Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo:
Câu 1.
- Tình huống cơ bản của truyện là: các sự kiện, hoàn cảnh diễn ra trong câu chuyện.Tình huống truyện càng lạ thì truyện hay bấy nhiêu.Ý nghĩa: có vai trò đặc biệt trọng đối với văn bản tự sự , giúp cho việc thể hiện số phận và tính cách nhân vật trở nên rõ ràng hơn.Đồng thời, làm cho cốt truyện trở nên hấp dẫn hơn, làm rõ được tư tưởng, chủ đề của tác phẩm
- Đoạn văn trên nói lên tâm trạng của nhân vật ông Hai: đó là tâm trạng buồn bã, thất vọng, đau khổ
- Theo em, tình huống trong truyện “Làng” đã khiến ông Hai có tâm trạng như vậy: khi nghe tin làng chợ Dầu của ông đã theo giặc
Câu 2.
- Các câu nghi vấn trong đoạn trích trên:
+ "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?"
+ "Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?"
- Việc sử dụng kiểu câu ấy đã góp phần tạo nên ngôn ngữ nhân vật độc đáo: tạo nên ngôn ngữ độc thoại nội tâm, giúp khắc họa rõ nét tâm trạng đau buồn của ông Hai
Câu 3.
- Xây dựng hình tượng nhân vật ông Hai, luôn tự hào, luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải làng chợ Dầu vì: đây là tình cảm làng yêu nước của tất cả những người dân Việt Nam chứ không phải riêng mình ông Hai.Thời điểm bấy giờ, có rất nhiều làng đứng lên kháng chiến như làng chợ Dầu.Vì thế, tác giả đặt tên nhan đề là "Làng" nhằm bao quát được tất cả , không chỉ riêng làng chợ Dầu
Câu 4.
- Đoạn văn “Nhìn lũ con...bằng ấy tuổi đầu” sử dụng: ngôn ngữ độc thoại nội tâm.Vì đây là ý nghĩ của ông Hai với chính bản thân của ông, không có gạch đầu dòng
- Một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có sử dụng kiểu ngôn ngữ này: "Kiều ở lầu Ngưng Bích" ( trích "Truyện Kiều" - Nguyễn Du)
Khởi ngữ được định nghĩa là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với, còn, với,…
Có phải bạn hỏi trong Kiều ở Lầu Ngưng Bích không ạ?
- Trong sáu câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian được nhìn qua góc nhìn của Thúy Kiều
+ Hoàn cảnh: bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cô đơn tội nghiệp
- Cảnh vật trước lầu Ngưng Bích mênh mông, rộng lớn, tô đậm tình cảnh cô đơn, trơ trọi của Kiều: non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát xa trông, non xa, trăng gần…
- Bao quanh Kiều là không gian, thời gian tuần hoàn đến nhàm chán càng nhấn đậm tình cảnh cô đơn, buồn tủi của Kiều
- Hoàn cảnh, kết hợp với cảnh vật khiến tâm trạng của Kiều chứa đầy uất ức, hờn tủi trước sự bế tắc không cách nào thoát ra được.
- Cụm từ Buồn trông lặp lại bốn lần trong tám câu thơ những đợt sóng lòng trùng điệp, càng khiến nỗi buồn dài dằng dặc, mênh mông, kết hợp với cái nhìn từ xa tới gần.
- Tác giả diễn đạt sâu sắc nội tâm nhân vật Kiều khi rơi vào cảnh bế tắc, không có lối thoát cho bản thân.
- Sóng gió nổi lên như sự báo về những đau khổ sẽ ập tới cuộc đời Kiều.
Chọn đáp án: D.