Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Trong cuộc họp làng của chuột, người có quyền sai khiến là những vị có vai vế trong làng như ông Cống
- Những việc nguy hiểm khó khăn đùn đẩy cho kẻ đầy tớ của làng, những kẻ không có vai vế xã hội như chuột Chù
→ Truyện phê phán những kẻ có chức sắc và cảnh “việc làng” ở nông thôn ngày xưa. Ý tưởng của kẻ có chức sắc vừa viển vông, hão huyền, gặp việc khó mới thấy được sự hèn nhát của những kẻ đứng đầu làng, kẻ nào cũng tham sống sợ chết.
Tóm tắt truyện:
Họ hàng nhà chuột mở cuộc họp vì muốn tìm cách trị mèo. Ông Cống đề xuất đề xuất sẽ đeo nhạc cho mèo để phát hiện ra mèo từ xa, cả làng chuột hào hứng đồng thuận. Tới khi cắt cử người thực hiện thì ông Cống đẩy chuột Nhắt, chuột Nhắt đẩy chuột Chù. Chuột Chù mới nghe thấy tiếng mèo vứt nhạc chạy về báo làng, từ đó không ai còn nhắc tới cái nhạc. Chuột vẫn muôn đời sợ mèo.
Cảnh họp làng chuột lúc đầu | Lúc cử người “đeo nhạc cho mèo” |
---|---|
Đông đủ |
|
Cả làng dẩu mõm, quật đuôi, đồng thanh ưng thuận |
Im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, không một cái răng nào nhe |
Cả làng ai nấy lao xao, hớn hở |
Đùn đẩy trách nhiệm cho nhau |
- Ý nghĩa của các chi tiết đối lập nhau: Khắc họa được sự ham sống sợ chết, hèn nhát, ích kỉ của làng chuột
Nhận xét chung về việc tả chuột: Mỗi loại chuột đều có một đặc điểm ngoại hình, tính cách riêng, không con nào giống con nào.
Xã hội của loài chuột đại diện cho xã hội của con người.
Cảnh họp làng chuột lúc đầu:
- Đông đủ và khí thế, không thiếu một ai
- Tất cả đều phấn chấn “dẩu mõm, quật đuôi”
- Thống nhất “đồng thanh ưng thuận”, lao xao ưng thuận
Đối lập với cảnh cử người đi “đeo nhạc cho mèo”
- Không khí căng thẳng, chùng hẳn xuống
- Tất cả đùn đẩy lẫn nhau, viện cớ thoái thác
→ Sự mâu thuẫn giữa dự định và hành động chứng tỏ sự hèn nhát của làng chuột, tính chất viển vông của những sáng kiến.
Bài làm
Ba tiếng hội đồng chuột là tiếng cười châm biếm, chế giễu của dân gian. Truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo cũng là một trong những chuyện hội dồng chuột ấy.
Làng chuột hội họp đông đủ, bàn việc rất hệ trọng. Chiếu trên ngất ngưỡng ông Cống. Chiếu giữa có hai anh Nhắt. Chiếu cuối của anh Chù, dù hôi hám nhưng cũng là tráng đinh.
Chương trình nghị sự do ông Cống trình bày là bàn chuyện đeo nhạc cho Mèo để làng chuột được báo động từ xa mà an tâm làm ăn. Hay quá! Cao kiến quá!", cả làng chuột reo lên khi ông Cống dứt lời.
Mấy ngày sau, nhạc đã mua về. Làng chuột lại nhóm họp để cử "người" đi đeo nhạc vào cổ Mèo. Ai sẽ được vinh dự lĩnh ấn tiên phong?
Người đầu tiên được cả làng chuột đồng thanh nhất trí giới thiệu là ông Cống. Nhưng ông vểnh râu khước từ cho đó là "việc làm tầm thường" không xứng với danh hiệu cao quý của mình.
Anh Nhắt được cử đi. Anh nhanh nhẹn được cả làng chuột tín nhiệm. Anh bảo là giữa làng chuột thì anh vẫn là người có vai vế "ở chiếu trên". Việc tẹp nhẹp ấy dành cho bọn "đàn em"...
Cuối cùng Chù được vinh dự nhận công việc vinh quang "đeo nhạc cho Mèo".
Chù thấp cổ bé họng, chối không được, phải cõng cái nhạc ra đi. Gặp Mèo, Chù đánh bạo đến gần. Mèo liền nhe nanh giương vuốt, gầm gừ. Chù cắm đầu tháo chạy, vứt cái nhạc lại, không biết cái nhạc bon đi đâu! Cả làng chuột vừa thấy Chù chạy về, vô cùng sợ hãi bỏ chạy tán loạn.
Cái hay, cái thú ở truyện ngụ ngôn này là ở ba tình tiết. Một, ông Cống dâng ý kiến đeo nhạc cho Mèo. Hai cả làng chuột đùn đẩy nhau. Ba, Chù phải cõng nhạc đi. Mới gặp Mèo, Chù sợ quá vứt nhạc lại hổn hển chạy về... Cả làng chuột bạt vía kinh hôn, mạnh ai nấy chạy, lo bảo toàn tính mạng của mình.
Đeo nhạc cho Mèo cứ ngỡ là một sáng kiến, nhưng chỉ là một ý đồ viển vông, không thực tế. Trong cuộc sống, mọi kế hoạch, mọi "sáng kiến" phải mang tính khả thi mới có giá trị. Đó là bài học luận lí hàm chứa trong truyện cười — ngụ ngôn Đeo nhạc cho Mèo.
Đúng là trong truyện ngụ ngôn này, mỗi loại chuột tượng trương cho một hạng người. Cuộc họp của làng chuột rất giống với hình ảnh của những cuộc họp "việc làng" trong xã hội cũ. Điều đó thể hiện qua mấy điểm sau :
- Ông Cống tiêu biểu cho những kẻ tai to mặt lớn, quyền thế trong xã hội. Ông lên giọng khi cả làng tề tựu đông đủ, chứng tỏ ông quan trọng và là trung tâm chú ý của mọi người ; tuy trong lòng hơi nao nhưng vẫn lộ ra kẻ cả bệ vệ, chứng tỏ ông oai ; vào chỗ nguy hiểm ông từ chối bằng lí do quyền thế, chứng tỏ ông tìm cách đùn đẩy ép người khác nhận cái chết thay ông.
- Chuột Nhắt láu cá, cãi lí. Đây là hình ảnh tượng trưng cho những kẻ cũng còn ở chiếu trên, chưa đến nỗi nào. Vị trí anh ta là vị trí "thường thường bậc trung" trong xã hội.
- Cuối cùng, việc nguy hiểm nhất đẩy cho chuột Chù. Thân phận của chuột Chù thấp bé đầy tớ làng, hôi hám. Chuột Chù tiêu biểu cho hạng người nghèo khổ, thấp cổ bé họng trong xã hội. Trước sự đùn đẩy, chuột Chù đành phải nhận.
Những hình ảnh trên đây gợi cho ta thấy rõ các hạng người trong xã hội cũ, có chiếu trên chiếu dưới, có những kẻ ăn trên ngồi trốc, có những kẻ phải nai lưng gánh vác những việc nặng nhọc, nguy hiểm. Cuộc họp làng chuột vì thế rất giàu tính hiện thực. Tuy nhiên, ý nghĩa chính của truyện ngụ ngôn này là nhằm phê phán những cuộc họp có nội dung viển vông, đề ra những kế hoạch đầy ảo tưởng, không thể thực hiện. Thành ngữ Hội đồng chuột mà dân gian thường nói chủ yếu nằm ở lớp nghĩa này.
Từ xưa, chuột đã sợ mèo
Cả hàng chuột tụ hội họp chống lại mèo
Bầu củ người đeo nhạc cho mèo
Vì sợ mèo quá nên cả đoàn chuột hò nhau chạy mất
Mỗi loại chuột ám chỉ một loại người nào đó trong xã hội:
- Chuột Cống: những tên quan lại béo tốt, có chức quyền và chuyên quyền.
- Chuột Nhắt: tên tay sai, dưới trướng quan, tinh ranh, lọc lõi.
- Chuột Chù: những người không có quyền hành, là dân đen, phải chịu sai bảo.
Trong cuộc họp làng chuột, những con chuột có quyền hơn được xướng việc và sai khiến, đó là Chuột Cống.
Còn những con chuột yếu thế hơn như Chuột Chù thì phải nghe theo và nhận những việc khó khăn nguy hiểm