K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 4 2016

a. Vai trò chỉ đạo của Lê nin trong và sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:

- Đầu năm 1917, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng mọi mặt. Lê nin thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành đấu tranh cách mạng, nêu lên khẩu hiệu "biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng".

- Cách mạng tháng Hai năm 1917 bùng nổ và thành công, chế độ Nga hoàng bị lật đổ song cục diện 2 chính quyền song song tồn tại hình thành... Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của những giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại. Do đó, Lê nin và Đảng Bôn sê vich đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng lật đổ chính phủ lâm thời.

- Tháng 4-1917, Lê nin đã đưa ra Luận cương tháng Tư, vạch ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa...

- Khi điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi, Lê nin bí mật về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng, vạch ra kế hoạch khởi nghĩa... Cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi nhanh chóng và ít tổn thất.

- Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười, chính quyền Xô viết được thành lập do Lê nin đứng đầu đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của quần chúng nhân dân, đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân...

- Tháng 3-1918, Lê nin kí hòa ước Bret- Li tốp rút Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc để có thời gian hòa bình, hòa hoãn xây dựng củng cố và phát triển lực lượng.

- Năm 1919, Lê nin đã đề ra chính sách cộng sản thời chiến nhằm huy động tối đa sức người sức của để chống thù trong giặc ngoài. Nhờ thực hiện chính sách này, nước Nga huy động được toàn bộ nhân lực vật lực đánh tan hoàn toàn các cuộc tấn công của các nước đế quốc và bọn phản động trong nước, bảo vệ và giữ vững nhà nước Xô viết.

- Tháng 3-1921, trong hoàn cảnh nước Nga xô viết gặp nhiều khó khăn về kinh tế và chính trị, Lê nin đã đề ra chính sách Kinh tế mới. Thực hiện chính sách kinh tế mới nước Nga đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp được phục hồi và phát triển. Tình hình chính trị xã hội dần ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện.

- tháng 12-1922, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê nin, Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập.

b. Bài học kinh nghiệm đối với cách mạng Việt Nam

- Phải xây dựng chính đảng cách mạng của giai cấp vô sản lãnh đạo, dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê nin.

- Phải xây dựng khối liên minh công nông vững chắc, đoàn kết các lực lượng cách mạng.

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

- Kết hợp các hình thức, phương pháp đấu tranh với nhau. Sử dụng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng.

- Bài học về giành và giữ chính quyền.

22 tháng 11 2017

Nhảm vừa thôi chứ :D

9 tháng 12 2021

A

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Những thành tựu của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay:

- Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt giá trị 8740,4 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ bảy thế giới.

+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới 325,00 tỉ USD.

+ Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Trung Quốc.

- Thu nhập bình quân tính theo đầu người tăng.

- Đối ngoại:

+ Vai trò và địa vị kinh tế của nước này ngày càng nâng cao.

+ Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông (7-1997) và Ma Cao (12-1999). Đài Loan là một bộ phận riêng mà Trung Quốc nhưng đến nay chưa kiểm soát được.

 14/ Sau khi cách mạng tháng Hai năm 1917, ở nước Nga cục diện hai chính quyền song song     A    tồn tại lâu dài do cùng mục tiêu lật đổ chính phủ phong kiến Nga hoàng.    B     không thể tồn tại lâu dài do giai cấp tư sản có ưu thế về kinh tế và chính trị hơn giai cấp vô sản.    C    tồn tại lâu dài do cùng mục tiêu xây dựng xã hội công bằng không có áp bức.    D    không thể tồn tại lâu dài vì đại diện cho lợi...
Đọc tiếp

 14/ Sau khi cách mạng tháng Hai năm 1917, ở nước Nga cục diện hai chính quyền song song

    A    tồn tại lâu dài do cùng mục tiêu lật đổ chính phủ phong kiến Nga hoàng.

    B     không thể tồn tại lâu dài do giai cấp tư sản có ưu thế về kinh tế và chính trị hơn giai cấp vô sản.

    C    tồn tại lâu dài do cùng mục tiêu xây dựng xã hội công bằng không có áp bức.

    D    không thể tồn tại lâu dài vì đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau.

 15/  Luận cương tháng Tư (4/1917) của Lê-nin có nội dung chủ yếu là

    A    chỉ ra mục tiêu, đường lối để thương lượng với chính phủ lâm thời.

    B     chỉ ra mục tiêu, đường lối để rút nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.

    C    chỉ ra mục tiêu, đường lối để lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng

    D    chỉ ra mục tiêu, đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

2
24 tháng 4 2017

Sau cách mạng tháng Hai, Đảng Bôn-sê-vích quyết định sử dụng phương pháp đấu tranh hòa bình để chuyển toàn bộ chính quyền về tay các Xô viết vì theo Lê-nin đang có những điều kiện thuận lợi để đấu tranh hòa bình là: quần chúng nhân dân nắm trong tay vũ khí và ủng hộ các xô viết; đảng Bôn-sê-vích được phép hoạt động công khai và giai cấp tư sản chưa dám dùng bạo lực đàn áp cách mạng.

Đáp án cần chọn là: D

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 8 2023

Cải cách bộ máy nhà nước của vua Minh Mệnh để lại những bài học kinh nghiệm bổ ích về các nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước, những giá trị cần lựa chọn trong chính sách quản lý, những bài học về cải cách quan chế… 

- Bộ máy nhà nước nên thực hiện theo nguyên tắc “Trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy nhà nước để đạt hiệu quả cao. Việc áp dụng nguyên tắc này trong hoạt động của bộ máy nhà nước hiện nay sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, góp phần tích cực chống quan liêu, phòng và chống tham nhũng lãng phí.
- Bộ máy nhà nước nên thực hiện nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh,  quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng” nhằm khuyến khích, động viên quan lại, quan lại nào làm tốt sẽ được nhà vua ban thưởng, làm không tốt sẽ phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
- Đề cao giá trị của pháp luật và tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật.

5 tháng 8 2023

Thực hiện nhiệm vụ 1:

- Tư liệu về Ô-li-vơ Crôm-oen (lãnh đạo cách mạng tư sản Anh)

+ Ô-li-vơ Crôm-oen (1599 - 1658) là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp quý tộc mới, có nhiều công lao đưa cuộc cách mạng đến thắng lợi và đã nắm quyền độc tài quân sự trong những năm 1653 - 1658.


+ Năm 1640, Ô. Crôm-oen được bầu làm đại biểu Quốc hội. Trong Quốc hội, ông đã hăng hái chống lại nhà Vua và Giáo hội Anh. Khi cách mạng Anh nổ ra (1642), ông đã tổ chức đạo quân kiểu mới, làm hạt nhân cho quân đội của Quốc hội. Dưới sự lãnh đạo của Ô. Crôm-oen, quân đội Quốc hội đã đánh bại quân đội của nhà vua.

+ Sau khi vua Sác-lơ I bị xử tử (1649), chế độ Cộng hoà được thiết lập. Chính phủ Cộng hoà đã phái Crôm-oen mang quân đội sang chinh phục và đàn áp những cuộc khởi nghĩa của nhân dân Ai-len.

+ Năm 1650, Crôm-oen dẫn quân đội lên Xcốt-len và mau chóng thu được thắng lợi. Hai năm sau, Crôm-oen lại tiến hành chiến tranh với Hà Lan, buộc nước này phải chấp nhận Luật Hàng hải của Anh. Khi trong nước xảy ra nhiều biến động do quần chúng lớp dưới không thoả mãn với những chính sách của Chính phủ Cộng hoà, bọn sĩ quan cao cấp và bọn đại tư sản ở Luân Đôn đã ủng hộ Crôm-oen thực hiện chế độ độc tài quân sự.

+ Năm 1653, Hội đồng Sĩ quan bầu Crôm-oen làm người đứng đầu Chính phủ và phong cho ông chức vụ suốt đời làm bảo hộ công. Lúc đầu, Crôm-oen còn chia sẻ quyền lợi với Hội đồng Quốc gia, nhưng từ năm 1655, ông nắm tất cả mọi quyền hành, thậm chí không triệu tập cả Quốc hội. Chính vì vậy, lịch sử nước Anh gọi thời kì do ông nắm quyền là Chế độ độc tài quân sự Crôm-oen.

+ Ngày 3/9/1658, Ô. Crôm-oen qua đời, chế độ Bảo hộ công cũng nhanh chóng sụp đổ.

- Tư liệu về Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn (lãnh đạo chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ)

+ G. Oa-sinh-tơn (1732 - 1799) sinh trưởng trong một gia đình chủ nô giàu có ở bang Viếc-gi-ni-a. Ông có thân hình cao lớn, khuôn mặt dài với đôi gò má cao, mũi thẳng, cặp mắt xanh xám ẩn dưới hàng lông mày rậm và mái tóc nâu sẫm. Oa-sinh-tơn là người vô cùng trầm lặng, về cơ bản ông là người tốt bụng nhưng nóng nảy.

+ Năm 16 tuổi, ông đã trở thành kĩ sư và được nhận danh hiệu Thiếu tá quân đội. Trước khi diễn ra cuộc đấu tranh giành độc lập, ông đã từng là chỉ huy quân đội ở bang Viếc-gi-ni-a, tích cực đấu tranh chống lại các chính sách cai trị hà khắc của chính quyền Anh.


+ Ngay từ đầu cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, Đại hội đã bầu Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang của nghĩa quân (15/6/1775). Ở chức vụ này, ông đã thể hiện những phẩm chất đạo đức cao cả, lòng dũng cảm, tài chỉ huy quân sự của mình. Với ông, “gươm đao là giải pháp cuối cùng để bảo vệ tự do của chúng ta, vì thế nó phải là vật đầu tiên cần dỡ bỏ khi tự do ấy được thiết lập vững vàng”. Quốc hội đã nhiều lần trao cho ông những quyền hạn lớn, thậm chí quyền độc tài. Ông rất có uy tín trong quần chúng nhân dân và là người có vai trò thúc đẩy cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giành thắng lợi. Vào cuối cuộc chiến tranh, một nhóm sĩ quan phản động âm mưu tổ chức xây dựng chế độ quân chủ và đề nghị trao ngai vàng cho Oa-sinh-tơn. Ông đã từ chối lời đề nghị đó. Trong quá trình diễn ra cuộc chiến tranh, ông dựa vào thế hiểm trở của rừng núi, tạo ra cách đánh du kích, bắn tỉa từ xa. Quân Anh chỉ quen cách đánh dàn trận hàng ngang và đánh giáp lá cà, nên bị thất bại nhanh chóng.

+ Tháng 10/1777, quân khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của G. Oa-sinh-tơn đã giành thắng lợi lớn tại Xa-ra-tô-ga. Tiếp đó, nghĩa quân giành thắng lợi ở nhiều trận khác, buộc Anh phải kí Hiệp ước Véc-xai năm 1783.

+ Với Hiệp ước Véc-xai năm 1783, cuộc Chiến tranh giành độc lập kết thúc, các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ được giải phóng và thực dân Anh phải công nhận nền độc lập ở nơi này. Năm 1787, Hiến pháp của Mĩ được soạn thảo dưới sự chủ trì của G. Oa-sinh-tơn. Năm 1789, G. Oa-sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và được tái cử nhiệm kì hai vào năm 1792. Với những đóng góp to lớn đó, tên của ông đã được đặt cho thủ đô của nước Mĩ - Thủ đô Oa-sinh-tơn.

- Tư liệu về M. Rô-be-spi-e (lãnh đạo tiêu biểu trong cách mạng tư sản Pháp)

+ M. Rô-be-spie, nhà cách mạng tư sản cánh tả trong thời kì Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794), người lãnh đạo chủ chốt của phái Giacôbanh - phái đã đưa cuộc cách mạng lên đỉnh cao nhất.


+ M. Rô-be-spie sinh năm 1758 ở An-rát, trong một gia đình luật sư. Trước năm 1789, ông từng làm luật sư ở An-rát và nổi tiếng ở quê hương qua những vụ kiện chính trị, những tác phẩm triết học và những bài báo đả kích chế độ phong kiến. Rô-be-spie chịu ảnh hưởng sâu sắc những tư tưởng triết học của Rut-xô.

+ Năm 1789, đẳng cấp thứ ba ở An-rát đã cử Rô-be-spie làm đại biểu tham gia Hội nghị ba đẳng cấp và ông được bầu vào Quốc hội. Ông đứng đầu cánh tả, còn gọi là phái Núi, đấu tranh kiên quyết chống lại phái hữu để bảo vệ quyền lợi của bình dân và đòi đưa vua Lu-i XVI ra xét xử.

+ Ban đầu, những bài phát biểu của ông ở Quốc hội lập hiến không có kết quả gì. Người ta không chú ý đến ông và không nghe những gì ông nói. Họ buồn cười vì điệu bộ có vẻ khoa trương mà giọng nói lại nhỏ nhẹ của ông. Song, chẳng có gì khiến Rô-be-spie sợ hãi và bối rối. Ông yêu cầu được phát biểu về mọi vấn đề quan trọng và bất chấp thái độ của phần lớn đại biểu trong Quốc hội lập hiến, kiên quyết, nhẫn nại bảo vệ quyền lợi của nhân dân, đòi thi hành quyền phổ thông đầu phiếu, quyền bình đẳng chính trị. Những đề nghị của Rô-be-spie bao giờ cũng bị đại đa số dại biểu trong Quốc hội lập hiển bác bỏ. Nhưng có điều lạ là những lời phát biểu của ông tuy không có kết quả gì, nhưng lại buộc những người nghe dần dần thay đổi thái độ của mình. Khi Rô-be-spie bước lên diễn đàn, không còn có sự thờ ơ, không có tiếng cười mà chỉ có sự im lặng thù địch, cảnh giác bao trùm cả phòng họp. Điều này chứng tỏ người ta phải chú ý lắng nghe giọng nói của ông.

+ Trong những năm 1790 - 1791, ông trở thành nhà hoạt động chính trị chung của cả nước. Năm 1793, là lãnh tụ xuất sắc của phái Giacôbanh. Mỗi khi ông xuất hiện ở các cuộc họp của phái Giacôbanh, thì người ta vỗ tay nồng nhiệt đón tiếp.


+ Cuộc khởi nghĩa ngày 31/5/1793 do nhân dân Pa-ri tiến hành, đưa phái Giacôbanh - đứng đầu là Rô-be-spie lên nắm chính quyền. Quân đội cách mạng dưới sự lãnh đạo của phái Giacôbanh đã liên tiếp đánh bại và đẩy lùi quân đội can thiệp của các nước châu Âu ra ngoài biên giới. Nhưng rồi trong nội bộ của phái Giacôbanh có sự phân hoá: một bộ phận giàu có muốn dừng cuộc cách mạng lại, còn đa số những người nghèo khổ muốn thúc đẩy cách mạng tiến lên hơn nữa. Mặt khác, những chính sách của phái Giacôbanh không đáp ứng đầy đủ quyền lợi cho quần chúng nghèo khổ, cho nên nhiệt tình cách mạng của họ không được như trước nữa.

+ Ngày 9 tháng Téc-mi-do (tháng nóng), năm thứ II của nền Cộng hoà (27/7/1794), bọn phản động và thoái hoá trong Quốc hội đã tấn công và bắt giam Rô-be-spie. Sáng ngày 10 tháng Téc-mi-do (28/7), Rô-be-spie cùng các bạn chiến đấu của mình đã bị đưa lên máy chém không qua xét xử.