Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Khái niệm lãng mạn:
Theo chiết tự lãng : sóng; mạn: phóng túng), lãng mạn tức là phóng túng không chịu một sự ràng buộc nào, không theo đường lối nào.
Khái niệm lãng mạn từ khi xuất hiện đã gây tranh cãi cho các nhà nghiên cứu, lí luận như ở Nga, ở Pháp, ở Việt Nam... Vì vậy, để xác định được nội dung chính xác của khái niệm lãng mạn là một điều khó khăn và phức tạp.
+ Ở Nga, nhà thơ Puskin ghi nhận: Những tranh cãi nóng hổi về chủ nghĩa lãng mạn, tranh cãi thì nhiều mà làm sáng tỏ vấn đề chẳng được bao nhiêu. Hay trong một bức thư gửi bạn 25/3/1825 Puskin viết: Tôi nhận thấy rằng tất cả chúng ta( và cả bạn nữa đều quan niệm rất mơ hồ về chủ nghĩa lãng mạn)
Hai mươi năm sau cũng ở Nga, nhà phê bình Biêlinxki cũng đi đến kết luận: Về tất cả vấn đề này chưa có gì là sáng tỏ và chủ nghĩa lãng mạn vẫn còn là một đối tượng bí ẩn và đầy ước đóan
+ Ở Pháp: cuộc tranh cãi còn náo động hơn khi vở kịch Hernani của Victor Huygi, các phái ủng hộ và chống đối cũng đấu khẩu và đấu đá, đóng góp vào lịch sử văn học Pháp thuật ngữ trận chiến Hernani.
+ Ở Việt Nam: tranh cãi về thơ cũ, thơ mới vào những năm 1932_1935 rất sôi nổi. Tranh cãi về văn xuôi lãng mãn và hiện thực cũng rất hăng hái.
Trong một tác phẩm văn học có yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn. Cuộc sống hàng ngày nảy sinh ra vấn đề hiện thực và vấn đề lãng mạn.
Bộ văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930_1945, gồm 8 tập, gần 100 tác phẩm, khoảng 3.000 trang, có truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết. Gọi là văn xuôi lãng mạn nhưng tỷ lệ tác phẩm lãng mạn thấp hơn so với tác phẩm khác còn lại. Có thể những người xuất bản lấy tên lãng mạn cho dễ xuất bản, tiêu thụ. Nhưng nó cũng có nguyên nhân: Vấn đề lãng mạn và hiện thực ở văn chương là rất phức tạp, dễ dẫn đến sự sắp xếp tùy tiện . Ngay giáo sư Nguyễn Hoành Khung chủ biên bộ sách cũng phải thừa nhận rằng: Trước hết là cái tên lãng mạn không phù hợp với nhiều tác giả, tác phẩm mà nó định thu gom... Sự phân biệt đối lập giữa văn học lãng mạn và văn học hiện thực phê phán trong khu vực hợp pháp không phải luôn luôn rõ rệt nên việc vạch ra đường ranh giới rõ rệt giữa hai dòng hiện thực và lãng mạn là không thể làm được và thực tế không có một ranh giới như vậy.( Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930_1945, tập VIII, NXB khoa học xã hội trang 548, 549.)
Trong lời bạt cho bộ sách Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930_1945 nhà thơ Huy Cận cũng tỏ ra hoài nghi với cách phân loại như vậy: lanîg mạn hay hiện thực cũng đành theo một cách phân loại đã quen dùng. Nhưng chúng ta không quen tính ước lệ nhiều trong cách phân loại ấy. Ông viết tiếp: cho hay những tác phẩm cao đẹp thì bất chấp sự chia ô hoặc nói đúng hơn là cái đẹp cái hay đó nó tràn ngập các ô mà chúng ta đã ngăn sẵn
Nhà thơ Chế Lan Viên không phản đối việc chia ô nào là hiện thực, ô nào là lãng mạn mà cốt phê phán cách xử lý máy móc, đem đối lập chúng với nhau, hạ thấp cái này đề cao cái kia: Về văn học trước cách mạng chia ra nào lãng mạn nào hiện thực thì cũng đúng và cũng nên nhưng chia ra để làm gì ? Nếu chỉ nói là chúng không chống nhau, nam nữ thọ thọ bất thân, nội bất đắc xuất, ngoại bất đắc nhập thì nguy khiếp lắm. Cho dù đồng sàng dị mộng thì cũng có lúc gác chân lên nhau qua lại chứ _ Sao không nghĩ chúng cùng thời với nhau, chúng chịu ảnh hưởng lẫn nhau, có khi chống đối, có khi bổ sung, có lúc thỏa hiệp chứ đâu chỉ có quan hệ lườm nguýt mới là quan hệ (Bài ca thôn Vĩ Dạ, trang 10-11)
Ở Việt Nam văn xuôi 1930_1945 rất khó phân biệt giữa hiện thực và lãng mạn. Những truyện ngắn của Thạch Lam, Trần Tiêu, yếu tố hiện thực lại nổi lên rất rõ. Có người cho rằng truyện ngắn Nhà mẹ Lê còn hiện thực hơn Kép tư Bền của Nguyễn Công Hoan và Tắt đèn của Ngô Tất Tố
Chủ nghĩa hiện thực thì nghiêng về phản ánh, chủ nghĩa lãng mạn nghiêng về bộc lộ. Chủ nghĩa hiện thực thì thấy thế nào miêu tả thế ấy bằng phương pháp điển hình hóa. Chủ nghĩa lãng mạn cảm và suy nghĩ thế nào viết thế ấy. Chủ nghĩa hiện thực nghiêng về xu hướng hướng ngoại. Chủ nghĩa lãng mạn lại nghiêng về xu hướng hướng nội. Một bên xem cuộc sống là đối tượng khách thể để miêu tả,một bên lấy cái Tôi làm trung tâm để thể hiện
Tóm lại tác phẩm văn chương ít nhiều có chứa đựng yếu tố hiện thực và lãng mạn
2. Phân biệt giữa lãng mạn tích cực và lãng mạn tiêu cực
Trong bài Tôi đã học viết như thế nào ? Goocki đã gặp tư tưởng Lênin, thấy cần thiết phải phân biệt trong văn học lãng mạn có hai loại: lãng mạn tích cực và lãng mạn tiêu cực
Lãng mạn tiêu cực hoặc đưa con người thỏa hiệp với thực tại hoặc tô vẻ thực tại , hoặc tách con người ra khỏi thực tại đi vào thế giới nội tâm với những ý tưởng về những bí ẩn thiên định về cuộc đời, về ái tình, về cái Tôi
Ðặc điểm của xu hướng lãng mạn là chủ nghĩa bi quan, chủ nghĩa thần bí, thái độ đối địch với lý trí, sự thoát li thực tại và quay về quá khứ ( trung cổ), dựa vào tôn giáo dựa vào trí tưởng tượng môt cách bệnh hoạn, thích thú với cái hoang đường kỳ ảo. Xu hướng này gọi là lãng mạn tiêu cực( hay lãng mạn bảo thủ phản động) . Vì nó chống lại mọi sự tiến bộ của xã hội, quay lưng lại phong trào đấu tranh của nhân dân
Lãng mạn tích cực: tìm thấy vào những năm 1810_1830 ở Châu Âu lúc mâu thuận sâu sắc giữa giai cấp Tư sản với chế độ phong kiến. Khi cách mạng Tư sản nổ ra ở các nước Châu Âu là muốn giải phóng nhân dân khỏi ách phong kiến nhưng cuộc sống của nhân dân vẫn phải sống ách nô lệ và sự kiểm soát của một chế độ mới.
Các nhà lãng mạn tích cực phủ nhận thực tại xã hội, những sáng tác của họ phù hợp với lợi ích của nhân dân
Cả hai xu hướng này có điểm gặp nhau. Ðặc điểm chính của thế giới quan lãng mạn sự lí giải thường là chủ quan về các hiện tượng đời sống, gán cho đời sống cái mà chủ thể nghệ sĩ mơ ước được thấy. Do đó các nhà lãng mạn không có nhận thức chính xác, mà có khi tùy tiện bóp méo các qui luật khách quan về sự phát triển của thực tại, đem đối lập cá nhân với xã hội, đề cao vai trò cá nhân trong lịch sử. Bất bình với thực tại, các nhà lãng mạn muốn tìm ra giải pháp chống lại những tệ nạn xấu xa của xã hội. Nhưng không nhận thức đúng đắn qui luật lịch sử cụ thể nên chương trình của họ thường xuất phát từ ý tưởng trừu tượng thường có tính chất không tưởng. Như Victohuygo tuy có cảm tình sâu đậm với những Người khốn khổ nhưng lại đi tìm giải pháp cứu khổ bằng giải pháp tình thương
Việc phân chia chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực và chủ nghĩa lãng mạn tích cực lại nảy sinh ra vấn đề: sự đối lập về hệ tư tưởng sao lại có thể nằm chung trong cùng một phương pháp sáng tác lãng mạn. Theo quan điểm của Lênin về hai dong văn hóa trong một nền văn học dân tộc. Có thể hai dòng văn hóa đối lập nhau về hệ tư tưởng. Nhưng không phải vì thế mà tính thống nhất của nền văn hóa dân tộc bị phá vỡ. Phải chăng các nền văn văn hóa dù lãng mạn tiêu cực hay tích cực vẫn có những nét chung về tư duy nghệ thuật làm nền khuynh hướng lãng mạn.
II. CÁI TÔI TRONG VĂN CHƯƠNG
TOP
1. Văn chương cổ :
Văn chương trung đại có đề cập tới cái Tôi nhưng cái Tôi ấy chỉ một số nhà thơ nhắc tới. Trong Quốc âm thi tập, cái Tôi của Nguyễn Trãi đã hóa thân vào thơ:
Ngoài cửa mận đào là khách đỗ
Trong nhà cam quýt ấy tôi mình
Ai hay, ai chẳng hay thì chớ
Bui một ta khen ta hữu tình
Cái Tôi trong thơ Nguyễn Trãi Một ta khen ta, một Tôi phải đối diện với Tôi, đối thoại với Tôi
Cái Tôi trong thơ bà Huyện Thanh Quan mang một tâm sự u hoài:
...Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân nghoảnh lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
Cái Tôi trong thơ Hồ Xuân Hương là khát vọng chân chính về tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ vốn bị xã hội phong kiến vùi dập khinh rẽ. Thơ của bà khẳng định được vẻ đẹp thể lực và vẻ đẹp tâm linh của người phụ nữ. Ðó là bài thơ Bánh trôi nước
Cái Tôi trong thơ Nguyễn Công Trứ vừa thách thức vừa thề bồi:
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Những câu thơ trên của các nhà thơ đầy tính bản ngã. Tính bản ngã là một trong những nguyên nhân sinh ra tính nhân bản của nền văn học dân tộc
Văn chương cổ chứa đựng tâm sự cái Tôi trữ tình, cái Tôi tiềm ẩn mà thời đại hầu như không chứa nổi, khiến Nguyễn Du phải quay hỏi hậu thế :
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
Có lúc cái Tôi trong thơ Nguyễn Du cũng muốn cựa quậy, phá phách
Chọc trời khuấy nước mặc dầu
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai ...
( Truyện Kiều)
Văn chương bày tỏ khát vọng, ước mơ, phẫn nộ và dự cảm về số phận con người muốn vượt thóat khỏi giới hạn của thời đại. Thế nhưng tư tưởng chính thống của phong kiến là trung quân ái quốc, vua là tuyệt đối, vua không nhìn thấy số phận cá nhân. Nhưng cái nhìn của văn chương không phải là cái nhìn của vua mà là tiếng nói tình cảm khát vọng của nhân dân, từ cá nhân với cá nhân. Chế độ phong kiến không chấp nhận cá nhân, do đó nhà thơ cổ có đề cập đến cá nhân nhưng lại bị tư tưởng phong kiến coi thường khước từ. Các nhà thơ cổ người thì bị coi là nghịch sĩ, người bị coi là nghịch tử và nghịch thần.
Văn học cổ không hiếm sự tích về ý thức cá nhân, về tri âm, tri kỷ, tri ngộ.
Tri: hiểu
Kỷ: là cá tính, cái riêng, chân trời riêng có nhu cầu được hiểu biết và thông cảm
Tri kỷ là hiểu được cá tính của nhau
Tri âm : hiểu được tấm lòng
Tri ngộ: là hiểu được cái ơn
Trong thực tế đời sống và trong văn chương có nhiều cặp quan hệ là bạn tri âm, tri kỷ như Chung Tử Kỳ-Bá Nha, Lưu Bình-Dương Lễ; Nguyễn Khuyến-Dương Khuê; Nam Cao- Tô Hoài
Con người ta thấy đời sống có ý nghĩa chừng nào cái kỷ của mình được người biết đến và được thừa nhận. Chung Tử Kỳ ngồi nghe đàn mà biết được tâm hồn của bạn:
Nga Nga hồ chí tại cao sơn
Dương Dương hồ chí tại lưu thủy
( Tiếng đàn lên cao hồn người đang hướng về non
Tiếng đàn khoan nhặt hồn người gửi nơi dòng nước chảy)
Con người ta sẵn sàng chết khi người khác hiểu mình Sĩ vi tri kỷ giả tử (kẻ sĩ sẵn sàng chết cho người biết mình). Vì vậy có nhiều người chết vì tình yêu, vì kẻ khác không hiểu mình
Quản Trọng coi Bảo Thúc Nha còn hơn cả cha mẹ mình: Thuở thiếu thời ta thường đi buôn với Bảo Thúc Nha, khi chia tiền của ta thường lấy phần nhiều, vậy mà Bảo Thúc Nha không cho ta là tham, vì biết ta nghèo lắm. Ta đã ba lần cầm quân đánh giặc và cả ba lần đều thua chạy, thế mà Bảo Thúc Nha không cho ta là hèn vì biết ta còn có mẹ già. Ta đã ba lần làm quan và cả ba lần đều bị cách chức, Bảo Thúc Nha không coi ta là kẻ bất tài, vì biết thời thế có lúc lợi có lúc không lợi. Than ôi sinh ra ta là cha mẹ ta, mà biết ta chỉ có Bảo Thúc Nha . Ðó chính là nhu cầu muốn khẳng định cái Tôi
2. Văn chương Tư sản:
Chủ nghĩa lãng mạn ra đời như là phản ứng lại chủ nghĩa cổ điển trước nó. Nếu văn học cổ điển đề cao lí trí thì văn học lãng mạn thiên về cảm xúc trữ tình. Văn học cổ coi cái Tôi là cái đáng ghét thì văn học lãng mạn suy tôn cái tôi, đề cao bản ngã. Văn học cổ điển đề cao cổ đại thì văn học lãng mạn hướng về lịch sử dân tộc, lấy cảm hướng nhiều ở văn học dân gian cũng như thời đại mà nhà văn sống. Văn học cổ điển đề ra đủ thứ quy tắc phải tuân theo, còn chủ nghĩa lãng mạn không bị gò bó bất cứ nguyên tắc nào ngoài quy tắc bên trong của bản thân nghệ thuật.
Nhìn chung đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn nó thể hiện ở chủ nghĩa cá nhân, ở nguyên tắc chủ quan, ở sự thể hiện, ở xu hướng thiên về mơ mộng.
Văn học phong kiến coi thường ý thức cá nhân, cái Tôi cần phải dấu đi, mới là người có văn hóa, còn đem khoe cái Tôi thì là kẻ vô học: Kẻ ngu này trộm nghĩ ; Ngu huynh hiền đệnói theo kiểu này là người gia giáo có giáo dục
Văn học cổ không phát triển cái Tôi- cá nhân nên không trực tiếp tả nội tâm con người- mà nội tâm con người vô cùng phong phú và phức tạp. Văn học cổ phải dùng hành vi bên ngoài mới miêu tả được bên trong, không đi vào trực tiếp nội tâm bên trong.
Văn học phong kiến không có văn học thiếu nhi, xem trọng người già: Cụ cố Hồng mới có 50 tuổi thích gọi bằng cụ. Nguyễn Du phải để cho Vương quan nói giọng người lớn mặc dù lúc đó Vương Quan mới chỉ 13 tuổi. Thiếu nhi trong văn học phong kiến là người lớn bé. Ðó chính là mỹ học của văn học phong kiến. Ðứng trước ý thức hệ phong kến quá ư là là trói buộc, lạc hậu, do đó vào những năm 1930 phải có một giai cấp mới ra đời đó là giai cấp Tư sản . Giai cấp tư sản ra đời là Tư sản hóa của ý thức và sự Âu hóa của thẩm mỹ.
Cái Tôi đã được văn chương lãng mạn khai sinh ngay giai đoạn đầu là một bước ngoặc có ý nghĩa nhân văn. Nó đánh dấu sự tự ý thức về mình của con người khi muốn vượt ra ngoài Ðêm trường Trung cổ với những ràng buộc nghiệt ngã của thiết chế phong kiến. Cái Tôi trong văn chương lãng mạn được biểu hiện ở ba dạng thức
Cái Tôi thứ nhất là cái Tôi bản thể của con người. Cái Tôi thứ nhất vốn có từ khi con người xuất hiện như một thực thể, một sinh thể thóat ra khỏi thế giới động vật. Nhưng dưới chế độ xã hội nô lệ và phong kiến, cái Tôi ấy bị chà đạp và tỏa chiết. Con người đã đánh rơi cái Tôi của mình ngay từ đầu, cái Tôi bị trói buộc hay chìm đắm trong một mớ giáo lí kinh viện.
Cái Tôi thứ hai gắn liền với nhu cầu giải phóng cá tính khi giai cấp Tư sản hình thành và phát triển, nó đánh thức cái Tôi bản thể
Cái Tôi thứ ba là cái tôi của cá tính sáng tạo của nhà văn với tư cách là một nghệ sĩ
Nói đến cái Tôi là nói đến lịch sử và cuộc hành trình của nó từ Vương quốc tất yếu đến Vương quốc tự do
Cái Tôi nghệ sĩ cũng chính là cá tính sáng tạo, là bản lĩnh của nhà văn, nhà thơ. Vai trò của nó là quyết định sự hình thành của phong cách nghệ thuật. Nó được thể hiện ở sự tìm tòi, khám phá, phát hiện riêng của từng nhà văn, nhà thơ trong việc chọn đề tài, nêu vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, xây dựng hình tượng, tổ chức cốt truyện, kết cấu tác phẩm vv
Tóm lại, cái Tôi của văn chương lãng mạn chỉ tiến bộ tích cực và mang ý nghĩa nhân văn ở giai đoạn đầu. Ðến giai đoạn sau, nó trở nên cực đoan, hẹp hòi- biến thành một thứ chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, đối lập với xã hội
* Văn học lãng mạn qua Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân:
- Tình huống gặp gỡ đầy éo le, mâu thuẫn giữa người tử tù và viên quản ngục. Cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có với nhiều ý nghĩa và nét đẹp
- Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng Huấn Cao phù hợp với lí tưởng, sự sáng tạo nghệ thuật của tác giả
* Văn học hiện thực phê phán
Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
- Xoáy sâu vào hiện tại, ghi lại chân thực những cái đồi bại, lố lăng, vô đạo đức của xã hội tư sản lúc bấy giờ.
+ Mâu thuẫn trào phúng nằm ngay trong nhan đề, thể hiện sự mỉa mai, hài hướng và đau xót, đám con cháu hạnh phúc trước cái chết của cụ cố vì chúng chờ đợi quá lâu để được hưởng thụ gia sản
- Trào lưu văn học là hoạt động nổi bật của quá trình văn học, thuật ngữ chỉ phong trào sáng tác tập hợp những tác giả, tác phẩm, gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng, nguyên tác miêu tả hiện thực, tạo thành dòng sông rộng lớn trong đời sống văn học.
- Trào lưu văn học là hoạt động nổi bật của quá trình văn học, thuật ngữ chỉ một số phong trào sáng tác tập hợp tác giả, tác phẩm gần gũi về cảm hứng, tư tưởng tạo thành luồng trong đời sống văn học một thời đại
- Một số trào lưu văn học lịch sử thế giới:
+ Văn học phục hưng: đề cao con người, giải phóng cá tính, chống lại hệ tư tưởng cổ hủ, khắc nghiệt thời Trung Cổ
VD: Đôn-ki-hô-tê (Xéc-van-tec) ; Ro-me-o & Giu-li-et(Sếch-xpia)
+ Chủ nghĩa cổ điển: luôn đề cao lí trí, sáng tác theo qui phạm chặt chẽ
Ví dụ: Hóa thân Kafka, Lão hà tiện của Mô-li-e
+ Chủ nghĩa lãng mạn: đề cao những nguyên tắc chủ quan, đề tài cũng như cách xây dựng hình tượng nghệ thuật đều do tác gải tưởng tượng nhằm đề cao tự do, hạnh phúc, mộng tưởng.
VD: Chiến tranh và hòa bình (L. Tôn-x tôi), Tội ác và trừng phạt ( Đôn-tôi-ep-xki)
- Văn học Việt Nam cũng có những trào lưu: trào lưu lãng mạn và trào lưu hiện thực phê phán ( 1930 – 1945), trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa (Cách mạng tháng Tám 1945)
+ Chủ nghĩa siêu thực
+ Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo
+ Chủ nghĩa hiện sinh
Từ nước ngoài không cần thiết là từ Valentine, có thể thay thế bằng từ ngày lễ tình yêu/ ngày lễ tình nhân.
Chống lại lễ giáo Phong kiến, đề cao khát vọng của cái tôi cá nhân trong tình yêu, trong cảm nhận cuộc sống, ca ngợi cõi tiên, ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, thể hiện nỗi buồn và sự bế tắc của một bộ phận thanh niên tiểu tư sản đương thời. Thể loại chủ yếu: Thơ ca ( Phong trào Thơ Mới), truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút… Dòng văn học lãng mạn đã có những đóng góp to lớn vào quá trình đổi mới và hiện đại hóa văn học của văn học dân tộc.