có nghề ăn chơi...
  • Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.Bên bờ vải nhãn hai hàngDưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
  • Ai về Đào Xá vui thay
Xóm Bắc có chợ, xóm Tây có chùa.Xóm Đông có miếu thò vuaXóm Nam có bến đò đưa dập dìu...
  • Thứ nhất Hội Gióng, Hội Dâu
Thứ nhì Hội Bưởi, Hội Vó chẳng đâu vui bằng.
  • Thứ nhất là Hội Cổ Loa
Thứ nhì Hội Gióng, thứ ba Hội Chèm.
  • Ai ơi mồng chín tháng tư
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời.
  • Tháng giêng giỗ Thánh Sóc Sơn
Tháng ba giỗ Tổ Hùng Vương nhớ về.
  • Bỏ con bỏ cháu, không bỏ mồng sáu tháng giêng.
Mồng sáu tháng giêng là ngày hội Cổ Loa, hội đền Sóc.
  • Cha đánh mẹ treo cũng không bỏ chùa Keo ngày rằm.
  • Mỗi năm vào dịp xuân sang
Em về Triều Khúc xem làng hội xuân...
  • Nhớ ngày hăm ba tháng ba
Dân Trại ta vượt Nhị Hà thăm quê...Là hội làng Lệ Mật.
  • Lạy trời cho cả gió lên
Cho cờ vua Bình Định bay trên kinh thành.
  • Nhong nhong ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn.
  • Đống Đa ghi để lại đây
Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc Am.
  • Long thành bao quản nắng mưa
Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây...
  • Trời cao biển rộng đất dày
Núi Nùng, sông Nhị, chốn này làm ghi.
  • Làng Đam bán mắm tôm xanh
Làng Họa đan đó, làng Tranh quay guồng.Đông Phù cắp thúng đi buônĐông Trạch bán thịt, làng Om vặn thừng.Tương Trúc thì giỏi buôn sừngTự Khoát đan thúng, Vẹt từng làm quang...
  • Hỏi người xách nước tưới hoa
Có cho ai được vào ra chốn này.Và ướm lời hò hẹn:Hỡi cô đội nón ba tầmCó về Yên Phụ hôm rằm lại sang.Phiên rằm cho chính Yên QuangYêu hoa, anh đợi hoa nàng mới mua...
  • Văn minh đèn điện sáng lòe
Thông thương kỹ nghệ mọi bề chấn hưng.Chỉ cánh áo ngắn khốn cùngLàm lụng suốt tháng vẫn không đủ dùng.Bữa cơm, bữa cháo nhạt nhùngThôi đành nheo nhóc bọc đùm lấy nhau.
  • Ông quan ở huyện Thanh Trì
Miếng mỡ thì lấy, miệng bì thì chê.
  • Cha đời lính Tẩy, lính Tây
Hễ trông thấy gái giở ngay xì xồ...
  • Đốc Hà áo gấm, áo hoa
Mẹ tôi váy đụp đã ba, bốn tầng...
  • Trèo lên cây gạo cao gao
Lệ cheo làng Nhói độ bao nhiêu tiền?
  • Cheo thời có bẩy quan hai
Lệ làng khảo rể trăm hai mươi vồ.Thôi thôi tôi giã om côTiền cheo cũng nặng trăm vồ cũng đau!
  • Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An.
  • Chẳng thơm cũng thể hoa mai
Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh.
  • Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Chẳng thanh lịch cũng là người Thủ đô.
  • Hoa thơm, thơm lạ thơm lùng
Thơm cành, thơm rễ, người trồng cũng thơm.
  • Với cô hàng bỏng kẹo làng Lủ:
Mình từ làng kẹo mình raNên mình nói ngọt cho ta phải lòng.

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiêng Tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này

  • Và cả đến gánh rau làng Láng cũng phải:

... Mượn người lịch sự gánh lên Kinh kỳ.

14 tháng 1 2018
  • Thăng Long Hà Nội đô thành

Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ.

Cố đô rồi lại tân đô

Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây.

  • Sông Tô một dải lượn vòng

Ấy nơi liệt sĩ anh hùng giáng sinh.

Sông Hồng một khúc uốn quanh

Văn nhân tài tử lừng danh trong ngoài.

  • Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà

Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui.

Đường về xứ Lạng mù xa...

Có về Hà Nội với ta thì về.

  • Sông Tô nước chảy quanh co

Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya...

  • Nước sông Tô vừa trong vừa mát

Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh.

Dừng chèo muốn tỏ tâm tình

Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu.

  • Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non sông

này.

  • Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

Mịt mù khói tỏa màn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

  • Hỡi cô thắt lưng bao xanh

Có về Kẻ Bưởi với anh thì về.

Làng anh có ruộng tứ bề

Có hồ tắm mát, có nghề quay tơ...

  • Hỡi cô mà thắt bao xanh

Có về Kim Lũ với anh thì về.

Kim Lũ có hai cây đề

Cây cao bóng mát gần kề đôi ta.

  • Hỡi cô thắt lưng bao xanh

Có về Kẻ Vẽ với anh tìm về.

Kẻ Vẽ có thói có lề

Kẻ Vẽ lại có nhiều nghề đâu hơn.

  • Hỡi cô thắt dải lưng xanh

Có về Phú Diễn với anh thì về.

Phú Diễn có cây bồ đề

Có sông tắm mát, có nghề ăn chơi...

  • Làng tôi có lũy tre xanh

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.

Bên bờ vải nhãn hai hàng

Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.

  • Ai về Đào Xá vui thay

Xóm Bắc có chợ, xóm Tây có chùa.

Xóm Đông có miếu thò vua

Xóm Nam có bến đò đưa dập dìu...

  • Thứ nhất Hội Gióng, Hội Dâu

Thứ nhì Hội Bưởi, Hội Vó chẳng đâu vui bằng.

  • Thứ nhất là Hội Cổ Loa

Thứ nhì Hội Gióng, thứ ba Hội Chèm.

  • Ai ơi mồng chín tháng tư

Không đi hội Gióng cũng hư mất đời.

  • Tháng giêng giỗ Thánh Sóc Sơn

Tháng ba giỗ Tổ Hùng Vương nhớ về.

  • Bỏ con bỏ cháu, không bỏ mồng sáu tháng giêng.

Mồng sáu tháng giêng là ngày hội Cổ Loa, hội đền Sóc.

  • Cha đánh mẹ treo cũng không bỏ chùa Keo ngày rằm.
  • Mỗi năm vào dịp xuân sang

Em về Triều Khúc xem làng hội xuân...

  • Nhớ ngày hăm ba tháng ba

Dân Trại ta vượt Nhị Hà thăm quê...

Là hội làng Lệ Mật.

  • Lạy trời cho cả gió lên

Cho cờ vua Bình Định bay trên kinh thành.

  • Nhong nhong ngựa ông đã về

Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn.

  • Đống Đa ghi để lại đây

Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc Am.

  • Long thành bao quản nắng mưa

Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây...

  • Trời cao biển rộng đất dày

Núi Nùng, sông Nhị, chốn này làm ghi.

  • Làng Đam bán mắm tôm xanh

Làng Họa đan đó, làng Tranh quay guồng.

Đông Phù cắp thúng đi buôn

Đông Trạch bán thịt, làng Om vặn thừng.

Tương Trúc thì giỏi buôn sừng

Tự Khoát đan thúng, Vẹt từng làm quang...

  • Hỏi người xách nước tưới hoa

Có cho ai được vào ra chốn này.

Và ướm lời hò hẹn:

Hỡi cô đội nón ba tầm

Có về Yên Phụ hôm rằm lại sang.

Phiên rằm cho chính Yên Quang

Yêu hoa, anh đợi hoa nàng mới mua...

  • Văn minh đèn điện sáng lòe

Thông thương kỹ nghệ mọi bề chấn hưng.

Chỉ cánh áo ngắn khốn cùng

Làm lụng suốt tháng vẫn không đủ dùng.

Bữa cơm, bữa cháo nhạt nhùng

Thôi đành nheo nhóc bọc đùm lấy nhau.

  • Ông quan ở huyện Thanh Trì

Miếng mỡ thì lấy, miệng bì thì chê.

  • Cha đời lính Tẩy, lính Tây

Hễ trông thấy gái giở ngay xì xồ...

  • Đốc Hà áo gấm, áo hoa

Mẹ tôi váy đụp đã ba, bốn tầng...

  • Trèo lên cây gạo cao gao

Lệ cheo làng Nhói độ bao nhiêu tiền?

  • Cheo thời có bẩy quan hai

Lệ làng khảo rể trăm hai mươi vồ.

Thôi thôi tôi giã om cô

Tiền cheo cũng nặng trăm vồ cũng đau!

  • Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An.

  • Chẳng thơm cũng thể hoa mai

Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh.

  • Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Chẳng thanh lịch cũng là người Thủ đô.

  • Hoa thơm, thơm lạ thơm lùng

Thơm cành, thơm rễ, người trồng cũng thơm.

  • Với cô hàng bỏng kẹo làng Lủ:

Mình từ làng kẹo mình ra

Nên mình nói ngọt cho ta phải lòng.

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiêng Tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này

  • Và cả đến gánh rau làng Láng cũng phải:

... Mượn người lịch sự gánh lên Kinh kỳ.

Nhớ k mk nha!

17 tháng 1 2018

Tìm hiểu đề văn ''Chớ nên tự phụ''.

- Vấn đề cần nghị luận: tự phụ là tiêu cực, không nên tự phụ.- Đối tượng, phạm vi nghị luận: tính tự phụ của con người, tác hại của tính tự phụ trong cuộc sống.- Tính chất nghị luận (khuynh hướng tư tưởng cần thể hiện): phủ định, phê phán tính tự phụ.- Hướng triển khai (lập luận): làm rõ thế nào là tính tự phụ, những biểu hiện của nó trong cuộc sống →phân tích tác hại của tính tự phụ →nhắc nhở mọi người chớ nên tự phụ.Lập ý cho đề văn nghị luận: Đề văn ''Chớ nên tự phụ''. 
Câu 1: Xác lập luận điểm: 
- Trong cuộc sống không nên tự phụ - tự phụ gây tai hại lớnCâu 2:Tìm luận cứ:- Tự phụ là gì? (là tự cao tự đại, đề cao mình, coi thường người khác) - Vì sao chớ nên tự phụ (tự phụ không những có hại cho mình mà cho mọi người khác nữa)Câu 3: Xây dựng lập luận:- Bắt đầu bằng cách định nghĩa tính tự phụ.- Suy ra tác hại của tự phụ.- Đề cao lối sống hoà đồng, khiêm tốn, phê phán thói tự phụ.
17 tháng 1 2018

tham khảo bài mk nha !

Nếu ca dao là suối nguồn dân tộc, hướng ta đến cái chân, thiện, mĩ của cuộc đời thì tục ngữ là kho sách bề thế dạy cho ta trở thành người tốt, người khôn ngoan. Tục ngữ luôn cho ta những triết lý sống hay, rút ra kinh nghiệm trong cuộc sống và qua đó tôi biết rằng: “Con người có trăm tính tốt và muôn vàn thói xấu”. “Tự phụ” là thói xấu luôn làm tôi thất bại trong mọi hoàn cảnh, dù tôi là kẻ có sức lực đến cỡ nào, vì vậy mọi người chúng ta “chớ nên tự phụ”. Chúng ta hiểu gì, biết gì từ câu tục ngữ đó ?

“Tự phụ” là gì ? Tự phụ là tự cao, tự đại, tự đắc, đánh giá cao mình trước mặt người khác. “Tự phụ” là không biết lắng nghe, không chịu học hỏi, luôn coi mình là trên hết thiên hạ. Những người có tính tự phụ sẽ tự cho mình “có quyền” không tuân thủ các qui định, chuẩn mực đã có trong gia đình, tổ chức hoặc cộng đồng xã hội. Hai nhà nghiên cứu người Mỹ đã phán rằng: “Nếu những người tự tin sẽ có mức độ hướng ngại, hòa đồng, tự trọng và ngay thẳng cao hơn thì tính tự phụ thường gắn liền với sự ích kỉ và sự thổ thẹn. “Một thầy cô giáo luôn tự phụ về tài năng giảng dạy của mình.”

Tôi còn nhớ, chú kể với tôi sau khi giao lưu với người Nhật, và người Nhật ấy đã nói rằng: “Khi mười thằng Nhật phải sợ một người Việt Nam thì một ngày nào đó trong thi cử mười thằng Việt Nam sẽ sợ một thằng Nhật.” Tóm lại “tự phụ” là thói xấu luôn làm mọi người thất bại, bị mọi người xa lánh.

Vì sao con người có thói “tự phụ” ? Bởi cái tôi trong mỗi người luôn tồn tại. Thông thường tính “tự phụ” xuất hiện ở những người tài giỏi, thông minh. “Hắn biết mình thông minh, tài giỏi nên rất tự phụ.” Đồng thời do trình độ nhận thức không phù hợ, không chính xác nên dẫn đến hiện tượng tự đánh giá quá cao thành tích của mình trong mối quan hệ tổng hòa của gia đình, tổ chức cộng đồng hay toàn xã hội. Cuộc đời không ai hoàn hảo cả, ai cũng một lần đã tự trải qua trong cuộc đòi mình. Các bạn đã bao giờ hỏi: “Một đất nước mạnh mẽ, công nghệ tiên tiến như nước Mĩ đã không giành được sự thắng lợi trong cuộc xâm lược Việt Nam ta chưa ?” Một đất nước mạnh mẽ như Mĩ luôn có thói kiêu căng, tự phụ, luôn cho mình là kẻ thắng lợi, không bao giờ thất bại và cứ như thếMĩ đã chuốc lấy thất bại.

Vì sao “chớ nên tự phụ” ? Vì hiểu biết của một người không thể nào có thểđem so sánh với biển tri thức của nhân loại. “Điều ta biết chỉ là hạt cát nhỏ giữa sa mạc, là giọt nước giữa đại dương mênh mông.” Theo M.Captông đã từng nói: “Người nào tô điể mtheem vẽ quan trọng cho công việc tầm thường, thì người đó là kẻ tầm thường trong những việc quan trọng.” Còn hơn thế nữa, Paplôp đã khẳng định: “Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn đã biết tất cả mọi điều và dù người ta có đánh giá bạn cao đến đâu nữa, bạn vẫn phải luôn có lòng dũng cảm tự nhủ: ta là kẻ dốt nát. Đừng để tính tự ngạo, tự phụ xấm chiếm bạn. Vì nó, bạn có thểbướng bỉnh ở chỗ cần tán thành, vì nó, bạn sẽ từ chối lời khuyên có ích và sựgiúp đỡ thân ái, vì nó, bạn sẽ mất mức độ khách quan.” Tóm lại tôi đã rút ra được rằng: “Sống ở đời phải biết nhìn lên và không biết nhìn xuống.”

Tác hại của “tự phụ” như thế nào ? Người tự phụ không biết lắng nghe, không chị học hỏi, luôn tự thu mình trong vỏ ốc của cá nhân, nên dễ bị lạc hậu, chậm tiến. Người tự phụ không bao giờ nhận được sự yêu mến, nễ trọng của mọi người, mà thay vào đó là sự xa lánh, rùng rẫy, miệt khinh. Hơn thế nữa “tự phụ” là thói xấu có hại. Nó làm cho người ta ảo tượng về mình. Tài năng chỉ chút đỉnh nhưng lại tưởng mình là thiên tài, để rồi nảy sinh thói huênh hoang, khoác lác, hợm hĩnh đến mức lố bịch, đáng ghét. Kẻ tự phụ ngồi đâu cũng thích nói vềmình, khoe khoang cái mình có, thậm chí bịa đặt, thổi phồng cả những cái mình không hề có để thỏa mản tính thích hơn của con người. Vì không nhận thức đúng đắn về bản thân nên kẻ mắc bệnh “tự phụ” khó có thể thành công lâu dài và ít nhận được sự ủng hộ của số đông. Tính tự phụ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con người. Những người kiêu ngạo sẽ hình thành bức màn ngăn cách với thế giới bên ngoài.

Để khắc phụ thói tự phụ mọi người chúng ta phải: sống khiêm nhường, hòa đồng với mọi người. Luôn biết lắng nghe, không ngừng học hỏi. Dám phê bình và tự phê bình bản thân mình, không nên dấu dốt. Biết tán thưởng thành tích của người khác, biết giá trị của tính đồng đội để hòa nhập được với bạn bè. Khi gặp thất bại, bạn hãy luôn luôn nhớ rằng: “Thất bại luôn là bài học tốt cho sự thành công sau này.” Phải sớm tránh xa khỏi ánh hào quang của những lời khen ngợi. “Mình cao còn có người khác cao hơn, không ai hoàn hảo cả.” Chúng ta phải coi, tu dưỡng bản thân đức tính khiêm tốt. “Khiêm tốn là một loại nhân đức tu chỉnh thói tự phụ.” Phải cố gắng luyện tập đức khiêm tón dù khó khăn cách mấy cũng chẳng ngại ngùng. Thời gian và sự bền bỉ rất càn thiết cho việc bỏ bớt tính tự phụ. Chúng ta không thể biến đổi bản chất của thói tự phụ trong mốt sớm một chiều.

Làm sao có thể kể hết được nội dung của thói “tự phụ”. Bởi vì nó quá sâu xa và triết lý. Nó giống như chiếc máy dự báo được tương lai, nó chỉ cho ta biết mộ phần cốt lõi nào đó về thói tự phụ, khuyên răng ta “chớ nên tự phụ”. Tôi – bản thân là một học sinh, luôn tạo đứng tính khiêm tốn, không nên tự phụ trong công việc họt tập. Nếu ai đã tập được đức khiêm tốn thì khi đó trước mắt ta ánh lên màu hồng hạnh phúc, một nụ cười hài lòng và đầy kiêu hãnh.