K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề thi Trạng Nguyên nhỏ tuổi lớp 4 môn Tiếng Việt

Sau đây mời các em học sinh lớp 4 tham gia thử sức với Đề Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 Vòng 19 năm 2016 do VnDoc sưu tầm và biên tập nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh có nguồn tài liệu học tập tốt nhất. Mời các em tham gia làm bài trực tuyến!

Mời các bạn theo dõi Đề Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 Vòng 19 năm 2016 qua video tại đây!

Mời cá em tham khảo thêm: Đề Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 Vòng 18 năm 2016

  • Bài 1: Phép thuật mèo con.Hãy ghép 2 ô trống chứa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành cặp đôi.
    Đề Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 Vòng 19 năm 2016
  • Con 
  • Khỉ 
  • Miêu 
  • Chân lý 
  • Nhà thơ 
  • Mộc 
  • Thiên địa 
  • Chuột 
  • Ming nguyệt 
  • Thâm nghiêm 
  • Bài 2: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn. 
  • Câu hỏi 1:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: 
    "Hãy lo bền chí câu .............. Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai."

     
  • Câu hỏi 2:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Cùng nghĩa với từ “dũng cảm” là “can đảm”, trái nghĩa với từ dũng cảm là từ ..................

     
  • Câu hỏi 3:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: 
    "Lá bàng đang đỏ ngọn cây 
    Sếu .............. mang lạnh đang bay ngang trời."

     
  • Câu hỏi 4:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: 
    "Tiên học lễ, hậu học ..............."

     
  • Câu hỏi 5:

    Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống: Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi được gọi là trung ..............

     
  • Câu hỏi 6:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: 
    “Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa 
    Tia nắng ............ nháy hoài trong ruộng lúa”?

     
  • Câu hỏi 7:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau trong bài “Trống Đồng Đông Sơn”: “Trống đồng Đông Sơn đa đạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống bao giờ cũng có hình .............. nhiều cánh tỏa ra xung quanh.”

     
  • Câu hỏi 8:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: 
    “Người ngắm trăng soi ngoài cửa ............
    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”

     
  • Câu hỏi 9:

    Điền tên dấu thích hợp để hoàn thành định nghĩa sau: Dấu .............. chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

     
  • Câu hỏi 10:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: 
    "Người có chí thì nên, nhà có ............ thì vững."

     
  • Bài 3. Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn. Nếu CHỌN đáp án em hãy click chuột vào ô tròn trước đáp án. 
  • Câu hỏi 1:

    Trong các từ sau, từ nào không cùng kiểu cấu tạo với các từ còn lại?

    • luồn lách
    • len lỏi
    • rì rào
    • thưa thớt
  • Câu hỏi 2:

    Đùm bọc, giúp đỡ, nhường nhịn, san sẻ cho nhau trong khó khăn, hoạn nạn, là nghĩa của câu thành ngữ nào?

    • Cày sâu cuốc bẫm
    • Chân lấm tay bùn
    • Ba chìm bẩy nổi
    • Nhường cơm sẻ áo
  • Câu hỏi 3:

    Tác giả nào đã viết những câu thơ sau: 
    “Tiếng ngọc trong veo 
    Chim gieo từng chuỗi 
    Lòng chim vui nhiều 
    Hót không biết mỏi.”?

    • Huy Cận
    • Trần Đăng Khoa
    • Phạm Tiến Duật
    • Nguyễn Khoa Điềm
  • Câu hỏi 4:

    Nghĩa của “hòa” trong “hòa ước” giống nghĩa của “hòa” trong từ nào dưới đây ?
     

     
  • Câu hỏi 5:

    "Thân em xưa ở bụi tre. Mùa đông xếp lại, mùa hè mở ra." Là cái gì?

    • Quạt giấy
    • Quạt mo
    • Quạt điện
    • Quạt nan
  • Câu hỏi 6:

    Tác giả nào đã viết những câu thơ sau : 
    “Mẹ rằng : Quê mẹ, Bảo Ninh 
    Mênh mông sóng biển, lênh đênh mạn thuyền 
    Sớm chiều, nước xuống triều lên 
    Cực thân từ thuở mới lên chín mười.”?

    • Huy Cận
    • Phạm Tiến Duật
    • Tố Hữu
    • Nguyễn Khoa Điềm
  • Câu hỏi 7:

    Câu “Cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi.” là loại câu gì?

    • Câu kể
    • Câu khiến
    • Câu hỏi
    • Câu cảm
  • Câu hỏi 8:

    Trong câu: “Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển khơi”, bộ phận nào là chủ ngữ?

    • Tàu chúng tôi
    • Chúng tôi
    • Biển khơi
    • Buông neo
  • Câu hỏi 9:

    Chỉ ra từ khác kiểu cấu tạo với các từ còn lại?

    • Liêu xiêu
    • Phiêu diêu
    • Thiêu thiếu
    • Mỹ miều
  • Câu hỏi 10:

    Trạng ngữ “Phía trên bờ đê” trong câu “Phía trên bờ đê, bọn trẻ chăn trâu thả diều, thổi sáo.” dùng để chỉ gì?
     

    • nguyên nhân
    • phương tiện
    • thời gian
    • nơi chốn
1
10 tháng 4 2021
  • Bài 1: Phép thuật mèo con.

    Hãy ghép 2 ô trống chứa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành cặp đôi.
    Đề Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 Vòng 19 năm 2016

  • Con

    Tử

  • Khỉ

    Hầu

  • Miêu

    Mèo

  • Chân lý

    Lẽ phải

  • Nhà thơ

    Thi gia

  • Mộc

    Cây

  • Thiên địa

    Trời đất

  • Chuột

    Thử

  • Ming nguyệt

    Trăng sáng

  • Thâm nghiêm

    Sâu kín

  • Bài 2: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

  • Câu hỏi 1:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
    "Hãy lo bền chí câu .............. Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai."

    cua
  • Câu hỏi 2:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Cùng nghĩa với từ “dũng cảm” là “can đảm”, trái nghĩa với từ dũng cảm là từ ..................

    hèn nhát
  • Câu hỏi 3:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
    "Lá bàng đang đỏ ngọn cây
    Sếu .............. mang lạnh đang bay ngang trời."

    giang
  • Câu hỏi 4:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
    "Tiên học lễ, hậu học ..............."

    văn
  • Câu hỏi 5:

    Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống: Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi được gọi là trung ..............

    thành
  • Câu hỏi 6:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
    “Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
    Tia nắng ............ nháy hoài trong ruộng lúa”?

    tía
  • Câu hỏi 7:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau trong bài “Trống Đồng Đông Sơn”: “Trống đồng Đông Sơn đa đạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống bao giờ cũng có hình .............. nhiều cánh tỏa ra xung quanh.”

    ngôi sao
  • Câu hỏi 8:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
    “Người ngắm trăng soi ngoài cửa ............
    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”

    sổ
  • Câu hỏi 9:

    Điền tên dấu thích hợp để hoàn thành định nghĩa sau: Dấu .............. chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

    hai
  • Câu hỏi 10:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
    "Người có chí thì nên, nhà có ............ thì vững."

    nền
  • Bài 3. Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn. Nếu CHỌN đáp án em hãy click chuột vào ô tròn trước đáp án.

  • Câu hỏi 1:

    Trong các từ sau, từ nào không cùng kiểu cấu tạo với các từ còn lại?

    • luồn lách
    • len lỏi
    • rì rào
    • thưa thớt
  • Câu hỏi 2:

    Đùm bọc, giúp đỡ, nhường nhịn, san sẻ cho nhau trong khó khăn, hoạn nạn, là nghĩa của câu thành ngữ nào?

    • Cày sâu cuốc bẫm
    • Chân lấm tay bùn
    • Ba chìm bẩy nổi
    • Nhường cơm sẻ áo
  • Câu hỏi 3:

    Tác giả nào đã viết những câu thơ sau:
    “Tiếng ngọc trong veo
    Chim gieo từng chuỗi
    Lòng chim vui nhiều
    Hót không biết mỏi.”?

    • Huy Cận
    • Trần Đăng Khoa
    • Phạm Tiến Duật
    • Nguyễn Khoa Điềm
  • Câu hỏi 4:

    Nghĩa của “hòa” trong “hòa ước” giống nghĩa của “hòa” trong từ nào dưới đây ?
     

    Hòa nhau Hòa tan Hòa nhạc Hòa bình
  • Câu hỏi 5:

    "Thân em xưa ở bụi tre. Mùa đông xếp lại, mùa hè mở ra." Là cái gì?

    • Quạt giấy
    • Quạt mo
    • Quạt điện
    • Quạt nan
  • Câu hỏi 6:

    Tác giả nào đã viết những câu thơ sau :
    “Mẹ rằng : Quê mẹ, Bảo Ninh
    Mênh mông sóng biển, lênh đênh mạn thuyền
    Sớm chiều, nước xuống triều lên
    Cực thân từ thuở mới lên chín mười.”?

    • Huy Cận
    • Phạm Tiến Duật
    • Tố Hữu
    • Nguyễn Khoa Điềm
  • Câu hỏi 7:

    Câu “Cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi.” là loại câu gì?

    • Câu kể
    • Câu khiến
    • Câu hỏi
    • Câu cảm
  • Câu hỏi 8:

    Trong câu: “Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển khơi”, bộ phận nào là chủ ngữ?

    • Tàu chúng tôi
    • Chúng tôi
    • Biển khơi
    • Buông neo
  • Câu hỏi 9:

    Chỉ ra từ khác kiểu cấu tạo với các từ còn lại?

    • Liêu xiêu
    • Phiêu diêu
    • Thiêu thiếu
    • Mỹ miều
  • Câu hỏi 10:

    Trạng ngữ “Phía trên bờ đê” trong câu “Phía trên bờ đê, bọn trẻ chăn trâu thả diều, thổi sáo.” dùng để chỉ gì?
     

    • nguyên nhân
    • phương tiện
    • thời gian
    • nơi chốn
Bài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.Câu hỏi 1:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chết ........... còn hơn sống nhục.Câu hỏi 2:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Rộng lượng, thứ tha cho người có lỗi được gọi là ...........Câu hỏi 3:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chết đứng còn hơn sống ............Câu hỏi 4:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Thong thả và được yên ổn, không...
Đọc tiếp

Bài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.

Câu hỏi 1:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chết ........... còn hơn sống nhục.

Câu hỏi 2:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Rộng lượng, thứ tha cho người có lỗi được gọi là ...........

Câu hỏi 3:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chết đứng còn hơn sống ............

Câu hỏi 4:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Thong thả và được yên ổn, không phải khó nhọc, vất vả thì gọi là ...........

Câu hỏi 5:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Vượt hẳn lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen về phẩm chất, tinh thần thì được gọi là ...........

Câu hỏi 6:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong các công việc chung thì được gọi là ...............

Câu hỏi 7:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Không giữ kín, mà để mọi người đều có thể biết thì được gọi là ...........

Câu hỏi 8:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Mạnh bạo, gan góc, không sợ nguy hiểm thì được gọi là ..........

Câu hỏi 9:

Điền từ hô ứng thích hợp vào chỗ trống: Gió ......... to, con thuyền càng lướt nhanh trên mặt biển.

Câu hỏi 10:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì được gọi là ...........

Bài 2: Phép thuật mèo con.

Hãy ghép 2 ô trống chứa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành đôi.
Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 5 Vòng 18 năm học 2016

Dương

Khuyển

Gió

Mây

Tẩu

Điền

Địa

Lão

Đồng

Trạch

Bài 3: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu hỏi 1:

Từ “mực” trong các từ “mực nước biển”, “lọ mực”, “cá mực” “khăng khăng một mực”, có quan hệ với nhau như thế nào?

  • Đồng âm
  • Đồng nghĩa
  • Trái nghĩa
  • Nhiều nghĩa

Câu hỏi 2:

Trong các từ sau, từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ
"Gió khô ô ...
Gió đẩy cánh buồm đi
Gió chẳng bao giờ mệt!"

  • Đồng ruộng
  • Cửa sổ
  • Cửa ngỏ
  • Muối trắng

Câu hỏi 3:

Trong các cặp từ sau, cặp nào là cặp từ đồng nghĩa?

  • béo - gầy
  • biếu - tặng
  • bút - thước
  • trước - sau

Câu hỏi 4:

Những câu thơ sau do tác giả nào viết ?
"Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy."

  • Nguyễn Thi
  • Nguyễn Đình Thi
  • Đoàn Thị Lam Luyến
  • Lâm Thị Mỹ Dạ

Câu hỏi 5:

Trong câu thơ “Sao đang vui vẻ ra buồn bã/ Vừa mới quen nhau đã lạ lùng.” có những từ trái nghĩa nào?

  • Vui – buồn
  • Mới – đã
  • Vui vẻ - buồn bã và quen – lạ lùng
  • Đang vui – đã lạ lùng

Câu hỏi 6:

Trong các từ sau, những từ nào là từ láy?

  • Bạn bè, bạn đường, bạn đọc
  • Hư hỏng, san sẻ, gắn bó
  • Thật thà, vui vẻ, chăm chỉ
  • Giúp đỡ, giúp sức

Câu hỏi 7:

Trong các từ sau, từ nào chỉ trạng thái yên ổn, tránh được rủi ro, thiệt hại?

  • an toàn
  • an ninh
  • an tâm
  • an bài

Câu hỏi 8:

Trong đoạn thơ sau, có những cặp từ trái nghĩa nào?
"Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa"

  • Bay, sa, thoảng
  • Trong- đục
  • Trong - đục, khoan - mau
  • Sa nửa vời – mau sầm sập

Câu hỏi 9:

Từ "ông" trong câu” Thời gian như lắng đọng khi ông mãi lặng yên đọc đi, đọc lại những dòng chữ nguệch ngoạc của con mình” thuộc loại từ gì?

  • đại từ
  • động từ
  • danh từ
  • tính từ

Câu hỏi 10:

Trong các câu sau, câu nào có từ “bà” là đại từ?

  • Bà Lan năm nay 70 tuổi.
  • Bà ơi, bà có khỏe không?
  • Tôi về quê thăm bà tôi.
  • Tiếng bà dịu dàng và trầm bổng.
1
13 tháng 6 2020

Câu 1 :

Vinh

Câu 2:

Khoan dung

Câu 3 :

quỳ

Câu 4:

bình yên

Câu 5:

cao thượng

câu 6:

năng nổ

Câu 7

công khai

Câu 8

dũng cảm

Câu 9

càng

Câu 10

truyền thống

Bài 3 :

Câu 1 : đồng âm

Câu 2: cửa sổ

Câu 3: biếu-tặng

Câu 4 :Nguyễn Đình Thi

Câu 5 : Vui vẻ - buồn bã và quen – lạ lùng

Câu 6:Thật thà, vui vẻ, chăm chỉ

Câu 7: an toàn

Câu 8: trong -đục  ; khoan - mau

Câu 9:đại từ

Câu 10:Bà ơi, bà có khỏe không?

23 tháng 3 2020

Câu 1: Các bài thi của Nguyễn Hiền vượt xa các học trò của thầy vì bài của chú chữ tốt văn hay.

Câu 2: Qua nội dung bài đọc, em học tập ở Nguyễn Hiền những đức tính là ý chí vượt khó, tinh thần tự học, quyết tâm cao để đạt được hành quả tốt đẹp.

Câu 3: Chú bé rất ham thả diều.

                             VN

Câu 4: Trong bài đọc “Ông trạng thả diều” có hai từ láy, đó là: đom đóm, vi vu.

Đặt câu:

- Tiếng sáo vi vút trên cao.

2 tháng 2 2019

Đáp án A

13 tháng 4 2022

A nhỉ?

                                                                                   Tập làm văn :  Đề bài 1 :   Các bạn hãy kể một câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh ( hay còn gọi là Bác Hồ ) có lời mở đầu bài bằng hình thức mở bài gián tiếp và kết thúc bài bằng hình thức kết bài mở rộng . Đề bài 2 :  Các bạn hãy kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca ( sách GK Tiếng Việt 4 , tập 1 ,...
Đọc tiếp

                                                                                   Tập làm văn : 

 Đề bài 1 :   Các bạn hãy kể một câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh ( hay còn gọi là Bác Hồ ) có lời mở đầu bài bằng hình thức mở bài gián tiếp và kết thúc bài bằng hình thức kết bài mở rộng .

 Đề bài 2 :  Các bạn hãy kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca ( sách GK Tiếng Việt 4 , tập 1 , trang 55 ) bằng lời của cậu bé An - đrây - ca sao cho chi tiết nhất .

 Đề bài 3 :  Các bạn hãy kể lại câu chuyện " Vua tàu thủy " Bạch Thái Bưởi ( sách GK Tiếng Việt 4 , tập 1 , trang 115 ) bằng lời của một chủ tàu người Hoa hoặc bằng lời của một chủ tàu người Pháp .

 Đề bài 4 :  Các bạn hãy kể lại câu chuyện Vẽ trứng ( sách GK Tiếng Việt 4 , tập 1 , trang 121 ) bằng lời của nhà danh họa , nhà điêu khắc , kiến trúc sư , kĩ sư , nhà bác học lớn vào Thời đại Phục Hưng Lê - ô - nác - đô đa Vin - xi .

 Đề bài 5 :  Các bạn hãy kể lại câu chuyện Văn hay chữ tốt ( sách GK Tiếng Việt 4 , tập 1 , trang 129 ) bằng lời của chiến sĩ yêu nước Cao Báo Quát .

 Đề bài 6 :  Các bạn hãy kể lại câu chuyện Ông Trạng thả diều ( sách GK Tiếng Việt 4 , tập 1 , trang 104 ) bằng lời của thầy đồ sống cùng làng mà Nguyễn Hiền từng học hồi 6 tuổi .

               Các bạn nhớ viết lại , sửa chữa lại bài văn cho đúng đề rồi gửi cho mình nha . Cảm ơn các bạn nhiều !                    

Mình xin lỗi các bạn , do tại mình mới học lớp 4 nên các đề này toàn là kiến thức của học kỳ I , lớp 4 không à . Các bạn thông cảm nhé !

5
16 tháng 11 2018

Nhok ơi nhiều wá viết rak thì cả tối à!

16 tháng 11 2018

Đề 2: 

                Tham khảo bải này bạn nhé:

Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.

Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm !...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.

Bước vào phòng ông, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:

-  Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.

                                                Học tốt!


 

17 tháng 10 2019
  Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ?
Định nghĩa

- CN trả lời câu hỏi: Ai (con gì) ?

- VN trả lời câu hỏi: Là gì ?

- VN do động từ, cụm động từ tạo thành

- CN trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?

- VN trả lời câu hỏi: Thế nào ?

- VN do tính từ, động từ, cụm tính từ, cụm động từ tạo thành

- CN trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

- VN trả lời câu hỏi: là gì ?

- VN do danh từ, cụm danh từ tạo thành

Ví dụ Phương đang làm bài tập Lá sen to, xập xòe như một cây dù nhỏ bé và xinh xẻo Lê là học sinh lớp 4B
18 tháng 4 2018

nhút nhát

18 tháng 4 2018

cảm ơn

7 tháng 3 2018

1, Dòng sông chảy hiền hòa giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô

2, Bạn Lan lớp em rất hiền từ

3, Ba em luôn  nhìn em với cặp mắt nhân ái

4, Cụ già ấy là một người hiền từ

7 tháng 3 2018

Dòng sông chảy hiền hòa giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô

Bạn Lan lớp em rất hiền lành

Ba em luôn nhìn em với cặp mắt hiền từ

Cú già ấy là một người nhân ái

4 tháng 9 2017

x. Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể.

Đọc thầm và làm bài tập:BÀI KIỂM TRA KÌ LẠHôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra.Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho mỗi đứa ba đề bài khác nhau rồi nói:- Đề thứ nhất kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng là đề khó, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai tương đối khó, điểm...
Đọc tiếp


Đọc thầm và làm bài tập:
BÀI KIỂM TRA KÌ LẠ
Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra.
Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho mỗi đứa ba đề bài khác nhau rồi nói:
- Đề thứ nhất kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng là đề khó, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai tương đối khó, điểm cao nhất là 8. Với đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm 6. Các em được quyền chọn một trong ba đề này.
Tôi quyết định chọn đề thứ hai cho “chắc ăn”. Các bạn khác trong lớp phần lớn cũng chọn đề thứ hai. Số học yếu hơn thì chọn đề thứ ba.
Một tuần sau, thầy trả bài. Cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn đề nào thì được điểm tối đa của đề đó, bất kể đúng sai. Tôi tự hỏi: “Chẳng lẽ thầy bận đến mức không kịp chấm bài ?”
Lớp trưởng rụt rè đứng lên:
- Thưa thầy, vì sao lại thế ạ? Thầy mỉm cười:
- Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của các em. Các em ai cũng ước mơ đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ đó thành sự thật. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.
Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học: Hãy biết ước mơ và vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.
Theo Linh Nga
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng và đủ nhất hoặc viết tiếp câu trả lời vào chỗ chấm cho phù hợp:

1. Vì sao cả lớp ngạc nhiên khi thầy giáo phát đề kiểm tra?
a. Vì ngay trong tiết học mở đầu năm học mới thầy đã cho cả lớp làm bài kiểm tra.
b. Vì thầy cho ba đề với độ khó và điểm tối đa khác nhau để mỗi người tự chọn.
c. Vì thầy ra đề kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng dạng đề lại khó.
2. Phần đông học sinh trong lớp chọn đề nào?
a. Phần đông chọn đề thứ nhất.
b. Phần đông chọn đề thứ hai.
c. Số học yếu hơn thì chọn đề thứ ba.
3. Vì sao cả lớp ngạc nhiên khi nhận lại bài kiểm tra mà thầy giáo trả? a. Vì không một ai được điểm 10, kể cả những người học giỏi nhất.
b. Vì không một ai bị điểm kém, kể cả những người học yếu nhất.
c. Vì ai cũng đạt điểm tối đa của đề đã chọn, bất kể đúng sai.
4. Qua bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo, các bạn rút ra được bài học gì? a. Hãy biết ước mơ và vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.
b. Hãy chọn những đề kiểm tra khó nhất vì sẽ được điểm cao.
c. Hãy chọn những đề kiểm tra vừa phải cho hợp với sức mình.
5. Câu Tôi quyết định chọn đề thứ hai cho “chắc ăn”, dấu ngoặc kép
được dùng để làm gì?
a. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Để dẫn lời nói gián tiếp của nhân vật.
c. Để đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
6. Có thể chuyển xuống dòng câu “Chẳng lẽ thầy bận đến mức không
kịp chấm bài?” và thay dấu ngoặc kép bằng dấu gạch ngang đầu
dòng không?Vì sao?
a. Không, vì đó không phải là câu đối thoại.
b. Có, vì đó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
c. Không, vì đó là lời nói gián tiếp của nhân vật.
7. Dòng nào ghi đúng các động từ trong câu “Cả lớp càng ngạc nhiên
hơn khi ai chọn đề nào thì được điểm tối đa của đề đó.” ? a. Ngạc nhiên, tối đa, được
b. Ngạc nhiên, chọn, được
c. Ngạc nhiên, tối đa, chọn
8. Tiếng nào dưới đây không có đủ 3 bộ phận:
a. là
b. ước
c. mơ
9. Viết lại các tên riêng viết sai trong các tên sau:
Mát-xcơ va; Tô-ki-ô; anbe anh-xtanh
.....................................................................................
 

0