Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đó là 1 câu tục ngữ khá quen thuộc. Theo mình thì câu này nghĩa đen ko có j` phải jải thích nữa vì cái chính là nghĩa bóng. Câu này dùng những khái niệm "giấy" và "lề" để ẩn dụ 1 điều khác (còn nếu bạn hỏi là tại sao giấy rách thì phải giữ lấy lề thì mình cũng chịu ko biết nói thế nào :D). Vì trong câu này ông bà mình lấy hình ảnh "giấy" để ẩn dụ về số phận,cuộc đời mỗi con người. Nó cũng như 1 bản lí lịch,ghj lại những j` đã xảy ra và cách ứng xử cũng như kết quả của nó trong cuộc đời họ. Trong cuộc sống, phim ảnh hay báo đài, hình ảnh tờ giấy trắng để nói về cuộc đời trong sạch của con người ta là rất phổ biến. VD như khi có ai đó phạm tội, người ta có thể nói là đã có "vết nhơ" (hoặc vết dơ,tì vết), văn hoa hơn thì có người nói là tờ giấy đã bị ố màu v..v...(có rất nhiều VD khác nữa). Còn "lề" để ẩn dụ về bản chất hay những đức tính tốt đẹp của con người. Giấy và lề luôn luôn gắn liền với nhau, song hành cùng nhau. Nhưng vì 1 lí do nào đấy mà tờ giấy đã ko còn được nguyên vẹn thì cũng phải cố gắng giữ được cái "lề". Nói cách khác thì đó là dù cho con người ta có bị sa ngã hay rơi vào những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt thì cũng phải cố mà giữ cho được cái gốc tốt đẹp của mình,cái "thiện" trong mỗi chúng ta vì khj sinh ra ko có ai là người xấu cả.
Bên cạnh đó,câu tục ngữ này cũng đc dùng trong rất nhiều trường hợp với con gái. Ngoài tính chất răn dạy, nó còn mang ý nghĩa ẩn dụ của tấm thân người con gái.Nếu sự trong trắng đã không còn thì cũng vẫn phải giữ được tính nết và vẻ đẹp tâm hồn, ko đc để nó cũng bị xé rách theo tờ giấy. Các bà,các mẹ vẫn thường hay nói câu đó để dạy bảo, hướng con cháu mình vào lối suy nghĩ cũng như quan niệm đúng đắn về nhân cách con người. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng ko được làm mất điều đó. Giấy rách phải giữ lấy lề thực sự là 1 câu rất hay trong rất nhiều câu tục ngữ của kho tàng tục ngữ Việt Nam, tiêu biểu cho tính cô đọng, giàu tính biểu cảm và ý nghĩa cho ngôn ngữ Việt Nam.
Con người luôn luôn phải rèn luyện và tạo cho mình những thói quen tốt, chính vì vậy trong cuộc sống ngày nay chúng ta thấy rất nhiều những cử chỉ thể hiện được những điều tốt đẹp đó, cuộc sống của mỗi con người cần phải được rèn luyện và rèn giũa mỗi ngày. Như dân gian đã có câu giấy rách phải giữ lấy lề.
Giấy rách phải giữ lấy lề nghĩa đen của nó nói về giấy dùng để viết, dùng cho học sinh hoặc dùng cho con người viết cái việc gì đó nhưng cho dù đến khi nó rách đi thì cũng cần phải giữ lấy lề để cho cuốn sách nhìn nó đẹp và có giá trị hơn. Nhưng những hình ảnh đó đã thể hiện qua hành động gọn gàng và sự cẩn thận của con người với tất cả các sự việt xung quanh họ. Những đức tính đó không chỉ tạo cho họ những thói quen tốt mà tạo cho họ những nề nếp sống gia phong gọn gàng, hợp lý, ngăn nắp.
Những truyền thống đó đã được mọi người rất coi trọng và đó là cách sống của con người từ xưa đến nay, mỗi chúng ta từ xưa đến nay luôn luôn được rèn luyện những phẩm chất đạo đức và tác phong sống gọn gàng. Dân gian thường có câu nhà sạch thì mát bát sạch ngon, dù có nghèo đói nhưng chúng ta cũng phải giữ cho bát đũa luôn sạch đẹp, gọn gàng, những phép gọn gàng ngăn nắp đó sẽ làm cho chúng ta có những thói quen tốt và nó tạo nên cho chúng ta một con người có giá trị. Con người chúng ta cần phải hiểu được giá trị của câu tục ngữ này để từ đó có những cách hiểu và hành động đúng cho cuộc sống của mình có ý nghĩa và giá trị hơn.
Con người nên rèn luyện cho mình những thói quen tốt, cần cẩn thận gọn gàng và ngăn nắp có như vậy cuộc sống củ họ mới trong lành và có nhiều giá trị. Tạo dựng những thói quen đó phải được rèn luyện từ bé và cần làm những điều đó để làm cho con người họ có đức tính tốt. Nhà sạch thì bát đó cũng là câu nói về sự gọn gàng, sạch sẽ, nhà sạch sẽ giúp thoáng mát, cuộc sống của chúng ta sẽ có nhiều ý nghĩa hơn, trong lành hơn, tốt cho sức khỏe, bát sạch cũng ngon cơm, mỗi đồ dùng sinh hoạt của mình, nếu mình có ý thức giữ gìn và sử dụng nó hợp lý thì nó sẽ trở nên vô cùng hữu ích và có giá trị hơn rất nhiều lần.
Câu tục ngữ trên có giá trị to lớn, về mặt ý nghĩa nó đúng với mọi thời đại, trong xã hội ngày nay, khi chúng ta đang dần phải bon chen với công viê cuộc sống nhiều hơn, thời gian dành cho gia đình cũng bị hạn chế, chính vì vậy việc dọn dẹp cho nhà cửa được sạch sẽ tinh tươm là điều rất khó khăn, bởi đi làm về đã rất là mệt và họ không có nhiều thời gian chuẩn bị gọn gàng những đồ đạc đó là, đấy là lý do về mặt cuộc sống, nhưng rồi nếu họ biết tận dụng thời gian và làm những việc gọn gàng ngăn nắp từ đầu thì việc đó sẽ không còn là trở ngại lớn nữa.
Cũng giống như câu tục ngữ mà dân tộc ta hay sử dụng giấy rách phải giữ lấy lề, dù có rách và nát nhưng cái nề sách là vô cùng quan trọng, không phải nó có giá trị to lớn, mà câu đó lnos còn ý thức cho mỗi chúng ta nên sống có ý thức có những tác phong trong cuộc sống hơn, nhiều người cũng phải tạo dựng được điều đó, sự cẩn thận, ngăn nắp và thói quen gọn gàng là những đức tính cực kì cần thiết của mỗi con người. Nó như một bài học kinh nghiệm sống cho mỗi chúng ta từ xưa đến nay, trong cuộc sống của chúng ta những điều đó là một động lực sống, một kinh nghiệm đã được đúc kết và là nguồn sáng để chúng ta khai sáng những vón kinh nghiệm mới cho chính cuộc sống của chính mình, mỗi con người là một tấm gương chúng ta nên sống như thế nào cho cuộc sống của chúng ta trong lành và lành mạnh.
Trong cuộc sống chúng ta cũng gặp rất nhiều người có những thói quen đó, dường như việc đó làm cho con người họ thêm phần ý nghĩa, cuộc sống xung quanh ngăn nắp, tạo cho họ một môi trường sống thoáng mát và có lợi cho sức khỏe. Dù có nghèo đói nhưng những thói quen đấy vẫn luôn luôn hiện hữu và có trong con người của họ. Nó là kim chỉ nan soi sáng và để lại nhiều bài học có giá trị cho mỗi con người, chúng ta nên học hỏi và phát huy nó mỗi ngày, bởi đó là một cuộc sống có ý nghĩa.Bên cạnh những người luôn gọn gàng cẩn thận thì có người hay buông thả, đó là những thói quen làm cho họ ngày càng trở nên xấu đi và nó sẽ ăn mòn đi tiềm thức trong sáng có trong con người của họ.
Câu tục ngữ trên đã mang ý nghĩa nhắc nhở mỗi con người chúng ta nên cẩn thận và giữ gìn những điều đáng quý trong cuộc sống của mình tạo nên những thói quen tốt cho bản thân, ngày càng cải thiện và rèn luyện mạnh mẽ và có ý nghĩa hơn.
Đó là 1 câu tục ngữ khá quen thuộc. Theo mình thì câu này nghĩa đen ko có j` phải jải thích nữa vì cái chính là nghĩa bóng. Câu này dùng những khái niệm "giấy" và "lề" để ẩn dụ 1 điều khác (còn nếu bạn hỏi là tại sao giấy rách thì phải giữ lấy lề thì mình cũng chịu ko biết nói thế nào :D). Vì trong câu này ông bà mình lấy hình ảnh "giấy" để ẩn dụ về số phận,cuộc đời mỗi con người. Nó cũng như 1 bản lí lịch,ghj lại những j` đã xảy ra và cách ứng xử cũng như kết quả của nó trong cuộc đời họ. Trong cuộc sống, phim ảnh hay báo đài, hình ảnh tờ giấy trắng để nói về cuộc đời trong sạch của con người ta là rất phổ biến. VD như khi có ai đó phạm tội, người ta có thể nói là đã có "vết nhơ" (hoặc vết dơ,tì vết), văn hoa hơn thì có người nói là tờ giấy đã bị ố màu v..v...(có rất nhiều VD khác nữa). Còn "lề" để ẩn dụ về bản chất hay những đức tính tốt đẹp của con người. Giấy và lề luôn luôn gắn liền với nhau, song hành cùng nhau. Nhưng vì 1 lí do nào đấy mà tờ giấy đã ko còn được nguyên vẹn thì cũng phải cố gắng giữ được cái "lề". Nói cách khác thì đó là dù cho con người ta có bị sa ngã hay rơi vào những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt thì cũng phải cố mà giữ cho được cái gốc tốt đẹp của mình,cái "thiện" trong mỗi chúng ta vì khj sinh ra ko có ai là người xấu cả.
Bên cạnh đó,câu tục ngữ này cũng đc dùng trong rất nhiều trường hợp với con gái. Ngoài tính chất răn dạy, nó còn mang ý nghĩa ẩn dụ của tấm thân người con gái.Nếu sự trong trắng đã không còn thì cũng vẫn phải giữ được tính nết và vẻ đẹp tâm hồn, ko đc để nó cũng bị xé rách theo tờ giấy. Các bà,các mẹ vẫn thường hay nói câu đó để dạy bảo, hướng con cháu mình vào lối suy nghĩ cũng như quan niệm đúng đắn về nhân cách con người. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng ko được làm mất điều đó. Giấy rách phải giữ lấy lề thực sự là 1 câu rất hay trong rất nhiều câu tục ngữ của kho tàng tục ngữ Việt Nam, tiêu biểu cho tính cô đọng, giàu tính biểu cảm và ý nghĩa cho ngôn ngữ Việt Nam.
Câu 1:
câu tục ngữ thuộc chủ đề tự nhiên và lao động sản xuất:
-Lợn đói một đêm không bằng tằm đói một bữa
câu thuộc chủ đề con người-xã hội :
-Giấy rách phải giữ lấy lề
-Ăn nhai, nói nghĩ
-.Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa
Câu 2:
PTBD:biểu cảm
Câu 3:
Ca dao thường rút gọn thành phần: chủ ngữ
Vì :
+Để giúp câu ngắn gọn
+Dễ truyền đạt
+Khiến người đọc dễ hiểu hơn
Tham khảo nha em:
“Đói cho sạch, rách cho thơm” là tục ngữ mà ông cha ta đã truyền lại bao đời nay. Tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh đối xứng từ những hình ảnh gần gũi để đề cao đạo lý về giữ gìn nhân phẩm trong sạch của con người. Đối với mỗi chúng ta, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta phải giữ nó thật “trắng”. Khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm hoen ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Trong những lúc cuộc sống khốn khó nhất, chúng ta vẫn phải giữ gìn nhân phẩm thơm ngát ngàn đời, không sa vào tội lỗi. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Chúng ta hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, một cuộc sống vì mọi người và cũng vì chính chúng ta.
THAM KHẢO
Tục ngữ là những câu nói của dân gian thường ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ và được vận dụng vào đời sống, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những câu nói đó như để gửi gắm một thông điệp cuộc sống, một bài học đạo lý, một triết lí sống mà ông cha ta đã đúc kết được, một bài học coi trọng nhân phẩm, giữ gìn những giá trị tốt đẹp mà mình đang có trước những cám dỗ, cạm bẫy của cuộc đời. Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" là một trong những câu tiêu biểu mang đậm tính nhân văn nói về vấn đề này.
Trước hết, ta cần hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" là như thế nào? "Đói cho sạch" ý nói dù có đói khát thì cũng nên ăn sạch, không ăn bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của con người. Còn "rách cho thơm" ý nói quần áo không lành lặn thì cũng phải giữ cho chúng sạch sẽ, thơm tho, không được để quần áo bẩn thỉu hay có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến người xung quanh. Hai từ "cho" được nhắc lại ở hai vế có nghĩa là giữ lấy, nhắc nhở quyết tâm bảo vệ một cách trọn vẹn.
Tuy nhiên, nếu như chỉ dừng ở lớp nghĩa thực như vậy thì câu tục ngữ sẽ không có sự sâu sắc mà "Đói cho sạch, rách cho thơm" còn có ý nghĩa sâu xa, tế nhị hơn: Dù cuộc sống có bần cùng, khốn khổ, thiếu thốn, khó khăn đến đâu đi chăng nữa cũng phải giữ gìn cho mình một tâm hồn trong sạch, lương thiện, nhân cách cao cả. Câu tục ngữ không chỉ đơn thuần là nói đến cái đói, cái rách mà còn nói lên một chân lí, một triết lí sống đầy giá trị nhân văn.
Trong sự phát triển của xã hội hiện đại ngày nay, bên cạnh những tỉ phú, những thương nhân giàu có hay những công nhân viên chức có cuộc sống ổn định, còn có hàng nghìn những mảnh đời khó khăn, túng thiếu, nghèo đói, cơm ăn không đủ no, áo không đủ mặc. Họ sống một cuộc sống lay lắt cho qua ngày, qua tháng trong những ngôi nhà tạm bợ mà có thể bị gió bão cuốn đi bất cứ lúc nào không hay. Cái nghèo, cái đói cứ bám theo họ mãi và họ không thể thay đổi cuộc sống của mình vì họ không có khả năng hay họ chưa gặp được cơ hội để thay đổi? Người giàu hay người nghèo cũng đều có mong muốn cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc, ấm no.
Người giàu lại muốn giàu hơn còn người nghèo thì với họ có miếng cơm manh áo là ấm lòng lắm rồi, vậy họ phải làm như thế nào? Có người tự lực đi lên bằng hai bàn tay trắng, lao động, làm ăn lương thiện và cố gắng giữ gìn phẩm giá của mình bằng mọi giá. Chắc hẳn bạn vẫn nhớ đến hình ảnh lão Hạc - một lão nông nghèo khó trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, là một người cha giàu lòng yêu thương con, chăm chỉ làm ăn nhưng hơn thế, điều ta cảm phục ở lão là phẩm chất cao đẹp, giàu lòng tự trọng của lão. Vì cố gắng giữ gìn số tiền dành dụm và mảnh vườn cho đứa con mà lão chấp nhận chọn cái chết đau đớn bằng bả chó để không phiền lụy đến những người xung quanh và không mất đi cái danh dự cũng như lòng tự tôn của một con người.
Nhưng bên cạnh đó, cũng có những người do túng quẫn quá, họ lại đi ăn cướp, ăn trộm và gây ra bao nhiêu tai họa cho xã hội; hay có những con người vì lòng tham vô đáy mà họ bất chấp dùng mọi thủ đoạn, mánh khóe để tham ô, hối lộ nhằm chuộc lợi cho bản thân; hoặc bất chấp nhân tính làm những điều xấu xa, thất đức để đạt được mục đích của bản thân. Chẳng hạn như trong buôn bán kinh doanh, vì muốn kiếm thêm lợi nhuận mà chủ cửa hàng có thể bất chấp mọi thứ để làm. Họ có thể nhẫn tâm nhuộm hóa chất vào thực phẩm nhằm bảo quản, giữ gìn chúng lâu hơn, chế biến thành các món ăn cho người khác mà không quan tâm đến sức khỏe của con người sẽ bị tổn hại nghiêm trọng bởi những hóa chất độc hại đó. Hành động của họ thật đáng lên án!
Trước thực trạng biến động của xã hội như vậy, câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" mà cha ông ta đã đúc kết có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nó đúng đắn ở mọi thời đại và mang đậm tính nhân văn. Và muốn làm được những điều như vậy, mỗi bản thân chúng ta cần tự nhận thức và rèn luyện cho mình, luôn nhắc nhở mình trước những cám dỗ của cuộc sống. Chỉ có tự mình trau dồi và rèn luyện những thói quen tốt thì chúng ta mới mong muốn có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Và càng lúc khó khăn nhất, lúc tưởng chừng như chỉ còn bước đường cùng thì nhân cách của mỗi người mới được bộc lộ rõ nhất.
Kinh nghiệm sống của ông cha ta từ xưa đến nay luôn là những kinh nghiệm quý báu và đúng đắn, thật vậy, với câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" đã cho ta một bài học trong cuộc sống, nhắc nhở ta luôn sống tốt, sống tích cực từ suy nghĩ đến hành động, có như vậy cuộc sống của chúng ta mới thực sự có ý nghĩa. Dù hoàn cảnh có nghiệt ngã như thế nào đi chăng nữa, mỗi người cũng cần giữ cho mình một tâm hồn trong sáng, lối sống trong sạch, lương thiện và nhân ái để xây dựng cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn.
Tham khảo:
Con người Việt Nam được biết đến với những phẩm chất tốt đẹp. Và điều đó đã được thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ. Đặc biệt là câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” - một lời khuyên vô cùng quý giá với mỗi người.
Câu tục ngữ có hai vế “đói cho sạch” và “rách cho thơm”. Hai từ “đói” và “rét” chỉ hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn. Còn “sạch” và “thơm” ý chỉ cách sống đẹp đẽ của con người. Hai chữ “cho” được lặp có nghĩa là giữ lấy. Như vậy, câu nói muốn răn dạy chúng ta phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách dù trong hoàn cảnh khó khăn.
Con người, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn phải giữ được phẩm chất tốt đẹp. Khi chúng ta sống trong sạch sẽ giúp nâng cao phẩm cách và sở hữu một ý chí dẻo dai, kiên cường. Đồng thời cách sống trên còn giúp con người rèn luyện bản lĩnh và chiến thắng mọi gian lao, thử thách. Người có lối sống tốt đẹp sẽ nhận được tình yêu thương, sự giúp đỡ của những người xung quanh. Mỗi người biết sống tốt sẽ góp phần xây dựng xã hội, đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn.
Từ xưa cho đến nay, chúng ta có thể kể đến rất nhiều những con người có lối sống thanh cao. Đó là Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát hay chủ tịch Hồ Chí Minh… Họ đều là những con người đã lựa chọn rời xa chốn quan trường để tìm về với thiên nhiên đẹp đẽ, không màng những bon chen quyền lực, địa vị.
Bên cạnh đó, có không ít người vì hoàn cảnh khó khăn mà đánh mất đi nhân cách tốt đẹp. Họ chỉ biết chạy theo đồng tiền, sống không có mục đích hay thậm chí là sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Đó là một lối sống thật đáng lên án, cần phải tránh xa. Với một học sinh, việc rèn luyện đạo đức là một điều vô cùng cần thiết. Chúng ta cần sống ngay thẳng, trung thực và nói không với các tệ nạn xã hội… Bởi mỗi học sinh chúng ta chính là chủ nhân tương lai của đất nước, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, một đất nước phát triển.
Như vậy, “Đói cho sạch, rách cho thơm” đã đưa ra lời khuyên ý nghĩa cho con người. Chúng ta hãy sống giống như bông hoa sen, dù trong hoàn cảnh bùn lầy vẫn tỏa hương thơm ngát.
Em tham khảo nhé !
Tục ngữ là những câu nói chứa đựng bài học quý giá của ông cha ta. Trong số đó là câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” - một lời khuyên quý giá về cách sống.
Câu tục ngữ gồm hai vế, đối xứng nhau “đói cho sạch” - “rách cho thơm”. “Đói” và “rách” là tượng trưng cho hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn, cùng cực của con người, một đời sống vất vả, không được ấm no, hạnh phúc. Trong hoàn cảnh ấy, câu tục ngữ đã khuyên nhủ mỗi người cần phải giữ cho mình được “sạch” và “thơm”, không chỉ nói đến hình thức bên ngoài mà còn là tâm hồn bên trong. Cần biết giữ cho mình lòng tự trọng, không để tâm hồn bị vẩn đục, có những suy nghĩ xấu xa để khắc phục hoàn cảnh sống, luôn sống ngay thẳng, trong sạch.
Trong cuộc sống, con người sẽ có lúc gặp khó khăn. Những thiên tai, dịch bệnh… là những hiểm họa khó lường. Khi đứng trước những gấp khúc cuộc đời, dân gian có lời khuyên chí lí: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Nghèo đói mà sống trong sạch, khó khăn thiếu thốn mà giữ được phẩm cách, danh dự. Đó là điều không đơn giản, không phải ai cũng làm được. Nhưng đó là điều cần thiết để khiến bản thân ngày càng tốt đẹp hơn.
Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết tu dưỡng đạo đức, giữ cho tâm hồn trong sáng. Con người có biết lao động cần cù, sống giản dị, tiết kiệm thì mới có thể biến câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” thành hiện thực. Đối với một học sinh, việc giữ gìn phẩm chất trong sạch được thể hiện ở những hành động nhỏ hàng ngày. Ví dụ như không gian lận trong thi cử, cố gắng học tập dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, sống giản dị không đua đòi…
Tóm lại, đây câu tục ngữ ấy đã trở thành bài học luân lý. Và cho đến ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Là một học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải kiên định, trung thực, không vì những lợi ích trước mắt mà bán rẻ nhân cách của mình. Chỉ có tu dưỡng, rèn luyện đạo đức ngay từ bây giờ thì sau này ta mới trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Tham khảo nha em:
Trong cuộc sống, để có thể sống đẹp, sống tốt, sống đúng không phải là điều dễ dàng, nhưng cũng không phải là chuyện không thể. Giữa xã hội có nhiều vết nhơ hay trong một môi trường đầy cám dỗ, để có thể sống không hổ thẹn với lòng mình cần rất nhiều bản lĩnh. Bởi vậy cha ông ta đã có câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” bao gồm hai vế, vừa đối lập vừa bổ sung hỗ trợ cho nhau để hoàn thiện điều khuyên răn mà người xưa muốn nhắn nhủ.
Vế thứ nhất “Đói cho sạch” muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, cơm không có ăn thì cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, không ăn uống mất vệ sinh. Như vậy vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tạo thành thói quen về sau. Còn về tầng nghĩa chìm của vế này “đói” chính là chỉ sự nghèo khó, thiếu thốn còn “sạch” ở đây đã có hiện tượng chuyển nghĩa, không phải sạch theo ý nghĩa thông thường nữa. “Sạch” còn mang ý nghĩa chỉ tâm hồn, chỉ tấm lòng, chỉ cách suy nghĩ trong sáng, lành mạnh, không vướng đục.
Dù phải đối mặt với nhiều thiếu thốn, tiền bạc không có nhưng cũng phải giữ được tấm lòng thanh sạch, không làm những điều trái với lương tâm. Như vậy thì cuộc sống dù khó khăn cũng thấy vui vẻ và hạnh phúc. Bản thân sẽ không thấy hổ thẹn, không thấy day dứt. Dù nghèo nhưng cũng không được trộm cắp, dù muốn cũng phải cắn răng chịu đựng. Có rất nhiều người lâm vào hoàn cảnh bế tắc nên đã làm “liều’ đi ăn trộm, đi đánh bài bạc, đi làm những việc xấu xa để mong có tiền tiêu.
Thực ra đến bước đường cùng họ mới làm như vậy nhưng đây là điều không nên. Một lần rồi còn có lần thứ hai, thứ ba và cứ tiếp diễn như thế. Để tấm lòng mình thanh sạch, không bị phủ đục thì cuộc sống dù khó, dù thiếu vẫn thấy rằng mình thanh thản, không phải cắn rứt.
Vế thứ hai của câu nói “Rách cho thơm” ý chỉ dù rách nát, quần áo không lành lặn thì cũng không được để bẩn, phải để chúng luôn thơm tho, để người khác nhìn vào không kì thị và không chỉ trọ. Chúng ta vẫn thấy rất nhiều người nghèo đói, quần áo không có mặc nhưng họ vẫn luôn giữ được sự thơm tho, sạch sẽ. Ý thứ hai của từ “thơm” cũng như từ “sạch”. Ý chỉ những điều trong sáng, đúng đắn, luôn giữ đúng đạo nghĩa, không khiến cho tâm hồn phải bận tâm suy nghĩ nhiều.
Em đã từng thấy có hai mẹ con nghèo đến nỗi những bữa cơm cũng thiếu, nhiều khi còn phải nhờ sự giúp đỡ của mọi người nhưng vào căn nhà họ luôn sạch sẽ, tinh tươm. Đứa bé nhiều lúc đói, thấy người khác ăn cũng phát thèm nhưng kiềm chế và nhẫn nhịn chờ mẹ mang chút gì đó về.
Câu tục ngữ khuyên con người ta dù phải rơi vào thiếu thốn đến cùng cực thì hãy luôn giữ tấm lòng mình được thanh sạch, không bị những thứ xấu dụ dỗ, không bị những điều không nên lôi kéo vào. Bởi rằng nó sẽ tạo thành thói quen, thành một con đường không tốt về sau mà mọi người cứ mặc định bước vào.
Khi chúng ta giữ được sự trong sáng của tâm hồn thì cuộc sống thiếu thốn vật chất nhưng niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn vẫn luôn hiện hiển trong đôi mắt thánh thiện ấy. Cha ông ta có câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” cũng nhằm nhắn nhủ điều này đối với mọi người. Sống đẹp, sống đúng là cách sống mà chúng ta cần vươn tới. Đối với những người trẻ, đừng để bị cuốn vào vòng quay của xã hội mà đánh mất đi cái tốt đẹp của bản thân mình
Thật vậy, câu tục ngữ đã có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của mỗi người. Giúp chúng ta sống tốt, sống đẹp, sống hạnh phúc hơn, trở thành người có ích cho xã hội.
a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa thể hiện tình yêu thương yêu, đùm bọc giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn.
Trích dẫn câu tục ngữ.
b. Thân bài:
- Giải thích cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
+ Nghĩa đen: Câu tục ngữ cho thấy một hiện tượng bình thường, quen thuộc trong cuộc sống: Khi gói bánh, gói hàng, người ta thường đặt những lớp lá lành lặn ở ngoài để bao bọc lớp lá rách bên trong.
+ Nghĩa bóng: Lá lành – lá rách là hình ảnh tượng trưng cho những con người trong những hoàn cảnh khác nhau: yên ổn, thuận lợi – khó khăn, hoạn nạn. Bằng lối nói hình ảnh, ông bà xưa muốn khuyên chúng ta phải biết giúp đỡ, đùm bọc những người không may lâm vào cảnh khó khăn, cơ nhỡ.
- Lá lành phải đùm lá rách:
+ Thể hiện quan hệ sống tốt đẹp, nghĩa tình, một vấn đề đạo lí.
+ Thờ ơ với đau đớn, bất hạnh của người khác là tội lỗi.
+ Sự cảm thông, chia sẻ, giúp nhau trong hoạn nạn là cơ sở của tình đoàn kết, tình làng nghĩa xóm.
- Giúp đỡ người hoạn nạn phải xuầt phát từ lòng cảm thông chân thành chứ không bằng thái độ ban ơn, bố thí. Ngược lại người được giúp đỡ cũng không nên ỷ lại mà phải chủ động vượt qua khó khăn. Giúp đỡ nhau có thể bằng nhiều cách (vật chất hay tinh thần) và tuỳ theo hoàn cảnh của mình.
c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. Liên hệ bản thân.
TK:
Dân tộc ta có nhiều truyền thống trong đó truyền thống tương thân tương ái lá lành đùm lá rách là truyền thống cao đẹp và phổ biến trong dân tộc việt nam, như chúng ta ai ai cũng đều biết đến truyền thống thương người như thể thương thân, và mỗi chúng ta cần phải học tập và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Là lành đùm lá rách nghĩa đen của câu tục ngữ này lá lá không rách thì có thể đùm bọc lá rách, nhưng ý nghĩ sâu xã của câu tục ngữ này muốn nói đó là tình yêu thương giữa con người với con người,chúng ta cần phải có tấm lòng tương thân tương ai, cần phải giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn. Ai ai trong cuộc sống này cũng đều phải vấp phải những khó khăn và cả những nghiệt ngã trong cuộc sống vì vậy dũng cảm vượt qua và được sự giúp đỡ của người khác thì chúng ta sẽ có một cuộc sống tươi đẹp. Truyền thống lá lành đùm lá rách là truyền thống tốt đẹp đã có từ xưa tới nay, chúng ta luôn luôn tự hào về truyền thống cao đẹp đó, mỗi con người chúng ta đều phải có tấm lòng nhân đạo, những lúc cuộc sống tốt đẹp hay những lúc khó khăn hoạn nạn chúng ta sẵn sang vẫn có thể giúp dỡ những hoàn cảnh xấu số hơn ta vượt qua những khó khăn và cả những thử thách trong cuộc sống.
Dân tộc Việt Nam luôn luôn tự hào vì dân tộc mình có những truyền thống tốt đẹp, chúng ta những con người đang sống trong một xã hội luôn chưa đựng những khó khăn và cả những thử thách đang phải sống và cần phải có tấm lòng nhân đạo cao thượng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn hoạn nạn, mỗi con người chúng ta ai ai cũng đều phải thương người như thể thương thân, thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Trong chiến đấu xưa an hem một lòng chúng sức để chống lại kẻ thù xâm lược, chúng ta cần phải tương thân tương ái , đoàn kết với nhau để có thể vượt qua những khó khăn, luôn giúp đỡ nhau để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống này. Nhiều những hoàn cảnh khó khăn chúng ta cần phải giúp đỡ và động viên học khi họ vấp ngã trong cuộc sống , không có chúng một huyết thống nhưng chúng ta đều tự hào là người con của đất việt, một mảnh đất có nhiều truyền thống tốt đẹp và cao quý thiêng liêng.
Trong xã hội xưa chúng ta đã gặp rất nhiều những tấm gương sáng về sự thương yêu và đùm bọc lẫn nhau như Chủ Tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam đã rất sáng suốt khi đưa ra chiến lược nhường cơm sẻ áo đây là một chương trình có chưa đựng tấm lòng nhân đạo sâu sắc chúng ta phải tự hào vì người cha già của dân tộc này, chương trình đã cứu đói được rất nhiều đồng bào đang lâm vào tình trạng khó khăn gian khổ, bác hồ đã hiểu được những khó khăn của nhân dân vì vậy bác đã gành hết tấm lòng thương dân của mình và với tài nằng của người đã sáng kiến ra chương trình với mục đích tương thân tương ái, chúng ta luôn luôn tự hào về người cha già của dân tộc Việt Nam người luôn luôn có tấm lòng nhân ái và sẵn sang hi sinh cả cuộc đời mình cho dân tộc Việt Nam.
Có rất nhiều những chương trình mà nhà nước đã triển khai để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, chúng ta cần phải giúp đỡ và đùm bọc lẫn nhau vượt qua mọi khó khăn và thử thách cho cuộc sống như “ chương trình làm từ thiện” đây cũng là chương trình được tổ chức ra nhằm giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Chúng ta cần phải tích cực tham gia những chương trình nhân đạo để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, những người đang bệnh tật để họ thoát khỏi những điều xấu trong cuộc sống, họ vươn lên để thoát khỏi cái đói, cái khổ, bệnh tật đang năm trong con người của họ. Những chúng ta cũng bắt gặp rất nhiều những cá nhân có những thói ích kỉ chỉ nghĩ tới bản thân mà không lo cho an nguy của người khác những người đó chúng ta cần phê phán sâu sắc.
Chúng ta cần phải đoàn kết tương thân tương ái giúp đỡ mọi người xung quanh, nhiều những tấm gương sáng chúng ta cần phải học tập và nói theo, đây đều là những truyền thống cao quý của dân tộc Việt Nam chúng ta cần phải phát huy những truyền thống cao quý đó của dân tộc mình, nên sống có đạo đức và hiểu được những giá trị đích thực của cuộc sống này.
tham khảo:
Trong cuộc sống, mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau. Bởi vậy mà ông cha ta mới có câu “Lá lành đùm lá rách” để khuyên nhủ con người về tấm lòng đùm bọc, sẻ chia.
Đầu tiên, xét về nghĩa đen, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình các bà, các mẹ khi gói bánh hay đồ ăn, thường bọc nhiều lớp lá lên nhau, lá rách xếp trước, lá lành xếp sau. Còn xét về nghĩa bóng, “lá lành” chỉ những con người có cuộc sống tốt đẹp, “lá rách” chỉ những con người có cuộc sống khốn khổ, vất vả. Như vậy, câu tục ngữ muốn khuyên răn con người phải có tinh thần đoàn kết, biết đưa tay giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, xuất phát từ tấm lòng nhân ái, yêu thương con người.
Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng: có người sung sướng, có người khổ cực. Ngoài kia vẫn còn rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, có cuộc sống khó khăn. Những đứa trẻ nghèo khổ không được học hành, những người già cả vất vả mưu sinh, những người phải gánh chịu thiên tai bão lũ… Vậy nên, chúng ta là những con người may mắn có cuộc đời hạnh phúc, cần có tấm lòng yêu thương và sẵn lòng giúp đỡ những phận đời cơ cực đó trong khả năng của mình. Đồng thời, mỗi người cũng không nên có thái độ, dè bỉu coi khinh, xa lánh những người mang phận “lá rách”. Sự thấu hiểu, thông cảm và sẻ chia góp phần làm cho xã hội ngày một tươi sáng hơn, khiến cho những con người cùng khổ có thêm niềm tin, động lực để phấn đấu trong cuộc sống.
Chúng ta có thể bắt gặp những hành động thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách” trong cuộc sống. Các doanh nghiệp đã chung tay giải cứu nông sản cho bà con nông dân. Những người tình nguyện tham gia hiến máu nhân đạo để cứu giúp các bệnh nhân. Cả xã hội cùng nhau chung tay giúp đỡ những người già neo đơn, trẻ em mồ côi… Một hành động nhỏ bé nhưng đã lan tỏa được tình yêu thương đến mọi người. Bản thân chúng ta khi giúp đỡ người khác chúng ta sẽ có được niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn, khiến cho trái tim chúng ta trở nên tươi sáng và yêu đời hơn.
Như vậy, “Lá lành đùm lá rách” là một câu tục ngữ ngắn gọn nhưng giàu giá trị. Hãy biết trao đi yêu thương, sự sẻ chia để có thể nhận lại những điều tốt đẹp hơn.
bạn tham khảo nha
Những câu tục ngữ, ca dao luôn được xem là những lời dạy bảo mẫu mực, đúng đắn vì nó được đúc kết bởi nhiều lớp thế hệ giàu kinh nghiệm. Con người ngày nay cần trân trọng những điều đó, bảo tồn và phát huy thêm những giá trị tinh thần to lớn ấy. Chúng ta hẳn chẳng ai quên được câu nói người xưa: “Giấy rách phải giữ lấy lề” cùng với những bài học cao quý về cách làm người của nó thấm vào mỗi người tự bao giờ.
Bài học về cách làm người ấy dung dị, mà sâu sắc, nhẹ nhàng mà lắng sâu bởi những điều đó được chính những người thân trong gia đình ta căn dặn, chỉ dạy. Từng câu từng chữ như thấm vào lòng người, lời khuyên và bài học đạo lý đó luôn đúng bởi sự nhân văn xuất hiện trong cả câu.
Xã hội này luôn cần những con người có chuẩn mực đạo đức, phẩm hạnh cao quý. Câu tục ngữ đã nêu lên được tiếng lòng của người đi trước: “Con ơi, Giấy rách phải giữ lấy lề!”. Câu tục ngữ đã đề cập đến cụm từ “Giấy rách” có nghĩa muốn chỉ đến những vấn đề hết sức cụ thể bằng sự ẩn dụ về cuộc đời của một con người, có lẽ nó nhấn mạnh cho con người ta biết rằng chúng ta được sinh ra đã đáng quý, dù cá nhân có như thế nào, có xinh đẹp hay xấu, dù có trải qua bao nhiêu hoạn nạn, vất vả, khó khăn, những chướng ngại to lớn trong cuộc đời thì ta phải luôn đề cao được nhân cách của mình trước nhất, thể hiện được mình có văn hóa, thể hiện qua cụm từ “giữ lấy lề”.
Điều đó không hề quá khắt khe, khi mà ta hiểu được quy luật, cũng tương tự như việc kẻ “lề” cho một tờ giấy trắng, một trang giấy trong cả quyển vở. ta luôn hiểu được mỗi tờ giấy luôn chứa một khoảng cách nhất định và một đường thẳng kéo theo chiều dọc của tờ giấy, khoảng trống ấy được gọi là “lề”, việc kẻ nó cũng có ý nghĩa to lớn trong việc tạo nên độ thẩm mỹ cho cả tờ giấy, lấy khoảng trống để ta có thể viết ghi chú, để giáo viên chấm điểm, viết những lời nhận xét đã trở thành quen thuộc với mỗi thế hệ học sinh,để ta hiểu chứ không trình bày dày, di dít vào chỗ còn lại của tờ, mất thiện cảm đối với người nhìn. Thử nghĩ xem nếu trang giấy không có “lề” thì chữ nghĩa sẽ viết tùy tiện, và trình bày không đẹp mắt, chữ thừa, chữ thiếu, sẽ phản ánh lên sự thiếu củng cố, thiếu nề nếp của người học sinh ấy.
Và điều đó, cũng khiến ta suy nghĩ về con người, thiếu đi lề lối, thiếu đi những khuôn phép, thật đáng sợ. Con người không được lãng quên, làm lơ tu dưỡng phẩm hạnh, không có ý thức thực hiện, trau dồi gia phong của gia đình. Việc bảo vệ nó, cũng tương đương với việc gìn giữ nhân cách của chính bản thân mình, nên tránh xa những điều phi pháp, những điều trái với lương tâm của con người dù hoàn cảnh có khó khăn, cùng cực đến đâu để hướng đến con người sống tốt, sống chuẩn mực của xã hội. Vì chính cái “lề” của trang giấy vừa nói, dù cả trang có rách đi, nhưng vẫn phải quý, tuân theo cái lề để viết, cần được giữ lại cái gốc lề để từ đó căn chuẩn.
Cũng như dù ta sống, lớn lên, đi xa thì vẫn phải luôn lưu giữ được những điều trân quý nhất, những điều đẹp đẽ của quê hương, gia đình, dòng họ, ta không thể quên nó, đặc biệt trong thời buổi hiện đại, phức tạp, du nhập những nguồn văn hóa mới vào trong nước, ta dễ dàng đi giao du với thể giới nhiều hơn như hiện nay. Để rồi nó vừa là trách nhiệm, là niềm yêu thích, niềm tự hào về truyền thống dân tộc, là sự động viên to lớn đến các thế hệ khác con dân nước Việt, để quảng bá trước thế giới,đưa câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” được áp dụng vào cuộc sống của ta ngày một phổ biến hơn.
Tất cả không phải một sớm, một chiều mà đó là sự rèn giũa qua ngày tháng, vừa được nhận sự giáo dục từ người lớn, người đi trước, ta cũng phải tự suy nghĩ về thái độ của mình sao cho đúng như câu tục ngữ, với xã hội đang tha hóa về mặt đạo đức, phức tạp như hiện nay, đáng suy ngẫm như hiện tượng trộm cắp, càn quấy, nghiện ngập, bê tha… càng nhìn vào hiện thực càng gây đau lòng, ta chọn cách tránh xa để bảo toàn sự trong sạch, hay chấp nhận nó, quyết tâm thay đổi bằng cả tâm hồn, trí óc dần đều được, giờ đây việc này không phải của riêng ai, mà của tất cả các thành phần sống trong xã hội.
Câu tục ngữ dù trải qua bao lâu, vẫn tồn tại những giá trị với con người hiện đại, nó luôn đúng với mỗi người. Chỉ khi con người hiểu được điều cần phải bảo vệ, giữ gìn nếp nhà, gia phong, sự trong sáng của cốt cách và phẩm hạnh cho cá nhân, cho gia đình, cho cộng đồng thì mới tạo nên diện mạo tốt đẹp hơn cho xã hội chúng ta, để bài học kia, và nhiều bài học khác nữa về đạo lý, nguồn gốc làm người sâu sắc của dân tộc sẽ mãi được nâng cao ý nghĩa.
chúc bạn học tốt nha