Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đã từ lâu tôi xem loài xương rồng là biểu tượng của ý chí và niềm tin vì nó luôn xem mọi trở ngại là niềm vui. Ban đầu bạn có thể không tin nhưng với xương rồng thì nó luôn yêu thử thách. Chúng ta có thể thấy rằng, môi trường càng khắc nghiệt chúng càng đẹp lên mà thôi. Tương tự như vậy, chúng ta hãy xem mỗi chướng ngại trong cuộc sống là một bất ngờ thú vị, một trò chơi để chứng tỏ sự kiên cường, kham nhẫn của chính bản thân mình.
Xương rồng – ngay từ chính cái tên, nó đã nói lên bao sự gai góc và khó khăn. Xương rồng tuy không nổi bật rực rỡ như hoa hồng, kiêu sa như mẫu đơn, đáng yêu như anh đào hay tinh khiết như một đóa sen mọc giữa bùn lầy. Trái lại, trông nó lúc nào cũng xấu xí với thân hình thô kệch cùng với những cái gai nhọn hoắc. Nhưng kì diệu thay, ẩn sau cái hình dáng khắc khổ đó là một sức sống mãnh liệt mà có lẽ không một loài hoa nào có thể so sánh được.
Nếu ai đó cảm thấy tuyệt vọng trong cuộc sống, cảm thấy tự ti vì bản thân mình sinh ra không gặp nhiều may mắn như người khác, thì hãy một lần thử nhìn cây xương rồng đi. Nó vẫn tươi xanh, mặc cho mình được trồng trên mảnh đất khô cằn nơi vùng sa mạc đầy nắng và gió, chịu nhiều cơn thịnh nộ dữ dội của thiên nhiên nhưng xương rồng vẫn hiên ngang đứng đó, vẫn vươn lên đón ánh mặt trời rực rỡ. Vì một lẽ xương rồng đã biết vượt qua mọi thách thức của thời tiết, tiềm ẩn trong nó một sức sống mãnh liệt để sinh sôi nảy nở và góp chút ít màu xanh cho đời. Cũng như chúng ta, mỗi con người sinh ra là mỗi duyên phận, mỗi cuộc đời. Dù ai đó có những thiếu thốn, khó khăn về phương diện nào, duyên phận kém may mắn hơn những người khác, thì bạn ơi hãy sống và vươn lên như cây xương rồng đó, vượt qua bao khó khăn thử thách để đóng góp thêm cho đời những điều tốt đẹp hữu ích, để kiếp này chúng ta không uổng kiếp làm người….
Nhìn vào thực tế cuộc sống hiện nay, có biết bao mảnh đời bất hạnh không được cơ thể lành lặn nhưng nhờ vào nghị lực họ đã quên đi những đau khổ nơi thân và nơi tâm mà tiếp tục sống, tiếp tục đóng góp cho cuộc đời như những đóa hoa luôn tỏa hương thơm ngát.Chỉ cần có ý chí là chúng ta có thể vượt qua được mọi trở ngại cho dù trở ngại đó có lớn đến mức nào. Khó khăn càng lớn khi ước vọng càng cao, khó khăn càng không thể vượt qua khi khả năng làm chủ bản thân càng thiếu. Khó khăn đó như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì, bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Giống như những cây xương rồng vẫn hằng ngày sống lặng lẽ mà bền bỉ điểm tô cho nơi sa mạc vốn nóng bức và không có sức sống.
Vì vậy, muốn thành công thì không thể thiếu nghị lực. Đừng sợ trở ngại, vì chính nó là thứ để ta rèn luyện ý chí kiên cường của bản thân. Phải đương đầu với thử thách và thất bại thì mới đủ nghị lực để đạt đến thành công trong cuộc sống bởi ai cũng phải trải qua nhiều gian nan, thử thách thì lúc ấy nghị lực là rất quan trọng, có nghị lực, có niềm tin thì ta có thể vượt qua mọi khó khăn để đưa những bước chân gần hơn với thành công và chạm tay đến hạnh phúc. Chúng ta nên nhớ rằng đừng bao giờ từ bỏ khi vẫn còn ước mơ, và nghị lực sẽ giúp chúng ta thực hiện ước mơ đó.
Hãy mạnh mẽ vươn lên như những cây xương rồng trên sa mạc để mỗi sớm mai thức dậy ta thấy tâm hồn nhẹ như lá non.
Bài văn được cấu tạo ba phần:
a. Mở bài (câu văn đầu): Nhận xét chung về nắng trưa.
b. Thân bài: Cảnh vật trong nắng trưa.
Thân bài gồm 4 đoạn sau:
+ Đoạn 1 (từ Buổi trưa ngồi trong nhà đến bốc lên mãi): Hơi đât trong nắng trưa dữ dội.
+ Đoạn 2 (từ Tiếng gì xa vắng đến hai mí mắt khép lại): Tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa.
+ Đoạn 3 (từ Con gà nào đến bóng duối cũng lặng im): Cây cối và con vật trong nắng trưa.
+ Đoạn 4(từ Ấy thế mà đến cấy nốt thửa ruộng chưa xong): Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa.
c. Kết bài (câu cuối – kết bài mở rộng): Cảm nghĩ về mẹ ("Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!").
Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những cái nấm to bằng cái nấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác tôi là một người khổng lồ đi lạc vào vương quốc của người tí hon. Đến đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.
Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền cành nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
Học tốt ^
Ai cũng có người cha , tôi cũng vậy và tôi luôn trân trọng điều đó . Qua bài NHững Cánh Buồm tôi đã cảm nhận được 1 điều rằng : "
Người cha là tất cả " . Và cái cảnh tôi bước theo cha thật đẹp với một màu của buổi sáng tuyệt vời .
“Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Cát càng mịn biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng”.
Trên cái nền không gian ấy, hai cha con xuất hiện với phép tương phản: tương phản về tuổi tác, tương phản về hình ảnh:
“Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch”.
Người cha nghe tiếng con bước mà lòng vui phơi phới. Con ngây thơ hỏi cha về biển:
“Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Cha mỉm cười âu yếm rồi trả lời thành thật:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Những nơi đó cha chưa hề đi đến”.
Đất nước ta dài và rộng. Sức cha thì có hạn đâu có thể đi hết được. Cho nên sau câu trả lời, người cha “trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời”. Theo câu trả lời của cha, ước mơ của con bay theo cùng những cánh buồm trắng. Ước mơ thật hồn nhiên mà táo bạo:
“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi...”
Ba dấu chấm lửng đằng sau ba chữ “Để con đi...” muốn nói đến những nơi cha chưa đến thì người con sẽ đến. Ý thơ toát ra ở sự kế tiếp thế hệ sau và thế hệ trước. Những gì cha chưa làm được, người con sẽ làm tiếp tạo thành một dòng đời không đứt đoạn. Cánh buồm trắng ở đây đã trở thành biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được hiểu biết của tuổi trẻ. Ước mơ được đi xa, được hiểu biết của người con ngày hôm nay là ước mơ của người cha ngày hôm qua:
“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm?”
Người cha như trẻ lại, tìm thấy lại mình từ tiếng nói ước mơ của đứa con. Thế hệ con đã tiếp nối ý chí thế hệ cha:
“Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”.
Và chắc chắn họ sẽ tìm được những gì mà thế hệ đi trước chưa làm được.
Bài thơ Những cánh buồm, là bài thơ có tính tượng trưng, nó giúp chúng ta nuôi dưỡng những ước mơ và khát vọng để hướng tới tương lai, hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Trong một lần tôi và bố tôi ra biển chơi vào lúc còn sớm, ánh mặt trời rực rỡ biển xanh.
Bố với tôi lang thang trên biển, bóng bố tôi thì dài và lênh khênh còn bóng của tôi thì tròn và chắc nịch.
Sau trận mưa đêm rả rích hôm qua tôi cảm thấy rằng cát càng mịn và biển thì lại càng trong hơn trước.
Một lúc sau, tôi nhìn ra ngoài biển xa, tôi bất chợt thấy rằng ở đó ko có cây, có cửa, có nhà và ko có nhà ai ở đó.
Tôi liền hỏi bố, thì bố bảo rồi sẽ có nhà, có cửa, có cửa và có người ở đó rồi bảo tôi ko phải lo.
Hai bố con tôi lại đi dạo trên biển tiếp, thì thấy bố cứ giương mắ nhìn mãi phía cuối chân trời,
Tôi liền nhìn ra chỗ mà bố tôi cứ ngắm mãi, thì thấy có một cánh buồm trắng.
Tôi lại bảo bố cho tôi mượn cánh buồm trắng để tôi có thể chu du khắp mọi nơi trên biển.
Hỏi xong tôi lại ngoái nhìn cánh buồm trắng với muôn ngàn ước mơ.
Ôi, buổi sáng ấy thật tuyệt.
Xong rồi bạn ko copy đâu nha, tk mình đi pls.
2/ vì những cây nấm đó rất đẹp nên tác giả mới liên tưởng tới điều đấy
1/ tác giả liên tưởng tới một thành phố lúp xúp dưới bóng cây thưa , mình là người khổng lồ đi lạc vào vương quốc tí hon đền đài miếu
mạo lúp xúp dưới chân mình
Giải như sau.
(1)+(2)⇔x2−2x+1+√x2−2x+5=y2+√y2+4⇔(x2−2x+5)+√x2−2x+5=y2+4+√y2+4⇔√y2+4=√x2−2x+5⇒x=3y(1)+(2)⇔x2−2x+1+x2−2x+5=y2+y2+4⇔(x2−2x+5)+x2−2x+5=y2+4+y2+4⇔y2+4=x2−2x+5⇒x=3y
⇔√y2+4=√x2−2x+5⇔y2+4=x2−2x+5, chỗ này do hàm số f(x)=t2+tf(x)=t2+t đồng biến ∀t≥0∀t≥0
Công việc còn lại là của bạn !
Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.
Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm, chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy có một thanh sắt; chàng vứt luôn xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.
Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay; Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba, lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận đưa lại mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên:
– Ha ha! Một lưỡi gươm!
Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái gan dạ không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lấy xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.
Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng.
Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.
Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:
– Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước.
Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Ðứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.
Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.
Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.