K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2018

Bạn có thể vào đây tham khảo nhé https://cunghocvui.com/ nhiều môn khác cũng có rất bổ íchh

19 tháng 12 2018

Bố thường nói: "Đứa con có mẹ, con người có quê" để dạy chúng tôi phải biết nhớ về cội nguồn. Và mỗi dịp nghỉ hè, bố đều cho chúng em về thăm quê.

Mỗi lần về quê, em rất vui. Quê em ở vùng biển nên khí hậu luôn trong lành. Quê em còn nghèo nhưng người dân nơi đây sống rất gần gũi và thân thiện. Mỗi lần được về quê, em được các bác chiều chuộng và yêu quý vô cùng. Em được theo các bác ra cánh đồng muối. Em rất thích nhìn những cánh đồng muối trắng xóa. Em chợt nhớ đến câu chuyện cổ tích "con yêu cha như thịt với muối". Em thấy muối tuy rất rẻ nhưng lại rất quý. Ngồi trong túp lều nhìn các bác làm muối, em thấy được sự vất vả, khó nhọc để làm ra được những hạt muối trắng. Bố em bảo: "Mỗi hạt muối được kết tinh từ vị mặn của nước biển và vị chát của mồ hôi người làm muối". Có những hôm em được các anh chị cho ra biển chơi. Đứng trước biển rộng mênh mông em thấy thật thích thú. Em không thích tắm vì sợ uống nước, mà nước biển thì mặn chát, chẳng khác gì khi súc miệng nước muối vào buổi tối. Em không thích tắm biển mà chỉ thích lội nước ở ven bờ, chỉ thò chân xuống, cho nước biển ngập bàn chân. Em thích đùa nghịch trên cát hơn. Đặc biệt là công việc xây lâu đài cát thì thú vị vô cùng. Em thích xây những lâu đài thật cao, thật đẹp. Em còn đi nhặt những vỏ ốc trên biển về trang trí cho lâu đài của mình. Vậy mà chỉ một đợt thủy triều dâng lên, sóng xô vào bờ, cuốn theo cả lâu đài cát của em. Những khi như vậy, em lại khóc vì tiếc Công, các anh chị lại thi nhau dỗ dành. Về quê, em còn có dịp được ngắm mặt trời lặn và cảnh mặt trời mọc trên biển, đón chào một ngày mới. Chỉ có ở quê, trước khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, em mới có thể được ngắm trăng và sao, những buổi đêm, em thường năm ra hè, đầu gối lên bà và nghe bà kể chuyện. Vừa nghe bà kể, vừa ngắm nhìn hàng vạn ngôi sao đang sáng lấp lánh trên nền trời. Gió thổi qua hàng cau rì rào. Khung cảnh thanh bình này không bao giờ có ở thành phố. Thành phố tuy đông vui, nhộn nhịp nhưng lúc nào cũng ồn ào bởi âm thanh của xe cộ, của những phương tiện hiện đại. Cuộc sống ở quê thật thú vị. Em biết thêm nhiều điều lý thú và bổ ích qua những lần ra đồng muối, những lần ra biển chơi hay những trò chơi dân gian như thả diều, đá bóng trên những bãi cỏ rộng mênh mông.

Bao giờ cũng vậy, cứ đến ngày phải về Hà Nội là em lại khóc. Em không muốn về, chỉ muốn ở quê chơi với ông, với bà, với các bác, các anh chị và các bạn. Dù mọi người có dỗ thế nào, em vẫn cứ khóc và bao giờ cũng nói xong tiếng nấc: "Hè năm sau, nhất định cháu sẽ lại về quê". Mỗi một lần về quê, em lại khám phá ra bao điều lý thú.

1Em đã học những thể loại truyện dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6 tập 12Hãy tìm hiểu qua sách báo( hoặc hỏi cha mẹ anh chị) xem quê hương (thôn xã huyện thị tỉnh thành phố) nơi mình đang sống có thể có loại truyện dân gian đã học ở trên không Nếu có hãy ghi lại và nắm chắc nội dung của một vài chuyện để thể hiện rõ màu sắc địa phương nhất3 những truyện dân gian của quê...
Đọc tiếp

1Em đã học những thể loại truyện dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1

2Hãy tìm hiểu qua sách báo( hoặc hỏi cha mẹ anh chị) xem quê hương (thôn xã huyện thị tỉnh thành phố) nơi mình đang sống có thể có loại truyện dân gian đã học ở trên không Nếu có hãy ghi lại và nắm chắc nội dung của một vài chuyện để thể hiện rõ màu sắc địa phương nhất

3 những truyện dân gian của quê hương em có gì giống và có gì khác với truyện dân gian đã học trong sách Ngữ Văn 6 tập 1

4ngoài các câu chuyện dân gian quê hương em còn có các sinh hoạt văn hóa dân gian( chọi gà ,chọi trâu, chơi đu ,đấu vật, hội thi bánh giầy ,hội quận hội hát quan họ nào độc đáo nhất)

5tập kể lại một truyện dân gian Hay giới thiệu một trò chơi dân gian địa phương mà em thích

0
27 tháng 2 2023

 

Văn bản

Nội dung

Thể loại

Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

“Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương” là các bài ca dao nhắc đến những địa danh, danh lam thắng cảnh, đặc sản, sản vật, lịch sử,... của dân tộc từ Bắc vào Nam. Qua đó khơi dậy tình yêu, niềm tự hào với thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người của tác giả dân gian. 

Ca dao

Việt Nam quê hương ta

Thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, của những con người lao động cần cù, chịu khó, truyền thống đấu tranh bất khuất và lòng chung thuỷ, sự tài hoa của con người Việt Nam.

Thơ lục bát

1 tháng 12 2017

Trong kho tàng văn học của Việt Nam, em thích nhất là câu chuyện “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” vì đó là một trong những câu chuyện tiêu biểu cho thể loại truyền thuyết. Truyện khái quát để chúng ta hiểu thêm về việc An Dương vương xây thành và chế tạo nỏ thần cũng như giúp chúng ta hiểu thêm về mối tình bi kịch giữa Mị Châu -Trọng Thủy và nguyên nhân mất nước Âu Lạc của An Dương Vương.

An Dương Vương là vua nước Âu Lạc. Khi vua xây thành, hễ đắp tới đâu lại lỡ tới đấy nên vua bèn lập đàn trai giới cầu thần. Đến ngày mồng bảy tháng ba, bỗng thấy có một cụ già từ phương đông tới, vua lập tức mời vào và hỏi chuyện. Cụ già nói rằng sẽ có sứ Thanh Giang tới giúp nhà vua xây thành rồi ra về. Ngày hôm sau, có một con Rùa Vàng từ phương đông lại và tự xưng là sứ Thanh Giang đến giúp vua. Nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng mà chỉ trong vòng nửa tháng, thành đã được xây xong. Thành có hình trôn ốc nên được gọi là Loa thành. Sau ba năm, Rùa Vàng từ biệt ra về. An Dương Vương suy nghĩ về việc giữ nước nên đã hỏi ý kiến của Rùa Vàng. Rùa Vàng bèn trao cho nhà vua móng vuốt của mình và dặn vua hãy lấy đó làm lẫy nỏ.

Một thời gian sau, Triệu Đà đem quân sang xâm lược, vua bèn lấy nỏ thần ra bắn. Quân của Triệu Đà thua to, bèn cầu hòa. Chính nhờ yếu tố thần kì về Rùa Vàng đã giúp An Dương Vương đạt được ý nguyện chính đáng mà cũng phù hợp với ý nguyện của nhân dân, của trời đất.

Chẳng bao lâu sau, Triệu Đà cầu hôn. An Dương Vương gả con gái của mình là Mị Châu cho con trai của Đà là Trọng Thủy. Trọng Thủy lừa Mị Châu cho coi lẫy rời làm một cái khác thay thế cho vuốt Rùa Vàng. Trọng Thủy nói dối Mị Châu để chạy về phương Bắc. Sau khi có được nỏ thần, Triệu Đà đem quân sang xâm chiếm. An Dương Vương chủ quan nên đã bị thất bại. Ta thấy được bi kịch mất nước Âu Lạc là do sự chủ quan của An Dương Vương và Mị Châu. An Dương Vương làm mất nước do chủ quan, khinh địch, mất cảnh giác với kẻ thù. Mị Châu đã mất cảnh giác khi cho Trọng Thủy xem nỏ thần. Mị Châu đã đặt chữ tình, đặt nặng trách nhiệm của một người vợ lên trên quốc gia, dân tộc. Lời kết tội của Rùa Vàng: “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó” đại diện cho công lí, đứng trên quyền lợi của nhân dân, tổ quốc để phán xét hành động vô tình phản quốc của Mị Châu. Khi chém chết Mị Châu, An Dương Vương đã đứng vào quyền lợi của quốc gia, tổ quốc để phán xét Mị Châu.Từ việc mất nước Âu Lạc, ta rút ra được bài học là cần phải biết xử lí đúng đắn mối quan hệ chung va riêng, cá nhân và nhà nước. Mị Châu đã không đặc trách nhiệm lên trên tình cảm để rồi gây ra việc mất nước.

Sau khi giết chết Mị Nương, An Dương Vương đã cầm sừng tê bảy tất rẽ nước theo Rùa Vàng đi xuống biển. Sự việc này chứng tỏ rằng An Dương Vương không chết trong lòng của nhân dân, có được sự tôn trọng, ủng hộ của nhân dân.

Trọng Thủy sau khi chiếm được nước Âu Lạc đã lần theo dấu lông ngỗng mà Mị Châu đã rắc từ trước. Khi đến nơi quân Đà không thấy bóng dáng gì trừ xác của Mị Châu. Trọng Thủy thương tiếc Mị Châu vô cùng để rồi một lần tưởng thấy bong giáng Mị Châu dưới giếng nên lao đầu xuống dưới mà chết. Người đời sau cho rằng khi lấy ngọc ở biển Đông mà rửa tại giếng này thì ngọc sẽ sang thêm. Chi tiết này cho chúng ta thấy được cái nhìn bao dung của nhân dân.

Thông qua hình tượng nhân vật và những chi tiết hư cấu trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” nhân dân ta đã giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc. Qua đó nhân dân ta muốn nên lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.

1 tháng 12 2017

Mình sẽ đóng vai vào nhân vật Lang Liêu (nhân vật mình thích nhất)

                                                          Bài làm

Ta là Lang Liêu, vốn là con trai thứ mười tám của vua Hùng. Gia đình ta rất nghèo. Vì mẹ mất sớm, nên một mình ta lủi thủi với ruộng vườn để làm ra hạt lúa, củ khoai nuôi thân. So với các hoàng tử khác, ta là kẻ ít được sự nuông chiều của vua cha. Cũng nhờ sự siêng năng cần cù mà ta luôn gặp may mắn, hạnh phúc trong cuộc đời.

Số là, một hôm cha gọi tất cả các con và triều để chầu, cha nói rằng lâu nay thấy người không được khoẻ, có thể cái chết đến ngày một ngày hai, nên người có ý định truyền ngôi báu. Vua cha phán rằng:

- Tới ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa lòng ta thì ta sẽ cho người ấy ngôi báu để tiếp tục xứng đáng sự nghiệp của tiền nhân.

Những hoàng tử anh em của ta mặt mày hồng hào, quần áo sang trọng hớn hở ra về. Còn ta, với bộ quần áo bạc phếch mưa nắng quê kệch trở về nhà trong nỗi buồn và những ý nghĩ rối như tơ. Biết làm sao đây khi trong tay chỉ có cái cày, mảnh ruộng và các thứ tầm thường của con nhà nông? Ta nhìn những cái vựa chứa lúa vàng óng, nhìn những bó hành củ và những miếng thịt heo ướp muối treo trên bếp mà lắc đầu chán nản. Ta không nghĩ tới và cũng không dám nghĩ tới ngôi báu của vua cha, nhưng ta chỉ sợ phụ lòng cha già, phụ lòng các đấng Tiên Vương mà ta kính quý.

Trong lúc các anh em đang lên rừng xuống biển tìm của ngon vật lạ thì ta trằn trọc suốt đêm này qua đêm khác. Một hôm, ta thiếp đi thì thấy thần hiện lên báo mộng. Thần nói với ta là lấy chính những sản phẩm mà mình làm ra để làm bánh. Thần bày cho làm hai thứ một loại hình vuông một loại hình tròn, bên ngoài là gạo nếp và bên trong là thịt mỡ, hành...

Đến ngày lễ, giữa khói nhang thơm lừng, trên bàn thờ của các đấng tiên Vương là biết bao thứ sơn hào hải vị, những nem công chả phụng. Toàn là những món quý hiếm mà chỉ có vua chúa mới được thưởng thức.

Vua cha nếm tất cả các món với thái độ điềm tĩnh, nhưng đến cái mâm gỗ sơn son của ta thì người cầm từng chiếc bánh lên và suy nghĩ rất lâu. Rồi người tươi tỉnh mặt mày gọi các quần thần lại chia mỗi người mỗi miếng. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha của ta nói:

- Lang Liêu quả là người con có hiếu. Nó làm cái bánh tròn này là tượng trưng cho Trời, cái bánh vuông là tượng trưng cho Đất. Các thứ thịt mỡ, đậu, lá vông và nếp gạo đều là sản phẩm của Đất Trời. Lá vông bọc ngoài còn muôn nói đến sự đùm bọc, chắc nó nghĩ đến cái bọc trứng kì diệu mà ông bà tố Tiên Rồng của chúng ta đã đẻ ra.. Lang Liêu thật xứng đáng cho ta chọn đế đẹp lòng các vị Tiên Vương. À, ta cũng đặt tên hai loại bánh này là bánh chưng và bánh giày đó!

Ta đã nói đến các cháu về sự lên ngôi của ta như thế. Đứa cháu đích tôn đã nói với những đứa khác rằng:

- Các em hãy noi gương ông nội, ông lên ngôi không phải xuất thân từ một vị hoàng tử sung sướng mà từ nhưng người nông dân chăm chỉ làm lụng. Tuy ông nghèo nhưng tình cảm hiếu thảo với vua cha và các Tiên Vương thì thật là đáng quý. Chúng ta phải theo gương ông không phải ỷ thế con cháu nhà vua mà quên lao động, quên sống sao cho có đạo đức.

- Vậy là kể từ dạo đó, tết nào trong nhân dân cũng làm bánh chưng bánh giày hả ông? - Một cháu hỏi ta.

- Đúng vậy, kể từ hôm lên ngôi ta đã truyền trong dân gian tục lệ ấy - Ta nghiêm trang nói với các cháu ta những lời như thế!

1. Cách kể bằng lời nói về một sự việc của bản thân1a) Em đã từng kể cho ai nghe những chuyện vui , buồn của mình? . Theo em, để người nghe hiểu được câu chuyện thì cần phải kể như thế nào ?b) Lập dàn ý cho 1 trong các đề sau:(1) Kể lại 1 chuyến về quê.(2) Kể về 1 cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn.(3) Kể về 1 cuộc đi thăm di tích lịch sử.(4) Kể về 1 chuyến ra thành phố.Đề...
Đọc tiếp

1. Cách kể bằng lời nói về một sự việc của bản thân

1a) Em đã từng kể cho ai nghe những chuyện vui , buồn của mình? . Theo em, để người nghe hiểu được câu chuyện thì cần phải kể như thế nào ?

b) Lập dàn ý cho 1 trong các đề sau:

(1) Kể lại 1 chuyến về quê.

(2) Kể về 1 cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn.

(3) Kể về 1 cuộc đi thăm di tích lịch sử.

(4) Kể về 1 chuyến ra thành phố.

Đề bài: Kể về 1 chuyến về quê.

- Mở bài : + Nêu lí do về quê

+ Về quê cùng với ai ?

- Thân bài: + Nêu cảm xúc trên đường về thăm quê

+ Cảnh vật của quê hương hiện ra như thế nào ?

+ Gặp gỡ những ai ở quê ( họ hàng ruột thịt, hàng xóm láng giềng,....)?

+ Những sinh hoạt tại nhà người thân ở quê là gì?. Thái độ, tình cảm của người dân quê hương như thế nào ?

- Kết bài : + Ngày chia tay quê hương để trở về nhà diễn ra như thế nào ?

+ Cảm xúc đối với quê hương.

Phần 1a mình cần gấp nhé!thanks mn

 

1
19 tháng 10 2018

lập dàn ý cho bài kể lại kỉ niệm vui hoặc buồn đó

14 tháng 1 2018

Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài.

Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.

Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.

Nhớ tk mk nha

19 tháng 12 2016

Đóng vai nhân vật Lang Liêu kể lại truyện Bánh chưng bánh giày.

Bài làm:

Ta là Lang Liêu, vốn là con trai thứ mười tám của vua Hùng. Gia đình ta rất nghèo. Vì mẹ mất sớm, nên một mình ta lủi thủi với ruộng vườn để làm ra hạt lúa, củ khoai nuôi thân. So với các hoàng tử khác, ta là kẻ ít được sự nuông chiều của vua cha. Cũng nhờ sự siêng năng cần cù mà ta luôn gặp may mắn, hạnh phúc trong cuộc đời.

Số là, một hôm cha gọi tất cả các con và triều để chầu, cha nói rằng lâu nay thấy người không được khoẻ, có thể cái chết đến ngày một ngày hai, nên người có ý định truyền ngôi báu. Vua cha phán rằng:

- Tới ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa lòng ta thì ta sẽ cho người ấy ngôi báu để tiếp tục xứng đáng sự nghiệp của tiền nhân.

Những hoàng tử anh em của ta mặt mày hồng hào, quần áo sang trọng hớn hở ra về. Còn ta, với bộ quần áo bạc phếch mưa nắng quê kệch trở về nhà trong nỗi buồn và những ý nghĩ rối như tơ. Biết làm sao đây khi trong tay chỉ có cái cày, mảnh ruộng và các thứ tầm thường của con nhà nông? Ta nhìn những cái vựa chứa lúa vàng óng, nhìn những bó hành củ và những miếng thịt heo ướp muối treo trên bếp mà lắc đầu chán nản. Ta không nghĩ tới và cũng không dám nghĩ tới ngôi báu của vua cha, nhưng ta chỉ sợ phụ lòng cha già, phụ lòng các đấng Tiên Vương mà ta kính quý.

Trong lúc các anh em đang lên rừng xuống biển tìm của ngon vật lạ thì ta trằn trọc suốt đêm này qua đêm khác. Một hôm, ta thiếp đi thì thấy thần hiện lên báo mộng. Thần nói với ta là lấy chính những sản phẩm mà mình làm ra để làm bánh. Thần bày cho làm hai thứ một loại hình vuông một loại hình tròn, bên ngoài là gạo nếp và bên trong là thịt mỡ, hành...

Đến ngày lễ, giữa khói nhang thơm lừng, trên bàn thờ của các đấng tiên Vương là biết bao thứ sơn hào hải vị, những nem công chả phụng. Toàn là những món quý hiếm mà chỉ có vua chúa mới được thưởng thức.

Vua cha nếm tất cả các món với thái độ điềm tĩnh, nhưng đến cái mâm gỗ sơn son của ta thì người cầm từng chiếc bánh lên và suy nghĩ rất lâu. Rồi người tươi tỉnh mặt mày gọi các quần thần lại chia mỗi người mỗi miếng. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha của ta nói:

- Lang Liêu quả là người con có hiếu. Nó làm cái bánh tròn này là tượng trưng cho Trời, cái bánh vuông là tượng trưng cho Đất. Các thứ thịt mỡ, đậu, lá vông và nếp gạo đều là sản phẩm của Đất Trời. Lá vông bọc ngoài còn muôn nói đến sự đùm bọc, chắc nó nghĩ đến cái bọc trứng kì diệu mà ông bà tố Tiên Rồng của chúng ta đã đẻ ra.. Lang Liêu thật xứng đáng cho ta chọn đế đẹp lòng các vị Tiên Vương. À, ta cũng đặt tên hai loại bánh này là bánh chưng và bánh giày đó!

Ta đã nói đến các cháu về sự lên ngôi của ta như thế. Đứa cháu đích tôn đã nói với những đứa khác rằng:

- Các em hãy noi gương ông nội, ông lên ngôi không phải xuất thân từ một vị hoàng tử sung sướng mà từ nhưng người nông dân chăm chỉ làm lụng. Tuy ông nghèo nhưng tình cảm hiếu thảo với vua cha và các Tiên Vương thì thật là đáng quý. Chúng ta phải theo gương ông không phải ỷ thế con cháu nhà vua mà quên lao động, quên sống sao cho có đạo đức.

- Vậy là kể từ dạo đó, tết nào trong nhân dân cũng làm bánh chưng bánh giày hả ông? - Một cháu hỏi ta.

- Đúng vậy, kể từ hôm lên ngôi ta đã truyền trong dân gian tục lệ ấy - Ta nghiêm trang nói với các cháu ta những lời như thế!