K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2019

- Từ bài thơ Tiếng vọng, nhà thơ muốn gửi tới bạn đọc một thông điệp về lòng nhân ái. Thói ích kỷ, tính cá nhân và ham muốn hưởng thụ của con người có thể đánh mất đi lòng nhân ái của chính chúng ta. Một con chim đập cửa, tiếng kêu cứu của một số phận trong lúc hoạn nạn, lẽ ra anh phải dời bỏ hạnh phúc của anh, dời bỏ những điều kiện thuận lợi để cứu vớt một sinh linh bé bỏng nhưng tôi lại bị “sự ấm áp gối chăn kìm giữ. Con chim là một biểu tượng để chỉ về những người xung quanh ta. Chính vì người ta ngại rét, ngại gió, ngại mưa, ngại khó khăn ... sự ích kỷ đã phủ ngập trong lòng khiến họ không quan tâm đến những bất hạnh của sinh linh bé nhỏ kia hay của chính những con người ở ngay bên cạnh mình.

- Với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, đoạn thơ Tiêng vọng còn như một lời sám hối, một nỗi ân hận của của chính tác giả. Tiếng vọng ở đây là tiếng vọng của lòng nhân ái, nhắc nhở chúng ta vượt qua những ích kỉ cá nhân để yêu thương mọi người.

Nêu những dẫn chứng minh:

- Cuộc đời mỗi con người không khỏi có những phút giây ích kỉ, chỉ nghĩ đến hạnh phúc của bản thân mình.

- Nhưng quan trọng hơn hết, chúng ta còn phải biết sống với trái tim yêu thương luôn đập trong lồng ngực vì: +Người với người sống để yêu nhau.

+ Luôn luôn có những người bất hạnh, cần được giúp đỡ.

+ Khi biết yêu thương người khác, chúng ta sẽ thấy trái tim mình rộng lớn thêm ra, biết cảm nhận được hạnh phúc.

- Tình yêu thương, lòng nhân ái được thể hiện từ những việc làm nhỏ nhất như nắm lấy bàn tay một cụ gia dẫn qua đường, một cái ôm ấm áp khi người khác đau buồn đến những hành động lớn hơn như hiển tặng, trao gửi một niềm tin yêu nào đó.

- Khi sống trong yêu thương, mỗi người sẽ tự cảm thấy ấm áp từ trong tim.

Liên hệ bản thân:

- Em có khi nào ích kỉ mà không quan tâm đến người khác không?

- Được sống trong yêu thương, em đã và đang làm gì để đáp lại tình yêu thương ấy.

1. Giới thiệu chung:

- Tác giả:

+ Sáng tác từ thời kì kháng chiến chống Pháp và nhanh chóng trở thành một cây bút tiêu biểu | của nền văn xuôi cách mạng Việt Nam.

+ Thành công ở truyện ngắn và kí.

+ Tác phẩm của Nguyễn Thành Long tập trung phản ánh vẻ đẹp của con người Việt Nam mới trong lao động và trong chiến đấu.

+ Lối viết vừa chân thực, giản dị, vừa giàu chất trữ tình.

- Tác phẩm: Được viết vào mùa hè năm 1970

- là kết quả chuyến công tác lên Lào Cai của tác già.

- Đoạn trích nằm ở phần cuối của truyện ngắn, khi cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kĩ sư đã đến hồi kết.

- Đoạn trích ngắn nhưng làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật. Qua đoạn trích, chúng ta hiểu thêm những nét đẹp của những nhân vật này.

2. Phân tích từng phần của đoạn trích theo nhân vật

- Anh thanh niên: không chỉ là người có tinh thần trách nhiệm với công việc, có phong cách sông đẹp, anh còn rất biết quan tâm đến mọi người:

+ Anh ngỡ ngàng sao thời gian trôi qua nhanh quá “Anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ Ba mươi phút được gặp để nói chuyện với người khác với anh là rất ngắn ngủi, trong tiếng kêu trời ơi ấy của anh có thái độ tiếc nuối, bịn rịn.

+ Biểu ông họa sĩ giỏ trứng để làm bữa trưa.

+ Gửi cô kĩ sư cái khăn taykèm theo cuốn sách cô ấy đã đọc. + Anh luôn đề cao, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình.

=> Anh thanh niên khơi dậy trong ông họa sĩ và cô kĩ sư những tình cảm tốt đẹp.

- Ông họa sĩ: không chỉ là một người nghệ sĩ chân chính, say mê tìm kiếm cái đẹp, trong hành trình lên Sa Pa lần này, bằng đôi mắt tinh tường của mình, ông đã có cái nhìn mới mẻ, lạc quan về thế hệ trẻ:

+ Khi nhận xét về anh thanh niên, cô kĩ sư ông nhận xét “anh chị cứ như con bướm”. Trong câu nói đó, “con bướm” là một hình ảnh ẩn dụ đẹp về nét hồn nhiên, muôn màu sắc về cả thế hệ thanh niên mà ông hi vọng.

=> Nhân vật ông họa sĩ là nhân vật phụ, miêu tả không nhiều nhưng hiện lên với nét đáng yêu, đáng quý. Thông qua nhân vật này, tác giả gửi gắm những suy nghĩ về cuộc sống và con người.

- Nhân vật cô kĩ sư

+ Đây là cô gái xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm: một người con gái Hà Nội đã bỏ lại sau lưng mối tình nhạt nhẽo để lên Lào Cai công tác.

+ Trong cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, được nghe những điều anh nói, cô bàng hoàng hiểu về cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh thanh niên và về cả thế giới những con người như anh. Giây phút bàng hoàng của cô là sự xúc động khi bắt gặp một tình yêu đích thực, một tình yêu lớn, làm bừng dậy trong cô những tình cảm lớn lao, cao đẹp. Từ đó cô nhận ra, bấy lâu nay mình đã sống cuộc đời nhạt nhẽo, tầm thường, giúp cô yên tâm tin tưởng vào con đường mình đã chọn. Cùng với đó là một sự hàm ơn khó tả đối với anh thanh niên. Đó không chỉ vì bó hoa rất to mà anh đã tặng cô, mà còn là một bó hoa khác - bó hoa của những khát khao, háo hức, mộng mơ, của những khát vọng cống hiến cao đẹp đã truyền sang cô.

=> Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ngắn ngủi đã khơi gợi cho cô suy nghĩ về cuộc sống mới.

Đã có đôi lần Chế Lan Viên bộc bạch:“Mỗi câu thơ là một lần lặn vào trang giấyLặng vào đời rồi lại ngoi lên.”Hiện thực cuộc đời phải biến thành câu chữ, hình ảnh, âm điệu trên mỗi trang thơ và từ đấy sức mạnh, sức nặng của sự sáng tạo nghệ thuật mà nhà thơ tác động trở lại với cuộc đời, và tô điểm thêm cho bao sắc đẹp của sự sống. Mỗi tác phẩm ra đời đều là một thành quả nghệ thuật chứa đầy tâm huyết của nhà văn. Bởi đó là nơi để nhà văn gửi gắm những tình cảm sâu lắng nhất, những cảm xúc, khát vọng chân thành nhất, mãnh liệt nhất về con người và về cuộc đời. Dưới mỗi con chữ sáng tạo của nhà văn là biết bao xúc động, biết bao tình yêu cũng như nỗi đau đời trong tâm hồn nhạy cảm của người cầm bút. Nguyễn Quang Thiều cũng mang tình yêu và nỗi đau đời kí gửi vào tác phẩm "Tiếng Vọng"....
3 tháng 6 2018

Theo mình(chỉ theo mình thôi nha) thì cũng có thể bàn về sự vô cảm (một vấn đề tiêu cực)!

4 tháng 6 2018

Gần như là thế dó bạn:

=>Vì trong đêm mưa bão, nghe cánh chim đập cửa,
nằm trong chăn ấm, tác giả không muốn dậy mở cửa
cho sẻ tránh mưa. Tác giả ân hận vì đã ích kỉ, vô tình
gây nên hậu quả đau lòng.

21 tháng 1 2019

- Từ bài thơ Tiếng vọng, nhà thơ muốn gửi tới bạn đọc một thông điệp về lòng nhân ái. Thói ích kỷ, tính cá nhân và ham muốn hưởng thụ của con người có thể đánh mất đi lòng nhân ái của chính chúng ta. Một con chim đập cửa, tiếng kêu cứu của một số phận trong lúc hoạn nạn, lẽ ra anh phải dời bỏ hạnh phúc của anh, dời bỏ những điều kiện thuận lợi để cứu vớt một sinh linh bé bỏng nhưng tôi lại bị “sự ấm áp gối chăn kìm giữ. Con chim là một biểu tượng để chỉ về những người xung quanh ta. Chính vì người ta ngại rét, ngại gió, ngại mưa, ngại khó khăn ... sự ích kỷ đã phủ ngập trong lòng khiến họ không quan tâm đến những bất hạnh của sinh linh bé nhỏ kia hay của chính những con người ở ngay bên cạnh mình.

- Với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, đoạn thơ Tiêng vọng còn như một lời sám hối, một nỗi ân hận của của chính tác giả. Tiếng vọng ở đây là tiếng vọng của lòng nhân ái, nhắc nhở chúng ta vượt qua những ích kỉ cá nhân để yêu thương mọi người.

Nêu những dẫn chứng minh:

- Cuộc đời mỗi con người không khỏi có những phút giây ích kỉ, chỉ nghĩ đến hạnh phúc của bản thân mình.

- Nhưng quan trọng hơn hết, chúng ta còn phải biết sống với trái tim yêu thương luôn đập trong lồng ngực vì:

+ Người với người sống để yêu nhau.

+ Luôn luôn có những người bất hạnh, cần được giúp đỡ.

+ Khi biết yêu thương người khác, chúng ta sẽ thấy trái tim mình rộng lớn thêm ra, biết cảm nhận được hạnh phúc.

- Tình yêu thương, lòng nhân ái được thể hiện từ những việc làm nhỏ nhất như nắm lấy bàn tay một cụ gia dẫn qua đường, một cái ôm ấm áp khi người khác đau buồn đến những hành động lớn hơn như hiển tặng, trao gửi một niềm tin yêu nào đó.

- Khi sống trong yêu thương, mỗi người sẽ tự cảm thấy ấm áp từ trong tim.

21 tháng 1 2019

Bn ơi sự việc được nói tới là sự vô cảm nên bn có thể viết một đoạn văn viết về sự vô cảm không? Làm nhanh giúp mk nhé

20 tháng 1 2019

Xin lỗi nhưng câu có thể viết câu hỏi rõ ra được không . Tớ không thể đọc ra được . Mong cậu thông cảm !ngaingung

20 tháng 1 2019

Đây là phần phiên dịch của đoạn thơ trên

Con chim sẻ chết rồi

Chết trong đêm cơn bão gần sáng

Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cách chim đập cửa

Sự ấm áp của gối chăn đã giữ chặt tôi

Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi

Cho đoạn văn sau:Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa )

a) Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích, hoàn cảnh sống của nhân vật còn có điều gì đặc biệt?

1
26 tháng 2 2019

– Đoạn văn là lời kể của anh thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Anh đang kể về công việc của mình cho ông họa sĩ già và cô kỹ sư nông nghiệp trẻ.

– Lời kể ấy được nói ra trong tình huống mọi người đang lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét trong thời gian ba mươi phút.

– Những lời tâm sự cho thấy:

   + Nhân vật anh thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm bạn với cỏ cây và mây núi ở Sa Pa.

   + Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, chiến đấu. Công việc của anh thanh niên kể trong đoạn văn là ghi báo về những con số lúc một giờ sáng trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt.

– Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều đặc biệt: anh sống một mình trong suốt bốn năm trên đỉnh Yên Sơn. Trong bốn năm đó, ông họa sĩ và cô gái trẻ là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà anh.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:    … Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.    - Tôi sẽ mang về...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

    … Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

    - Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu.

    Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

(Trích Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn này.

3. Bằng đoạn văn ngắn, hãy nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà trong đoạn trích trên.

1
17 tháng 6 2017

1. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến.

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” để chỉ cái chết nhẹ nhàng, thanh thản (0,5 điểm)

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”: biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng nhằm giảm bớt sắc thái đau đớn khi diễn tả cái chết của ông Sáu (0,5 điểm)

3. Ý nghĩa hình tượng chiếc lược ngà

- Chiếc lược ngà ở đây được lựa chọn làm tên nhan đề tác phẩm. Câu chuyện cảm động về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu được trong hoàn cảnh chiến tranh đã làm rõ tư tưởng của tác phẩm (0,5 điểm)

- Nêu tóm tắt lại nội dung câu chuyện, trước khi trở về mặt trận ông Sáu hứa tặng bé Thu chiếc lược ngà (0,25 điểm)

- Chiếc lược ngà là tất cả tình cảm, sự yêu thương và hối hận của ông Sáu dành cho con “Anh cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ thận trọng cố công như người thợ bạc, gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” (0,25 điểm)

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh.

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh. Chiếc lược ngà trở thành biểu tượng của tình thương con, chăm sóc cho con, nỗi nhớ mong con gái của ông Sáu (0,25 điểm)

- Ông Sáu hi sinh vẫn không kịp trao tận tay con chiếc lược ngà, đây là chi tiết gây xúc động trong lòng người đọc, cũng mang giá trị tố cáo chiến tranh chia cắt tình thân, gây ra nhiều đau đớn. (0,25 điểm)

→ Chiếc lược ngà đạt giá trị sâu sắc về mặt nội dung và hình thức, trở thành biểu tượng đẹp đẽ về tình phụ tử, và để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc. (0,5 điểm)

- Trình bày sáng rõ, bố cục khoa học, không mắc lỗi chính tả (0,5 điểm)

Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với cách sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc...
Đọc tiếp

Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?

Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với cách sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã “ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu”. Đó không phải là một câu nói bóng, mà đó là một tâm sự, một kế hoạch học chữ, hay là nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào học lời ăn tiếng nói của nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy.

   Xin kể hai ví dụ. Câu thơ Nguyễn Du có chữ “áy” (cỏ áy bóng tà…). Chữ “áy” ấy, tài giỏi đến độ dù người ta không hiểu nghĩa, nó cũng hiện lên sự ảm đạm. Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được biết chữ “áy” là tiếng vùng quê đấy. Quê vợ của Nguyễn Du ở Thái

Bình, Nguyễn Du đã ở lâu đất Thái Bình, “cỏ áy” có nghĩa là cỏ vàng úa. Tiếng “áy” ở Thái Bình đã vào văn chương “Truyện Kiều” và trở thành tuyệt vời.

   Ví dụ nữa, ba chữ “bén duyên tơ” ở “Truyện Kiều”. Thông thường, ta hiểu “bén duyên” có thể gần gũi với câu tục ngữ ”Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ, lúc tháo com tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, người nhà nghề gọi là “tơ bén”. Nếu chỉ viết “bén duyên” không thì còn có thể ngờ, chứ “bén duyên tơ” thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe, học và sáng tạo trên cơ sở công việc của người hái dâu chăn tằm. Nguyễn du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài giũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào!

(Theo Tô Hoài, Mỗi chữ phải là một hạt ngọc, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd)

1
25 tháng 7 2019

- Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du không phải có sẵn mà là biết học lời ăn tiếng nói của quần chúng

- Trau dồi vốn từ ngoài việc hiểu chính xác nghĩa để dùng còn phải làm giàu vốn từ bằng cách viết thêm từ mới.