Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án
a. Mở bài (0.5đ)
- Nước Đại Việt ta là đoạn trích mở đầu trong Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Có thể nói, đoạn trích là một áng văn tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc.
- Thôi thúc từ tinh thần ấy, mỗi cá nhân ý thức được trách nhiệm của mình trước vận mệnh đất nước.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích: Tinh thần tự hào dân tộc (2đ):
+ Sự ngưỡng mộ, tự tôn về những vẻ đẹp trong bản sắc dân tộc.
+ Ý thức về việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.
+ Là biểu hiện kết tinh song hành cùng lòng yêu nước.
- Phân tích – chứng minh (5đ):
* Biểu hiện của tinh thần tự hào dân tộc:
+ Nhận thức rõ hơn về bản sắc dân tộc, quảng bá hình ảnh quê hương, đất nước, luôn giữ gìn những vẻ đẹp truyền thống của bản sắc dân tộc.
+ Thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế, mang những vẻ đẹp về giá trị cốt lõi của dân tộc mình đến thế giới.
+ Tự hoàn thiện bản thân, sống có ích, tử tế, có đam mê và hoài bão.
* Tại sao chúng ta có tinh thần tự hào dân tộc?
+ Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước để ghi tên mình vào bản đồ thế giới, mang lại ấm no cho nhân dân của Việt Nam trải qua không ít khó khăn, gian khổ. Dân tộc ta đã vượt qua tất cả, để “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
+ Chúng ta có nền văn hiến lâu đời, có kho tàng văn chương phong phú, có các di sản vật thể và phi vật thể đại diện của nhân loại, có những vị anh hùng, hiền triết nổi danh thế giới (Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp...).
+ Chúng ta có những truyền thống tốt đẹp làm rạng danh dân tộc: yêu nước, tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, đoàn kết...
- Bình luận (2đ):
+ Tự hào dân tộc là tinh thần đáng trân quý và hoàn toàn đúng đắn.
+ Tuy nhiên, không nên tự hào dân tộc mù quáng, thái quá mà vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác.
+ Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động. Thế hê trẻ phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình: có ý thức trong việc giữ gìn và thể hiện bản sắc dân tộc, ra sức tìm tòi, học tập từ bạn bè quốc tế, tự hoàn thiện bản thân, sống xứng đáng với thế hệ đi trước đã đổ xương máu để chúng ta được hưởng nền hòa bình tự chủ như hôm nay.
c. Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định lại giá trị và sự cần thiết của việc hun đúc ở mỗi người tinh thần tự hào dân tộc.
Văn bản Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam:
+ Bài cáo khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là nước độc lập, có chủ quyền, đây là sự thật hiển nhiên.
+ So với bài thơ Sông núi nước Nam, bài Nước Đại Việt ta được phát triển toàn diện và sâu sắc hơn. Bởi có thêm những yếu tố như nền văn hiến lâu đời, tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng…
Tham khảo nha em:
"Bình ngô đại cáo" là một áng văn lưu danh thiên cổ của một bậc toàn tài hiếm có Nguyễn Trãi, được mệnh danh là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Bài cáo là tình yêu nước sâu sắc cùng lòng căm thù ngoại xâm tột độ mà đoạn trích "Nước Đại Việt ta" là đỉnh cao của tinh thần yêu nước.
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Nguyễn Trãi đã chỉ ra yếu tố đầu tiên của lòng yêu nước đó là nhân nghĩa. Yêu nước tức là yêu tổ quốc, thương đồng bào và yêu cái truyền thống quý bảu mà cha ông để lại. Truyền thống ấy ở đây chính là nhân nghĩa, là lòng nhân trong cách đôi xử giữa người với người. Mà theo Nguyễn Trãi thì cốt lõi của lòng mọi việc nhân nghĩa trên đời ấy chính là "yên dân" làm sao cho dân ấm no, yên ổn. Mà trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng thì muốn yên dân cần điếu phạt, trước hết là trừ đi quân bạo tàn hà hiếp nhân dân. Tức là lấy dân làm gốc. Nguyễn Trãi đã từng quan niệm "Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân". Nhân dân chính là lực lượng quyết định cốt lõi trong vận mệnh quốc gia dân tộc, có nhân dân chính là có nguồn sức mạnh to lớn, quốc gia có mất thì cũng sẽ lấy lại được, tức là không mất gì hết nhưng mất đi nhân dân, quốc gia còn thì cũng chỉ là mảnh đất vô hồn, vô chủ. Vậy nên yêu nước chính là yêu dân, chứ không còn là chỉ yêu vua như trước nữa. Việc Nguyễn Trãi nói hai câu này ngay đầu bài cáo Bình Ngô chính là để khẳng định một tư tưởng về việc nhân nghĩa vững bền, đó là cơ sở cho tình yêu nước.
Tiếp theo sau đó, những chứng cớ về một quốc gia có độc lập chủ quyền lần lượt được đưa ra hết sức có cơ sở:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triều, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Không còn là sự khẳng định mông lung về bờ cõi trong "thiên thư" như cách nói của Lý Thường Kiệt nữa mà dẫn chứng được đưa ra rõ ràng để khẳng định nước ta là một nước có nền độc lập tự chủ từ lâu đời. Nước ta có tên "Đại Việt" có nền văn hóa, văn hiến lâu đời, có phong tục, tập quán, có lịch sử các thời đại có thể sánh ngang hàng với những thời đại lớn trong lịch sử Trung Hoa đồng thời còn có nhân tài. Một vùng lãnh thổ có đầy đủ những yếu tố như vậy thì hoàn toàn xứng đáng là một quốc gia có độc lập chủ quyền và là một quốc gia có quyền tự hào về độc lập chủ quyền của dân tộc mình. Tình yêu nước thể hiện ở đoạn này chính là những chứng cớ rõ ràng về lòng tư tôn dân tộc, chính vì lòng tự tôn ấy, ông chỉ ra hệ quả tất yếu của những tên xâm lược:
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cứ còn ghi.
Chứng cớ về những thất bại nhiều lần của tướng giặc cho thấy chúng đã phạm sai lầm khi cố tình giày xéo dân ta dưới gót giày bạo tàn, chúng đã phải trả giá cho những điều ấy bởi tinh thần yêu nước, sự đoàn kết của nhân dân cả nước cùng sự tài ba chính nghĩa của những vị anh hùng nước Nam.
Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" cho ta nhiều suy nghĩ về tình yêu nước mà quan trọng nhất đó là yêu tổ quốc chính là yêu đồng bào, yêu dân, làm sao lo cho dân được yên ổn, no ấm.
tham khao nha bạn
Bình ngô đại cáo" là một áng văn lưu danh thiên cổ của một bậc toàn tài hiếm có Nguyễn Trãi, được mệnh danh là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Bài cáo là tình yêu nước sâu sắc cùng lòng căm thù ngoại xâm tột độ mà đoạn trích "Nước Đại Việt ta" là đỉnh cao của tinh thần yêu nước.
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Nguyễn Trãi đã chỉ ra yếu tố đầu tiên của lòng yêu nước đó là nhân nghĩa. Yêu nước tức là yêu tổ quốc, thương đồng bào và yêu cái truyền thống quý bảu mà cha ông để lại. Truyền thống ấy ở đây chính là nhân nghĩa, là lòng nhân trong cách đôi xử giữa người với người. Mà theo Nguyễn Trãi thì cốt lõi của lòng mọi việc nhân nghĩa trên đời ấy chính là "yên dân" làm sao cho dân ấm no, yên ổn. Mà trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng thì muốn yên dân cần điếu phạt, trước hết là trừ đi quân bạo tàn hà hiếp nhân dân. Tức là lấy dân làm gốc. Nguyễn Trãi đã từng quan niệm "Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân". Nhân dân chính là lực lượng quyết định cốt lõi trong vận mệnh quốc gia dân tộc, có nhân dân chính là có nguồn sức mạnh to lớn, quốc gia có mất thì cũng sẽ lấy lại được, tức là không mất gì hết nhưng mất đi nhân dân, quốc gia còn thì cũng chỉ là mảnh đất vô hồn, vô chủ. Vậy nên yêu nước chính là yêu dân, chứ không còn là chỉ yêu vua như trước nữa. Việc Nguyễn Trãi nói hai câu này ngay đầu bài cáo Bình Ngô chính là để khẳng định một tư tưởng về việc nhân nghĩa vững bền, đó là cơ sở cho tình yêu nước.
Tiếp theo sau đó, những chứng cớ về một quốc gia có độc lập chủ quyền lần lượt được đưa ra hết sức có cơ sở:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triều, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Không còn là sự khẳng định mông lung về bờ cõi trong "thiên thư" như cách nói của Lý Thường Kiệt nữa mà dẫn chứng được đưa ra rõ ràng để khẳng định nước ta là một nước có nền độc lập tự chủ từ lâu đời. Nước ta có tên "Đại Việt" có nền văn hóa, văn hiến lâu đời, có phong tục, tập quán, có lịch sử các thời đại có thể sánh ngang hàng với những thời đại lớn trong lịch sử Trung Hoa đồng thời còn có nhân tài. Một vùng lãnh thổ có đầy đủ những yếu tố như vậy thì hoàn toàn xứng đáng là một quốc gia có độc lập chủ quyền và là một quốc gia có quyền tự hào về độc lập chủ quyền của dân tộc mình. Tình yêu nước thể hiện ở đoạn này chính là những chứng cớ rõ ràng về lòng tư tôn dân tộc, chính vì lòng tự tôn ấy, ông chỉ ra hệ quả tất yếu của những tên xâm lược:
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cứ còn ghi.
Chứng cớ về những thất bại nhiều lần của tướng giặc cho thấy chúng đã phạm sai lầm khi cố tình giày xéo dân ta dưới gót giày bạo tàn, chúng đã phải trả giá cho những điều ấy bởi tinh thần yêu nước, sự đoàn kết của nhân dân cả nước cùng sự tài ba chính nghĩa của những vị anh hùng nước Nam.
Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" cho ta nhiều suy nghĩ về tình yêu nước mà quan trọng nhất đó là yêu tổ quốc chính là yêu đồng bào, yêu dân, làm sao lo cho dân được yên ổn, no ấm.
tham khảo
lòng yêu nước đó là tinh thần tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta qua bao đời . Mỗi khi thấy nơi nào bị khó khăn hoạn nạn thì mọi người đều đoàn kết lại , mỗi người giúp một ít như tiền bạc , lương thực ,................... Vậy lòng yêu nước là là gì ? lòng yêu nước là sự kết hợp các cá thể trong một khối chung, tập hợp những người có chung một mục đích thành một khối thống nhất khăng khít với nhau. ... Đoàn kết chung với nhau không có nghĩa là nhất thiết phải trọn được người toàn diện.. giúp người khó khăn lúc hoạn nạn cũng là một sự đoàn kết nho nhỏ giữa người với người . Nhất là trong thời buổi dịch bệch như như này . Cũng nhờ có sự đoàn kết chung tay giúp đỡ lẫn nhau mà tình người trao cho nhau được ấm lên giúp mọi người có ý thức hơn để đẩy lùi dịch bệch corona . Nhưng cũng phải phê phán một số người không có tinh thần ấy, cứ làm theo ý mình muốn , họ có thể bỏ ra cả chục triệu để sắm những món đồ vô bổ nhưng tới lúc người khác gặp khó khắn thì họ không chịu quyên góp với lí do là không có tiền . Em mong những hành động ấy không xảy ra nữa
NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
Nước Đại Việt ta có một trang sử vô cùng anh dũng và hào kiệt, ghi đậm tinh thần kháng chiến quyết liệt của nhân dân ta qua bao lần mạnh mẽ vùng dậy chống quân xâm lược, lật đổ ách đô hộ. Bởi lẽ mà những người con đất Việt luôn kiêu hãnh, tự hào mang trong mình dòng máu rồng – tiên, là tinh thần yêu nước mãnh liệt, bất khuất trong bao cuộc đấu tranh khốc liệt, kiên quyết giành lại giang sơn từ tay bọn xâm lược. Ngọn lửa yêu nước cháy bỏng trong tim mỗi con người Việt Nam là khao khát mãnh liệt của một tương lai đầy tự do, đầy hạnh phúc. Rằng dẫu biển có lấp, đá có dời, nhân dân Việt Nam không bao giờ ngừng chiến đấu. Tinh thần yêu nước, khao khát tự do ấy càng quyết liệt, càng kiên cường hơn sau chiến thắng lịch sử đánh đuổi quân Minh đầy vẻ vang, đầy oanh liệt của nhân dân Việt Nam vào mùa xuân năm 1428. Đó là khi tâm hồn và tinh thần của cả triệu người con Đại Việt hoà lại làm một, -cháy bỏng, anh dũng và mãnh liệt hơn bao giờ hết. Sau khi cuộc kháng chiến mười năm của nghĩa quân Lam Sơn kết thúc thắng lợi, Nguyễn Trãi đã thay lời Lê Lợi viết nên một bản cáo tổng kết cuộc kháng chiến và tuyên bố mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do của dân tộc Đại Việt. Bình Ngô đại cáo chính là áng “thiên cổ hùng văn”, là tác phẩm bất hủ trong nền văn chương Việt Nam, được coi như bản tuyên ngôn độc lập của nước ta, mang trong mình ngọn lửa yêu nước cháy bỏng và tinh thần chiến đấu bất diệt của hàng triệu “con rồng cháu tiên”. “ Nước Đại Việt ta” là một trích đoạn nhỏ trong chính bản đại cáo đanh thép và hùng hồn này.
“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”
“Nhân” trong Nho giáo là khái niệm đạo đức có nội dung rất rộng lớn, rất bao la, được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau mà mỗi quan điểm lại là một tư tưởng hoàn toàn biệt lập. Song cốt lõi của “nhân” là thương người, thương dân, là sự tương thân tương ái giữa người với người. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được tóm gọn trong hai từ “yên dân” và “trừ bạo”. Yên dân tức làm cho dân sống hạnh phúc, yên ổn. Rằng dân có giàu, nước mới mạnh. Trừ bạo tức diệt trừ bọn hung hăng, tàn bạo, có thế mới đạt được mục đích yên dân, mà có lẽ bọn tàn bạo ở đây chính là giặc Minh nói riêng và bè lũ xâm lược nói chung. Lí lẽ của Nguyễn Trãi hàm súc, giản dị mà lại đầy sức thuyết phục – không cần câu chữ, lời lẽ rườm rà hoa mĩ song vẫn làm nổi bật nên nguyên lí chính xác và cao cường của một nhà tư tưởng vĩ đại. Tư tưởng nhân nghĩa mới mẻ và tiên bộ của Nguyễn Trãi là yếu tố thực tế, là chân lí tạo nên sức thuyết phục mạnh mẽ cho lí lẽ “trừ bạo”, “yên dân”. Ấy cũng chính là khát khao, là ước muốn của những người lãnh đạo đứng đầu đất nước – mong sao cho nhân dân được ấm no, giang sơn được thống nhất.
Dù là nguyên lí nhân nghĩa, hay tư tưởng “yên dân”,”trừ bạo” thì chắc chắn mọi ý tưởng, mọi suy nghĩ của Nguyễn Trãi đều gắn liền với tấm lòng vì dân vì nước và tình yêu quê hương đất nước tha thiết. Bởi lẽ từ lâu, lòng yêu nước mãnh liệt cùng với tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường đấu tranh là sự dẫn đường cho những trang sử hào hùng, những chiến thắng vẻ vang của dân ta. Dẫu đội quân còn yếu kém, vũ khí còn thô sơ, đất nước thời ấy còn nghèo nàn, lạc hậu, song tình yêu nước cháy bỏng trong mỗi người dân Việt Nam lại trở nên mạnh mẽ và tha thiết hơn bao giờ hết. Chẳng phải ấy chính là tinh thần mà không phải dân tộc nào cũng có được? Là cảm xúc vỡ oà trước chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam hay sự hạnh phúc của người hâm mộ trước những thành tích làm rạng danh tên tuổi nước nhà tại đấu trường sea game khốc liệt. Có thế mới thấy đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam cũng là một, chân lí ấy khó lòng thay đổi.
Với tư tưởng mới mẻ, lập luận chặt chẽ cùng với lời thơ, câu chữ hùng hồn, đanh thép, Nguyễn Trãi mạnh mẽ tuyên bố Đại Việt là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có phong tục riêng, có chủ quyền riêng. Ấy là chân lí. “Bình Ngô đại cáo” được xem như bản tuyên ngôn lần hai của Việt Nam sau “Nam Quốc Sơn Hà” của Lí Thường Kiệt, tiếp tục khẳng định chủ quyền độc lập của nước ta, đồng thời răn đe quân xâm lược phản nhân nghĩa ắt gặp thất bại.