Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Theo mình thì là thì là thiếu chủ ngữ ở vế sau , không phân biệt rằng ai (thỉnh thoảng dừng lại ngửi ngửi những gốc cây ven đường).
lỗi sai: vế sau thiếu chủ ngữ( thỉnh thoảng ...ven đường)
Sửa: Cậu bé dắt con chó đi dạo , thỉnh thoảng con chó dừng lại......( thêm chủ ngữ)
1. Trả lời:
P/S: Đoạn văn tham khảo nha!!!
Cô giáo em đã đọc kết quả điểm thi và xếp loại học kì I của cả lớp chúng em hôm qua. Điểm hai môn Văn, Toán của em đều xếp loại khá. Trong hai môn, cô giáo đặc biệt lưu ý em phải chú tâm học môn Văn vì đó là môn em còn yếu. Em rất cảm ơn cô giáo đã đánh giá bài học và nhắc nhở cụ thể mặt học tập còn yếu của em.
Bài tập đọc và trả lời câu hỏi của em đạt điểm giỏi nhưng bài viết còn lan man, dài dòng nên nhìn chung là em phải cố gắng hơn. Em sẽ xác định cho mình một mức điểm để phấn đấu. Em sẽ chăm chỉ học tập đểhọc kì II đạt học sinh giỏi. Như thế, việc học tập của em mới có kết quả tốt được. Bố mẹ em cũng sẽ vui lòng hơn.
(*) Gạch chân: Cảm thán
(*) In nghiêng: Cầu khiến
Nguồn: https://hocsinhgioi.com/hay-viet-mot-doan-van-ngan-tu-7-10-cau-ke-ve-viec-hoc-tap-cua-em-trong-hoc-ki#ixzz6JNdDdiYg
~Học tốt!~
Khuyên em nên tự làm để coi như ôn luyện kiến thức 1 lần nữa em nhé!
Trường học là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, nơi bồi dưỡng cho tâm hồn giúp ta nên người(CTT). Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến toàn xã hội lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường. Nó được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Nó được biểu hiện với nhiều trạng thái khác nhau trong trường học như: bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh, mâu thuẫn, xích mích nhỏ cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Hay việc học sinh ngang bướng, cãi lời thì thầy cô dùng hình thức đòn roi, lời nói khó nghe để trừng trị. Quan trọng hơn, nó không có ảnh hưởng tốt đến chúng ta trong tương lai.(CPĐ) Vâng!(CCT) Nguyên nhân dễ nhận thấy chính là do tự bản thân các em có suy nghĩ về cái tôi quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm vào đó mới là sự thiếu giáo dục từ gia đình, bố mẹ bỏ bê, vô trách nhiệm, hoặc chiều chuộng quá đáng. Tiếp theo là từ phía nhà trường, kỉ luật quá lỏng lẻo, không có hình thức xử phạt nghiêm khiến học sinh coi thường. Vậy làm thế nào để loại bỏ bạo lực học đường?(CNV) Việc làm này không phải của một riêng ai, mỗi cá nhân trong xã hội đều cần phải quan tâm tới sự giáo dục của con em mình. Đầu tiên cần thiết lập kỷ cương trong nhà trường, sau đó cần sự quan tâm phối hợp tới các em từ phía gia đình, những người xung quanh. Thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn thì thế hệ ngày mai sẽ ra sao?(CNV) Hãy tránh những hiện tượng, xu hướng bạo lực học đường học nhà trường, trở thành một công dân tốt.(CCK)
Ông cha ta có câu "Học đi đôi với hành". Đến ngày hôm nay câu nói ấy vẫn còn nguyên giá trị. Học tập là quá trình tiếp thu kiến thức làm đầy vốn sống và sự hiểu biết của bản thân. Song chúng ta cần học nhưng cũng cũng không thể thiếu việc thực hành để khắc sâu kiến thức. Nếu chúng ta học không đi với hành thì điều gì sẽ xảy ra? ( Nghi vấn ) Những kiến thức chúng ta biết chỉ là những lí thuyết trên sách vở mà chúng ta không thể vận dụng nó vào thực tế để phục vụ cho công việc của mình. Đặt trong bối cảnh khoa học kĩ thuật hiện nay, người chỉ biết học mà không biết áp dụng vào thực tiễn cũng sẽ không được trọng dụng. Mỗi chúng ta hãy tự rèn luyện cho mình thói quen học tập đi đôi với thực hành thường xuyên để chúng ta có được hiệu quả học tập cao nhất ( cầu khiến)
Câu 1: Đặt 2 câu nghi vấn
Em ăn cơm chưa?
Chị ngủ ngon giấc không?
Câu 2: Đặt 2 câu cầu khiến.
Em cứ đi đi!
Bin đi ngủ đi!
Câu 3:
Câu văn: Chị dắt chó đi dạo, thỉnh thoảng lại ngửi ngửi những gốc cây ven đường.
=> Sửa:
Chị dắt chó đi dạo, chú chó thỉnh thoảng lại ngửi ngửi những gốc cây ven đường.
Câu 4: Viết hội thoại theo yêu cầu đề bài:
A: Bạn đã ngủ chưa, B?
B: Mình chưa ngủ. Bạn đừng nhắn tin cho mình nữa!
A: Sao vậy?
B: Để mình đi ngủ chứ sao.
A: Được rồi. Ngủ ngon.
Chú thích:
- " Bạn đã ngủ chưa, B?" : câu nghi vấn.
- " Mình chưa ngủ." : câu trần thuật.
- "Bạn đừng nhắn tin cho mình nữa!" : câu cầu khiến.
Câu 1:
-Em là ai?
-Lấy cho tớ quyển vở được k?
Câu 2;
-Đi chơi đi!
-Đi theo với!
Câu 3:
-Lỗi:Mâu thuẫn giữa chủ ngữ và vị ngữ
-Sửa:Chị dắt con chó đi dạo,thỉnh thoảng chị dừng lại cho nó ngửi những gốc cây ven đường.
Câu 4:
Hai chị em trò chuyện với nhau,người chị hỏi:
-Mai mày có đi học không?
Em đáp:
-Dạ!không ạ!
thế thì thôi vậy,chị tính mai đưa mày đi mua quà sinh nhật cho mẹ với chị nhưng mày lại đi học.