K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2021

ai đo giúp mih lần này đc k ạ

* Những chuyển biến xã hội:

- Tình hình cơ cấu xã hội:

+ Các giai cấp cũ (địa chủ phong kiến, nông dân) bị phân hoá.

+ Xuất hiện các giai cấp mới : công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

12 tháng 11 2021

D.

Giai cấp tư sản và gai cấp vô sản

12 tháng 11 2021

d

14 tháng 5 2022

Những chuyển biến xã hội việt nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp:

*Nông thôn

- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng làm tay sai cho thực dân Pháp với sống lượng ngày càng đông đảo

- Nông dân bị bần cùng hóa,bị bóc lột một cách nặng nề,sẵn sàng tham gia Cách Mạng để giải phóng chính mình và dân tộc

*Thành thị                   

- Nhiều đô thị xuất hiện và phát triển

- Một số tầng lớp và giai cấp mới xuất hiện

          + Tư sản

          + Tiểu tư sản thành thị

          + Công nhân

Vai trò chính trị của giai cấp tư sản và vô sản:

- Giai cấp tư sản thời kỳ này vẫn đang trên đường hình thành giai cấp.Tiếng nói chính trị của học còn rất hạn chế.Do bị lệ thuộc,yếu ớt về mặt kinh tế nên họ chưa dám tỏ thái độ hưởng hứng hay tham gia các cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc dầu thế kỉ XX.Tuy vậy tư sản Việt Nam cũng dần bắt đầu thể hiện vai trò trong đời sống chính trị.

- Giai cấp vô sản dần trưởng thành và nhờ những đặc tính chính trị xã hội thuận lợi,nên sớm có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc giải phóng dân tộc,đưa đất nước tiến tới con đường xã hội chủ nghĩa sau này.

13 tháng 5 2022

tham khảo

20/01/2019 - Lượt xem: 767439

 ​I. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH MỸ THO VÀ TỈNH GÒ CÔNG  

1. Sự thống trị của thực dân Pháp

Sau khi bình định đất Nam Kỳ, chính quyền thực dân ở Mỹ Tho và Gò Công ráo riết đẩy mạnh việc vơ vét, bóc lột nhân dân ta để làm giàu cho chính quốc và bọn tư bản Pháp.

Nông nghiệp là ngành mà thực dân chú trọng nhiều nhất, bởi vì đầu tư ít vốn, nhưng thu được lợi nhuận cao thông qua việc xuất cảng thóc gạo. Ruộng đất bị thực dân Pháp chiếm đoạt một cách trắng trợn nhưng lại được "Hợp pháp hóa" bằng những sắc lệnh, nghị định. Ngoài ra, các địa chủ người Pháp lẫn người Việt tăng cường bóc lột phong kiến với mức địa tô rất nặng nề, thông thường chiếm đến 67% hoa lợi mà người nông dân tá điền thu được.

Ngoài ra, tầng lớp địa chủ còn tiến hành nhiều phương cách khác để bóc lột tá điền, như đặt ra lệ công lễ, vật lễ (tức là ngày công phải phục dịch vào các dịp lễ, Tết, giỗ chạp, những vật phẩm phải nộp như gạo nếp, vịt, sáp ong, rượu, trà,...), cho vay lãi nặng hoặc bán chịu cho tá điền những mặt hàng thiết yếu (vải vóc, nước mắm, muối, dầu lửa,...) để đến vụ mùa thu hoạch thì thu lại lúa với lãi suất cao,...

Công nghiệp ở địa phương hầu như không có sự đầu tư đáng kể nào của chính quyền thực dân và tư bản Pháp. Địa phương chí tỉnh Mỹ Tho năm 1902 cho biết : "Ở tỉnh Mỹ Tho, công nghiệp hoàn toàn không có gì, không có xưởng chế tạo máy và tất nhiên không có máy móc tinh xảo". Tại Tiền Giang, bọn chúng chỉ đầu tư vào ngành thu lợi lớn nhất là xay xát thóc gạo, tuy nhiên số lượng ít và công suất lại rất nhỏ. Địa phương chí tỉnh Gò Công năm 1936 cho biết : "Công nghiệp phát triển duy nhất ở trong tỉnh là các nhà máy xay lúa, với 22 nhà máy chạy bằng dầu, bao gồm 3 cái ở tỉnh lỵ và 19 cái ở các làng".

Về giao thông, ngay sau khi chiếm đóng, thực dân Pháp đã có ý thức rất rõ tầm quan trọng của các con kênh đào ở đây. Tháng 5/1877, chính quyền Pháp cho đào kênh Chợ Gạo nối sông Tiền tại rạch Kỳ Hôn với sông Vàm Cỏ Tây.

Do địa hình thường bị cắt xẻ bởi sông rạch nên ở một số tuyến đường liên tỉnh và nội hạt, chính quyền Pháp cho thiết lập các bến phà để đảm bảo việc giao thông liên lạc, như phà Rạch Miễu nối Mỹ Tho với Bến Tre, phà Mỹ Thuận nối Mỹ Tho với Vĩnh Long, phà Chợ Gạo nối Mỹ Tho với Gò Công, phà Mỹ Lợi nối Gò Công với Chợ Lớn và phà Rạch Lá nối Gò Công với Tân An.

Ngoài ra, hệ thông cầu cũng bắt đầu được xây dựng. Năm 1895, chiếc cầu Quay được hoàn thành. Chiếc cầu này đã giúp cho đô thị Mỹ Tho có điều kiện phát triển về mọi mặt, nhất là về kinh tế - thương mại.

Sở dĩ như vậy là do, Tiền Giang là cửa ngõ của Đồng bằng sông Cửu Long, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ đến Sài Gòn và ngược lại, phục vụ cho chính sách tận thu nông sản để xuất khẩu của Pháp.

Bên cạnh hệ thống đường thủy và đường bộ, giới cầm quyền Pháp ở Nam Kỳ còn thiết lập tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho. Đây là tuyến đường sắt đầu tiên ở Việt Nam.

Việc thiết lập và phát triển hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ và đường sắt của Pháp ở Tiền Giang, về mặt khách quan có tác dụng mở rộng lưu thông nội địa. Chỉ riêng năm 1912, người Pháp đã thu được 573.035 francs từ tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho.

Về thương mại, Pháp đã sử dụng giới tư sản mại bản Hoa kiều, vì họ có vốn lớn, đủ sức mua hàng hóa của Pháp để bán lại ở Việt Nam, đồng thời thu mua lúa gạo của Nam Kỳ bán cho thực dân Pháp để đáp ứng cho yêu cầu xuất khẩu nông sản của tư bản Pháp. Sự cấu kết của tư bản Pháp và tư bản Hoa kiều nhằm hạn chế sự phát triển của giới thương gia người Việt.

Thực dân Pháp còn đặt ra những khoản sưu thuế hết sức nặng nề để tận thu, tận vét tiền của của nhân dân. So với thời nhà Nguyễn, các thứ thuế cũ trong thời kỳ này đều tăng vọt, bên cạnh đó rất nhiều thứ thuế mới đặt ra, như: Thuế thân, thuế muối, thuế rượu và thuế thuốc phiện.

Về giáo dục, ở Mỹ Tho, năm 1879, chính quyền thực dân Pháp thành lập trường Collège de Mytho giảng dạy chương trình trung học đệ nhất cấp (tương đương cấp Trung học cơ sở hiện nay) cho cả xứ Nam Kỳ, 1 trường tiểu học đặt tại tỉnh lỵ và 15 trường sơ học ở 15 tổng. Ở Gò Công, chỉ có 1 trường tiểu học đặt tại tỉnh lỵ và 4 trường sơ học ở 4 tổng. Tuyệt đại đa số nhân dân đều bị mù chữ. Pháp một mặt duy trì những tập quán lạc hậu, lỗi thời, mê tín dị đoan, một mặt tuyên truyền, phổ biến lối sống ăn chơi trác táng, trụy lạc (sòng bạc, tiệm hút, tiệm rượu,...) nhằm tạo tâm lý tự ti, vong bản và thủ tiêu ý chí đấu tranh của nhân dân.

Sự áp bức, bóc lột đã đưa đến sự bần cùng hóa không thể tránh khỏi của nhân dân lao động và kèm theo dó là sự phân hóa xã hội diễn ra ngày càng sâu sắc.

Một bộ phận nông dân không còn đất sống phải rời bỏ nông thôn vào thành thị làm đủ mọi nghề kiếm sống, hoặc phải tha phương cầu thực.

Được thực dân Pháp nâng đỡ, ưu thế kinh tế và chính trị của giai cấp địa chủ không ngừng được tăng lên. Ở tỉnh Mỹ Tho, giai cấp địa chủ chỉ chiếm 1,2% dân số, nhưng sở hữu đến 75% diện tích ruộng đất canh tác của toàn tỉnh. Ở tỉnh Gò Công, giai cấp địa chủ chỉ chiếm 0,3% dân số, nhưng sở hữu đến 50% diện tích ruộng đất canh tác của toàn tỉnh.

Đội ngũ tư sản dân tộc ở Tiền Giang được hình thành vào đầu thế kỉ XX với số lượng và tiềm lực kinh tế, tài chính rất nhỏ bé, chủ yếu làm dịch vụ và thương nghiệp, có một ít mở xưởng sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

Do bản chất giai cấp, giới tư sản người Việt bắt tay với tư sản Pháp ra sức bóc lột công nhân để làm giàu. Tuy nhiên, họ cũng bị tư sản Pháp cạnh tranh, chèn ép và kiềm hãm. Do đó, trong chừng mực nhất định, giai cấp này, trừ bọn mại bản, vẫn có tinh thần dân tộc và tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp khi có điều kiện.

Tầng lớp tiểu tư sản ở Tiền Giang bao gồm: Tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, trí thức, học sinh,... Tuy thu nhập có phần ổn định hơn công nhân, nông dân và dân nghèo thành thị, nhưng do giá cả ngày càng tăng, nên đời sống của họ cũng rất eo hẹp, vất vả và bấp bênh. Vốn có lòng yêu nước, căm thù thực dân xâm lược và có điều kiện tiếp thu những trào lưu tư tưởng mới, tầng lớp này là lực lượng rất tích cực trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Do sự hình thành của một số xưởng sản xuất nên đội ngũ công nhân ở Tiền Giang đã ra đời, nhưng với số lượng ít ỏi và mức độ tập trung còn thấp. Song, vốn xuất thân từ người nông dân bị bần cùng hóa phải ra thành thị bán sức lao động để kiếm sống và bị thực dân, tư sản, phong kiến bóc lột thậm tệ, lại có tinh thần yêu nước sâu sắc nên giai cấp công nhân, khi được giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, trở thành lực lượng chính, đảm nhận vai trò lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.

Như vậy, sự thống trị của thực dân Pháp đã tạo ra những biến đổi về kinh tế và xã hội ở Tiền Giang. Sự áp bức tàn bạo về chính trị, bóc lột nặng nề về kinh tế và nô dịch về văn hóa đã tạo nên sự căm phẫn tột độ của các tầng lớp nhân dân, nhất là của quần chúng lao khổ. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng trở nên gay gắt. Đó là nguyên nhân chính khiến cho các cuộc đấu tranh của nhân dân Tiền Giang liên tiếp bùng nổ và phát triển ngày càng mạnh mẽ.

1 tháng 1 2022

B

6 tháng 10 2021

A. Tư sản

6 tháng 10 2021

Giai cấp nào đứng đầu đẳng cấp thứ ba ở Pháp?

A. Tư sản

B. Nông dân

C. Công nhân

D. Tiểu tư sản