Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
3.
Hình ảnh về quê hương trong bài thơ(chùm khế ngọt, đường đi học…) là những hình ảnh gần gũi, giản dị, thân thuộc với mỗi con người . Những hình ảnh thơ cho ta thấy quê hương không phải là những gì lớn lao mà là những kỉ niệm gắn bó với quá trình trưởng thành của mỗi con người vì vậy quê hương giản dị nhưng rất đỗi thiêng liêng.Các biện pháp nghệ thuât: Câu hỏi tu từ, so sánh, dùng câu khảng định. Tác dụng tạo nhịp điệu, tạo cho lời thơ tha thiết, giàu hình tượng . Nghệ thuật so sánh độc đáo nhằm khảng định sự duy nhất của quê hương. Dùng câu khảng định để khắc sâu vào tâm khảm chúng ta một nhận thức: không nhớ quê hương thì không đủ tư cách làm người.
2.
Khi nhắc đến nhà thơ trữ tình chính trị hàng đầu của thơ ca Việt Nam , hẳn ai cũng biết đến Tố Hữu . Ông là nhà văn lớn , nhà thơ lớn của dân tộc , là cây bút xuất sắc của cách mạng Việt Nam . Thơ ông biểu hiện về lẽ sống lớn , tình cảm lớn , niềm vui lớn của người cách mạng . Đặc biệt , thơ ông đi sâu khai thác đời sống chính trị của đất nước tới tâm tư , tình cảm , cuộc đời hoạt động cách mạng của bản thân . Một trong những bài thơ biểu hiện rõ nhất cuộc đời cách mạng của ông là bài thơ : Từ Ấy.
"Từ Ấy " là bài thơ rất hay , đặc biệt bởi đây là bài thơ đánh dấu cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà thơ . THáng 7 năm 1938 , Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương . Ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với cảm xúc , suy tư sâu sắc Tố Hữu viết nên "Từ Ấy " . Bài thơ nằm trong phần " Máu Lửa " của tập "Tư Ấy " . Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản . Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng , các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu .
" Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim "
Đó chính là giây phút ông nhận ra lẽ sống lớn , là giây phút " Mặt trời chân lí chói qua tim " . Bắt gặp được lẽ sống , lí tưởng cách mạng soi sáng , chỉ đường , làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ . Với những hình ảnh ẩn dụ : nắng hạ , mặt trời chân lí , chói qua tim . Tố Hữu đã khẳng định một lí tưởng cách mạng : Đảng là mặt trời chân lí tỏa ra lẽ phải, sự đúng đắn , soi đường đưa cả dân tộc thoát khỏi ách nô lệ . Cũng như mặt trời của tự nhiên ,, tạo hóa tạo ra sức sống , ánh sáng , tỏa hơi ấm cho vạn vật . Bên cạnh đó , bằng cách sử dụng những động từ mạnh : bừng , chói . Tác giả muốn nhấn mạnh lên một điều rằng : ánh sáng cách mạng chính là ánh sáng chân lí , đã làm thức tỉnh lòng yêu nước nồng nàn trong lòng mỗi người con dân tộc Việt .
" Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim "
Chính giây phút bắt gặp lí tưởng cách mạng cũng là giây phút của hương thơm và ánh sáng . Tố Hữu đón nhận lí tưởng như cỏ cây , hoa lá , đón nhận ánh sáng mặt trời . Trong khi băn khoăn tìm kiếm lẽ đời , tác giả đã bắt gặp ánh sáng cách mạng . Được giác ngộ lí tưởng cao đẹp của Đảng , tác giả thêm tràn đấy sức sống , thêm yêu đời , thêm yêu người . Và nó cũng khiến tâm hồn nhà thơ thêm kiên định và thêm tràn đầy niềm tin với tâm trạng say sưa , náo nức , rộn ràng của một trái tim nhiệt huyết .
Bên cạnh đó , tác giả còn sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngư dân tộc . Bằng cách sử dụng thể thơ thất ngôn , làm âm điệu trở nên trạng trọng . Cách ngắt nhịp trong bài tạo ra tính nhạc : Từ ấy / trong tôi / bừng nắng hạ ... làm cho bài thơ thêm hay , thể hiện đúng tâm trạng của nhà thơ .
Câu 1:
- Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là không được kiêu căng trước ưu điểm của mình đối với khuyết điểm của người khác .
- Không nên học theo những việc làm của Dế Mèn vì có là 1 đức tính xấu , do nông nổi nhất thời mà đã hại chết Dế Choắt . Làm cho mọi người có cái nhìn không tốt về phía mình
Câu 2:
-Tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh
+Ngỡ ngàng -> hãnh diện -> xấu hổ
- Nếu có 1 người em gái như vậy , em sẽ động viên tinh thần để giúp em mình tiếp tục phát huy tài năng hội họa này .
Câu 3 :
So sánh
- Sau trận bão , chân trời , ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi
- Mặt trời nhú lên dần dần như lòng đỏ của 1 quả trứng thiên nhiên
Nhân hóa
- Chú cá heo đang tập bơi cùng mẹ
-Ông mặt trời đang từ từ leo lên đỉnh núi
Ẩn dụ
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Hoán dụ
- Ngày Ngày Dòng người di trong thương nhớ
Kết tràn Hoa dâng 79 mùa xuân
--Ngày ngày mặt trời đi qua trong lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
1. - Bài học đường đời đầu tiên là một bài học nói về sự kiêu ngạo và trịch thượng của Dế Mèn cùng nhiều tính cách khác là gây ra cái chết cho Dế Choắt.
- Theo em, thì có cái nên học và cái không nên học. Những điều nên học là: ăn uống điều độ,........................ Còn những việc không nên làm là: kiêu căng, trịch thượng,.............................
2. - Khi nhìn vào bức tranh thì người mà mình hay cáu gắt, ghen tị lại là một người thương yêu mình nhất. Anh còn không ngờ rằng bức tranh em gái vẽ không phải là mình mà là một người khác.
- Em sẽ luôn yêu quý anh và tôn trọng anh nhưng khi anh cáu gắt hay giận dỗi gì với mình thì mình không cần trách móc anh vì mình biết là anh sẽ mãi yêu thương đứa rm nhỏ này.
3. - So sánh :
+ Từ các lớp, học sinh ùa ra như bầy ong vỡ tổ
+ Ngoái vườn, các bạn nữ đang choi nhảy dây, những bước nhảy uyển chuyển như những nghệ sĩ múa chuyên nghiệp.
- Nhân hóa :
+ Ngoài đồng, các anh chị cây lúa ngả vào nhau như đang thì thầm trò chuyện
+ Những anh chào mào đởm dáng.
- Ẩn dụ
+ Những hàng râm bụt nảy lên những đốm lủa hồng.
+ Mặt trời đi qua những hàn cây xanh.
- Hoán dụ :
+ Anh ta là một tay súng trong quân đội.
+ Anh ấy là có chân trong đội tuyển bóng đá.
Em tham khảo:
Tác giả sử dụng dụng biện pháp so sánh hùng tráng, bất ngờ ví “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ.
- Phép so sánh đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng. Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió. 1điểm1điểm
- Một loạt từ : Hăng, phăng, vượt... được diễn tả đầy ấn tượng khí thế hăng hái, dũng mãnh của con thuyền ra khơi. 0.5điểm0.5điểm
- Việc kết hợp linh hoạt và độc đáo các biện pháp so sánh, nhân hóa , sử dụng các động từ mạnh đã gợi ra trước mắt người đọc một phong cảch thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân làng chài.
Hiện nay vai trò của cây tre có thể giảm bớt trong đời sống của con người nhưng tre vẫn là người bạn đồng hành chung thủy vì những phẩm chất của nó đã trở thành biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, tượng trưng cho sự cao quý của dân tộc Việt Nam.
Biện pháp so sánh bằng cặp từ quan hệ "bao nhiêu" - "bấy nhiêu"
Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc.
- Nỗi nhớ sâu sắc của người cháu dành cho ông bà đã khuất của mình.
- Nhắc nhở người đọc đạo lý "uống nước nhớ nguồn", trân trọng người ông, người bà của mình.
a) - Trích từ văn bản: Đêm nay Bác không ngủ
- Tác giả: Minh Huệ
b)
- Biện pháp ẩn dụ: ''Người Cha''- ẩn dụ hình ảnh Bác Hoof
- Tác dụng: Nhằm thể hiện tình yêu thương của Bác đối với mọi người, Bác luôn luôn coi mọi người như là con cháu của Bác.
a)
Hai khổ thơ trên được trích từ văn bản " Đêm nay bác không ngủ " của Minh Huệ.
b
* Đêm nay Bác không ngủ:
(1) Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
- BPTT: ẩn dụ (Người Cha).
⇒ Tình cảm yêu thương các anh chiến sĩ chủa Bác như người cha dành cho con mình.