Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phẩm chất Lục Vân Tiên:
- Mẫu người lí tưởng, phẩm chất anh hùng, dũng cảm, coi trọng lẽ phải, văn võ song toàn: thấy người gặp nạn nên cứu giúp, một mình đánh cướp
- Coi trọng lễ nghĩa, trọng nghĩa khí: cứu người không mong trả ơn, không muốn làm ảnh hưởng danh dự, tiết nghĩa của nàng
Hành động đó thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả theo phong cách văn chương cổ, đó là theo cách so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vay của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương) nổi tiếng.
Thái độ cư xử của Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp cũng thể hiện rõ bản chất của con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Tuy có màu sắc của lễ giáo phong kiến (Khoa khoan ngồi đó chớ ra – Nàng là phận gái, ta là phận trai) nhưng đoạn thơ vẫn thể hiện đức tính khiêm nhường đáng quí của chàng.
Chàng trai Lục Vân Tiên được Nguyễn Đình Chiểu xây dựng khi đó mới chỉ 16 tuổi, chàng hiện lên như một nhân vật lý tưởng, không hề ham muốn lập công danh, chỉ mang tài năng để giúp đời. Có thể nói thử thách đầu tiên chính là việc gặp chuyện bất bình, giữa đám cưới đông đảo gươm giáo sáng ngờ, Vân Tiên một mình tay không, bẻ cây làm gậy nhưng vẫn đánh cho bọn cướp tan tác. Đánh tan lũ cướp sơn đà chàng đã giải thoát cho Kiều Nguyệt Nga và Kim Liên. Thấy hai cố gái còn chưa hết run sợ, chàng bèn tìm cách an ủi. Cuộc kì ngộ giữa người đẹp và anh hùng diễn ra thấm đẫm tình người, chàng là con người chính trực hào hiệp nhưng cũng rất từ tâm nhân hậu. Khi Kiều Nguyệt Nga muốn lạy tạ, chàng đã khước từ. Qua đây đã giúp người đọc hình dung ra, Nguyễn Đình Chiểu như đưa ra một quan điểm về người anh hùng trong xã hội phong kiến loạn lạc. Lục Vân Tiên chính là đại diện cho cái thiện mang vẻ đẹp hào hiệp trong cái xã hội đầy bất công tàn ác khi xưa.