K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 1 2022

Tham Khảo:

Câu 1.

- Tình huống cơ bản của truyện là: các sự kiện, hoàn cảnh diễn ra trong câu chuyện.Tình huống truyện càng lạ thì truyện hay bấy nhiêu.Ý nghĩa: có vai trò đặc biệt trọng đối với văn bản tự sự , giúp cho việc thể hiện số phận và tính cách nhân vật trở nên rõ ràng hơn.Đồng thời, làm cho cốt truyện trở nên hấp dẫn hơn, làm rõ được tư tưởng, chủ đề của tác phẩm

- Đoạn văn trên nói lên tâm trạng của nhân vật ông Hai: đó là tâm trạng buồn bã, thất vọng, đau khổ

- Theo em, tình huống  trong truyện “Làng” đã khiến ông Hai có tâm trạng như vậy: khi nghe tin làng chợ Dầu của ông đã theo giặc

Câu 2.

- Các câu nghi vấn trong đoạn trích trên:

+ "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?"

+ "Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?"

- Việc sử dụng kiểu câu ấy đã góp phần tạo nên ngôn ngữ nhân vật độc đáo: tạo nên ngôn ngữ độc thoại nội tâm, giúp khắc họa rõ nét tâm trạng  đau buồn của ông Hai

Câu 3.

- Xây dựng hình tượng nhân vật ông Hai, luôn tự hào, luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng  Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải làng chợ Dầu vì: đây là tình cảm làng yêu nước của tất cả những người dân Việt Nam chứ không phải riêng mình ông Hai.Thời điểm bấy giờ, có rất nhiều làng đứng lên kháng chiến như làng chợ Dầu.Vì thế, tác giả đặt tên nhan đề là "Làng" nhằm bao quát được tất cả , không chỉ riêng làng chợ Dầu

Câu 4.

- Đoạn văn “Nhìn lũ con...bằng ấy tuổi đầu” sử dụng: ngôn ngữ độc thoại nội tâm.Vì đây là ý nghĩ của ông Hai với chính bản thân của ông, không có gạch đầu dòng

- Một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có sử dụng kiểu ngôn ngữ này: "Kiều ở lầu Ngưng Bích" ( trích "Truyện Kiều" - Nguyễn Du)

 

 

6 tháng 1 2022

tooooooiiiihhhhhhhhhhhhhhhyyy

24 tháng 8 2017

●   Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Tác giả miêu tả tâm lý nhân vật qua hành động, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại, rất hợp lý. Từ chỗ đau đớn rụng rời đến chỗ bế tắc tuyệt vọng và cuối cùng là sung sướng, hả hê, giải tỏa tâm lý bằng cái tin cải chính.

●   Ngôn ngữ nhân vật: Ngôn ngữ truyện mang đậm tính khẩu ngữ, gần gũi với đời sống. Nhân vật ông Hai của mình nói năng, suy nghĩ, hành động một cách hết sức tự nhiên y như con người thật ở ngoài đời, thể hiện tâm hồn bình dị của người nông dân ít học nhưng rất tha thiết với kháng chiến

15 tháng 1 2019

Chọn đáp án: A.

31 tháng 12 2018

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả:

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật độc đáo, thể hiện qua các tình huống độc đáo của văn bản

- Ngôn ngữ truyện đậm chất lời ăn tiếng nói của người nông dân bình dị, chân chất

17 tháng 10 2021

Bạn tham khảo ạ:

Câu 3: chỉ rõ tác dụng của hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích . 

=> Đoạn trích có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm : "Ồ, sao mà độ ấy vui thế"

    9.{....} Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm."

Câu 4 : " ồ " , " chao ôi " là thành phần biệt lập cảm thán hay câu cảm thán ? vì sao ? những từ đó là lời của ai ? có ý nghĩa gì ? 

"Ồ" là thành phần biệt lập cảm thán vì nó không nằm trong nghĩa sự việc của câu mà thể hiện cảm xúc nhân vật

"Chao ôi" là câu cảm thán vì đừng độc lập, tách biệt với câu sau nó; kết thúc bằng dấu chấm than và trực tiếp bộc lộ cảm xúc của nhân vật

=> Những từ đó là lời của người dẫn truyện thể hiện cảm xúc vui sướng của nhân vật ông Hai khi nghĩ về làng.

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:

“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!...(5)”

  1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
  2. “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?
  3. Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
1
5 tháng 7 2019

1. Đoạn trích nằm trong tác phẩm Làng - Kim Lân.

2. Ông lão trong đoạn trích là nhân vật ông Hai. Điều nhục nhã được nói đến là làng của ông Hai - làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc.

c. - Lời trần thuật của tác giả: (1) (3)

- Độc thoại nội tâm của nhân vật: (2), (4), (5)

Những lời độc thoại nội tâm thể hiện sự dằn vặt, băn khoăn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Ông không tin những người có tinh thần ở lại làm làm việt nhục nhã ấy được. Qua đó thể hiện tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.