Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- "Đối với những người ở quanh ta, ...không bao giờ ta thương.":
- Không thể nhìn cái vẻ bề ngoài "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..." để đánh giá con người mà phải "cố tìm mà hiểu họ".
- Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để tìm hiểu, xem xét họ một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc để hiểu được tâm tư, tình cảm của họ, phát hiện ra những vẻ đẹp đáng quý của họ.
- Nếu không "cố tìm mà hiểu họ", ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng; nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc có sự nhận xét sai lầm về người khác.
- Cần phải hiểu được "Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa" và "cái bản tính tốt của người ta" thường bị "che lấp" bởi "những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ"; bởi thế cần có sự cảm thông với họ.
- "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận": cách ứng xử bao dung, độ lượng bằng tình thương, lòng nhân ái.
-> Đây là một quan niệm đúng đắn về cách nhìn người, thể hiện một phương diện của chủ nghĩa nhân đạo.
- "Đối với những người ở quanh ta, ...không bao giờ ta thương.":
- Không thể nhìn cái vẻ bề ngoài "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..." để đánh giá con người mà phải "cố tìm mà hiểu họ".
- Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để tìm hiểu, xem xét họ một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc để hiểu được tâm tư, tình cảm của họ, phát hiện ra những vẻ đẹp đáng quý của họ.
- Nếu không "cố tìm mà hiểu họ", ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng; nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc có sự nhận xét sai lầm về người khác.
- Cần phải hiểu được "Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa" và "cái bản tính tốt của người ta" thường bị "che lấp" bởi "những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ"; bởi thế cần có sự cảm thông với họ.
- "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận": cách ứng xử bao dung, độ lượng bằng tình thương, lòng nhân ái.
-> Đây là một quan niệm đúng đắn về cách nhìn người, thể hiện một phương diện của chủ nghĩa nhân đạo.
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
- Giới thiệu câu chuyện THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Về hạnh phúc của con người
2. Thân bài: Phân tích và bàn luận vấn đề
a. Phân tích văn bản và rút ra bài học:
- Thượng đế là đấng toàn năng có khả năng “biết hết”, hiểu hết mọi chuyện và tạo nên con người nhưng không thể nào hiểu được “hạnh phúc” là gì nên không thể “nặn” được hạnh phúc để ban tặng cho loài người.
- Con người: được thượng đế trao tặng đầy đủ các bộ phận cơ thể (yếu tố vật chất) nhưng lại không sẵn có hạnh phúc (yếu tố tinh thần), con người phải tự tìm hạnh phúc cho mình.
=> Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc: Hạnh phúc không bao giờ sẵn có hay là món quà được ban tặng, hạnh phúc của con người do chính con người tạo nên.
b. Bàn luận về hạnh phúc
* Giải thích:
- Hạnh phúc là trạng thái tâm lí vui vẻ, thoải mái, dễ chịu khi thỏa mãn được một ược nguyện, mong muốn nào đó .
- Không sẵn có: Không bày ra để con người chiếm lĩnh dễ dàng và tùy tiện sử dụng.
- Tự tạo ra: Hạnh phúc chỉ có được khi tự mình hình thành và tự mình nỗ lực, cố gắng để đạt được
* Bàn luận
- Hạnh phúc là khát vọng, là mong muốn, là đích đến của con người trong cuộc sống. Mỗi người có một quan niệm và cảm nhận khác nhau về hạnh phúc. Có thể nhận thấy hạnh phúc gắn liền với trạng thái vui sướng khi con người cảm thấy thỏa mãn ý nguyện nào đó của mình.
- Hạnh phúc không phải thứ có sẵn hay là món quà được ban phát. Hạnh phúc phải do chính con người tạo nên từ những hành động cụ thể.
- Khi tự mình tạo nên hạnh phúc, con người sẽ cảm nhận sâu sắc giá trị của bản thân và ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Đó cũng chính là thứ hạnh phúc có giá trị bền vững nhất.
- Phê phán lối sống dựa dẫm, ỷ lại trông chờ hoặc theo đuổi những hạnh phúc viển vông, mơ hồ. Bên cạnh đó, có một số người không biết đón nhận hạnh phúc khi mang những suy nghĩ bi quan, tiêu cực.
* Chứng minh: Bằng những dẫn chứng từ thực tế cuộc sống học sinh lấy dẫn chứng phù hợp có phân tích ngắn gọn.
c. Bài học nhận thức và hành động
- Cần có nhận thức đúng đắn về hạnh phúc trong mối quan hệ với cuộc sống của bản thân. Biết cảm thông, chia sẻ, hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân với hạnh phúc của mọi người.
- Biết vun đắp hạnh phúc bằng những việc làm cụ thể, biết trân trọng, gìn giữ hạnh phúc.
d. Liên hệ bản thân.
3. Kết bài: Nêu suy nghĩ của bản thân về câu chuyện, thông điệp được gửi gắm.
tham khảo
Tôi không tự nhận mình là người sống giản dị bởi mẹ tôi đã từng nhắc nhở đôi lần vì sự cầu kì, chau chuốt cho hình thức bên ngoài của tôi. Nhưng tôi nghĩ mỗi chúng ta, ai cũng có quan niệm riêng của mình về mọi điều trong cuộc sống. Với những gì tự rút ra từ bản thân và học được từ mẹ, tôi muốn nói một vài suy nghĩ riêng tư nhỏ bé về vấn đề lối sống giản dị. Từ xưa, giản dị đã trở thành một nếp sống đáng quý, đáng trân trọng, gìn giữ. Có thề giờ đây, lối sống giản dị đã phần nào mai một nhưng dù sao nó vẫn là truyền thống lâu đời của người Á Đông. Trước hết, giản dị được thế hiện rõ nét trong cách ăn mặc, ở hình thức bên ngoài của mỗi con người. Đừng vì cố tỏ ra mình là người sành điệu, hợp thời trang mà đánh mất vẻ bình dị, đời thường bạn ạ! Chỉ cần một bộ cánh gọn gàng, sạch sẽ, bạn đã khiến mọi người có ấn tượng tốt đẹp ban đầu. Tôi biết, ngày nay có rất nhiều bạn trẻ sống xa hoa, lãng phí, tốn kém không biết bao nhiêu tiền bạc của bố mẹ để bằng bạn bằng bè, để diện mốt này mốt kia. Tại sao chúng ta lại phải quá cầu kì, chăm chút cho hình thức như vậy? Nếu bạn diện quần áo quá sành điệu, lại không “đúng chủ đề”, thiếu văn minh, lịch sự thì đâu còn nét bình dị, thân thương. Bạn là bạn, tôi là tôi, mỗi người đều có vẻ đẹp riêng nhưng điểm chung nhất là tôi và bạn, chúng ta cùng mang một nét giản dị vốn có của người Việt Nam.
Vậy nên, đừng bao giờ đế đức tính đẹp đó bị phai mờ! Chủ tịch Hồ Chí Minh - tấm gương vĩ đại của dân tộc, người không chỉ khiến chúng ta kính phục về tài năng, mà còn cảm phục, trân trọng hơn nữa về một lối sống giản dị văn minh. Liệu trên thế giới này, có vị lãnh tụ nào vẫn mặc những bộ quần áo ka-ki đã sờn vải bạc màu, vẫn ăn những bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản...? Không chỉ là cách ăn mặc, giản dị còn được thế hiện trong cách ứng xử hằng ngày.
Mẹ tôi, đã từng răn dạy tôi rằng đừng bao giờ ăn nói cầu kì hoa mĩ, mà hãy diễn tả lời nói bằng ngôn từ dễ hiểu trong sáng. Đúng vậy, dù khi lời nói của bạn chỉ là một đôi câu bình dị nhưng chân thành nó sẽ trở thành ánh bình minh trong lòng mọi người vì nó rất đáng yêu. Nhưng, cũng không phải vì thế mà chúng ta trở nên hồn nhiên vô tư một cách xô bồ, khiếm nhã, làm mất đi nét thanh lịch vốn có của con người. Cách xử sự trang nhã, lễ phép của bạn sẽ khiến mọi người càng yêu quý trân trọng bạn biết bao. Lôi sông hàng ngày cũng vậy, chẳng cần cầu kì, bạn vẫn có thể biểu hiện rõ mình là người giản dị đáng mến. Chắc hẳn, bạn không thể quên hình tượng một lão nông chân quê, mộc mạc trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân! Đó là ông Hai - một nhân vật văn học đã để lại bao ấn tượng sâu sắc trong người đọc. Tâm hồn ông vốn đã ngời sáng bởi lòng yêu quê hương, đất nước nồng nàn, lại càng đẹp hơn nữa ở vẻ đôn hậu, thật thà, rất đỗi hồn nhiên, giản dị. Tâm trí tôi vẫn thường mường tượng tới hình ảnh ông Hai ngồi xắn quần, kể chuyện làng bên nhà hàng xóm.
Nhân vật ông Hai trở nên đáng yêu, đáng nhớ hơn có lẽ cũng chính ở vẻ đẹp tâm hồn giản dị của người nông dân Việt Nam như thế... Đôi khi, người ta còn đánh giá sự giản dị của mỗi con người qua cách suy nghĩ của họ. Bạn ạ, đứng trước một vấn đề, đừng vội lúng túng, mất phương hướng mà hãy thực sự bình tĩnh. Đơn giản hoá mọi chuyện sẽ khiến bạn cảm thấy việc giải quyết khó khăn thật dễ dàng. Vậy tại sao, bạn không chứng tỏ rằng mình cũng là người giản dị qua cách nghĩ của mình? Theo tôi, giản dị đó còn là quan niệm của bạn về mọi điều trong cuộc sống. Chẳng hạn, về hạnh phúc, đối với tôi, đó chỉ là những niềm vui bình dị nhưng trọn vẹn, dáng quý. Mỗi sáng thức giấc, khoan khoái hít thở bầu không khí trong lành, lắng nghe tiếng chim ca hát líu lo, mơ màng trước cảnh bình minh, tôi cảm thấy thật dễ chịu, thoải mái. Đó là hạnh phúc. Được thưởng thức những món ăn ngon do tự tay mình “xông pha” bếp núc, đó là hạnh phúc... Và tôi nghĩ rằng, vài suy nghĩ nhỏ bé của tôi về đức tính giản dị hôm nay cùng rất bình dị, đơn sơ.
Đơn giản là vậy nhưng tôi hi vọng, nó sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng những ai đã đọc bài viết này. Mở cánh cửa tâm hồn để suy tư đôi chút về cuộc sống, tôi nghĩ: giản dị chính là một nét đẹp đáng quý mà mỗi người cần phải gìn giữ, nâng niu. Có thể tôi không hề giản dị theo nghĩa đơn thuần trong mắt mọi người, nhưng hôm nay, dù sao tôi cũng đã trở thành người giản dị theo suy nghĩ của riêng mình. Chẳng rườm rà, lan man, tôi đã thẳng thắn trình bày ý kiến cá nhân và tất nhiên, điều không thể tránh khỏi là sự vụng về, nghèo nản trong hiểu biết, nhưng dù sao đó vẫn là giản dị.
Em tham khảo:
Thứ quý giá nhất mà mỗi thử thách mang đến cho chúng ta đó là chúng sẽ giúp ta mạnh mẽ hơn. Thật vậy, trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng có những lần gặp những khó khăn, thất bại và cảm thấy bế tắc hoàn toàn. Vậy nên, cách ứng xử của mỗi người trong cuộc sống khi gặp gian nan, thử thách thực sự quan trọng và quyết định đến mọi thành công của mỗi cá nhân sau này. Nếu như mỗi người thực sự cố gắng thì thành công là điều nằm trong tầm với sau này. Đầu tiên, ta cần phải thoát khỏi bóng đen của thất bại, chiến thắng về mặt tinh thần và coi thất bại là một phần không thể thiếu đối với việc tiến đến thành công. Hơn nữa, đối với những người lạc quan thì thất bại chính là cách mà họ học hỏi, cách mà họ trưởng thành; và quan trọng nhất họ coi thất bại là món quà và hạnh phúc khi được thất bại. Sau khi chiến thắng được tâm lý sợ thất bại thì việc con người cần làm đó chính là tiếp tục làm việc còn dang dở. Từ bài học thất bại ngày trước, con người ta cần tiếp tục tiến lên và nỗ lực hết sức mình. Việc thất bại và học được 1 điều gì đó sẽ là tiền đề để mỗi người tiếp tục bước tiếp và chinh phục thành công. Hơn nữa, khi thất bại thì thường con người học được nhiều hơn là những thành công. Vì khi thất bại thì cảm giác ấy sẽ khắc ghi mãi mãi để con người không bao giờ mắc lại nữa. Thất bại đã là điều quan trọng đối với thành công, nhưng việc con người đối diện với thất bại một cách mạnh mẽ, thái độ học hỏi mới là bí quyết đi đến thành công. Trên thực tế, chẳng có nhà tỷ phú, người thành công nào thành công chỉ sau 1 đêm mà ko trải qua những lần thất bại nhớ đời. Những hào quang ta thấy về cuộc sống giàu sang của họ chính là sự đánh đổi bằng những năm tháng thất bại rồi nỗ lực bước tiếp của họ. Tóm lại, con người khi gặp phải những khó khăn thậm chí là thất bại trong cuộc sống thì cần phải có lòng kiên trì, tiếp tục cố gắng và nỗ lực ko ngừng thì mới có thể thành công.