K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 5 2021

Hà Ánh Minh, một lữ khách thích giang hồ, lần đầu được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương không bao giờ có thể quên. Lúc bước xuống thuyền rồng “với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu”. Lúc nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế “với tâm trạng chờ đợi rộn lòng”. Say đắm trong lời ca tiếng nhạc du dương, tác giả cảm thấy: “Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng trôi”. Ca Huế, chính là nội tâm con gái Huế “thật phong phú và âm thầm, kín đáo và sâu thẳm”. Nhận xét ấy rất xác đáng, rất phong tình và tài hoa. Câu văn như rung động, cảm xúc dồn nén lại, lắng đọng và bâng khuâng

Với cảm xúc “hồn thơ lai láng" của một lữ khách đã giới thiệu cho ta biết các điệu hò, bài ca Huế, hình ảnh các nhạc công và các ca nhi tài hoa, điệu nghệ, cách trình diễn những đêm ca Huế trên sông Hương. Câu văn của Hà Ánh Minh rất giàu chất thơ khi viết về thiên nhiên, gió, trăng, sóng, con thuyền, chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên... cảnh và tình, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện. Câu hát, lời ca và tiếng đàn du dương hòa quyện, được nói đến với bao cảm xúc dạt dào.

 
16 tháng 4 2022

TN: Xa xa bờ bên kia

CN1: Thiên Mụ

VN1: hiện ra mờ ảo

CN2: ngọn tháp Phước Duyên

VN2: dát ánh trăng vàng

Đây là câu trần thuật

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
25 tháng 4 2019

a. Xứ Huế // vốn nổi tiếng với các điệu hò....

b. Màn sương // dày dần lên, cảnh vật // mờ đi trong màu trắng đục

c. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt // làm nên tiết tấu xao xuyến tận đáy hồn người

d. Xa xa bờ bên kia, Thiên Mụ // hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên // dát ánh trăng vàng.

4 tháng 1 2018

Các làn điệu dân ca Huế:

 • Hò giã gạo, ru em, giã vôi, già điệp, bài chòi: náo nức nồng hậu tình người.

 • Hò lơ, hò ô, xay lúc, hò nện... gần gũi dân ca Nghệ Tĩnh, thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.

 • Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân: buồn man mát, thương cảm, bi ai, vương vấn.

 • Tứ đại cảnh: âm hưởng điệu Bắc, phách điệu Nam không vui, không buồn.

 • Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã.

Các dụng cụ âm nhạc:

 • Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn nhị, đàn tam, đàn bầu.

 • Cặp sanh tiền Ca Huế rất đa dạng và phong phú về các làn điệu và ngón chơi của các ca công, như tác giả đã viết: “tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy tâm hồn. ”

28 tháng 1 2019

Ca Huế sôi nổi, tươi vui, trang trọng, uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc. Sôi nổi, tươi vui (có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân gian. Còn trang trọng, uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.

                                                                 ĐỀ 15   Phần I: Đọc – hiểuĐọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :“Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai,...
Đọc tiếp

                                                                 ĐỀ 15

   Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

“Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng,có tiếc thương ai oán... Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.”

                                                                              (Ngữ văn 7 - Tập 2, trang 101,102)

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Nêu những phương thức biểu đạt của đoạn văn ?

Câu 3: Trong câu văn “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 4: Ca Huế thường diễn ra trong khung cảnh nào? Nét sinh hoạt này có gì độc đáo?

Câu 5: Sau khi học xong văn bản có đoạn văn trên, em hiểu gì về vùng đất này?

   Phần II: Tập làm văn

Câu 1: Hãy chứng minh: Ca Huế trên sông Hương là một loại hình nghệ thuật phong phú và độc đáo.

Câu 2:

                                          Mùa xuân là Tết trồng cây,

                               Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?

                                         ☘ ❤GIÚP MIK VS NHÉ❤☘

2
12 tháng 5 2021

Phần 1: 

1. Ca Huế trên sông Hương - Hà Ánh Minh

2. Miêu tả

3. Liệt kê ➙ Tác dụng: Diễn tả được đầy đủ hơn,sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của Ca Huế 

4. Ca Huế diễn ra trong một khung cảnh huyền ảo, thơ mộng. Lời ca nhiều giọng điệu, thong thả, trang trọng, trong sáng “gợi lên tình người, tình đất nước”

12 tháng 5 2021

giai-thich-nhan-de-song-chet-mac-bay

 

9 tháng 7 2019

- Các làn điệu dân ca: Chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, bài vung, hò xay, hò nện..

- Các điệu hát: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.

- Nhạc cụ âm nhạc: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh

Tham khảo em nhé! 

Sau khi học xong văn bản “ca huế trên sông hương” em thấy cố đô huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thám cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu đan ca và âm nhạc cung đình như: Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữu và phát huy