K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2021

Có 2 phương pháp chọn giống vật nuôi;

Phương pháp 1: Chọn lọc hàng loạt:

- Ưu điểm: Nhanh, đơn giản, không tốn nhiều chi phí, rất dễ để thực hiện.

- Nhược điểm: Giống chọn ra không được tốt, có thể có những cá thể bị bệnh, thoái hóa. Hiệu quả chọn lọc không cao.

Phương pháp 2: Chọn lọc cá thể:

- Ưu điểm: Cho giống khỏe mạnh, tốt, sạch bệnh. Hiệu quả chọn lọc rất cao.

- Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều thời gian, cơ sở vật chất và yêu cầu trình độ khoa học kĩ thuật phải cao.

Tham Khảo(của các cô hoc24)

1. Ngoại hình thể chất

a. Ngoại hình

Ngoại hình là hình dáng bên ngoài của con vật mang đặc điểm đặc trưng riêng của giống, qua đó thể hiện nhận định tình trạng sức khoẻ, cấu trúc hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể và dự đoán khả năng sản xuất của vật nuôi.

Ví dụ: ​Bò hướng thịt: Toàn thân giống hình chữ nhật, bề ngang, bề sâu phát triển, đầu ngắn, rộng, đầy đặn vùng vai tiếp giáp với lưng bằng phẳng, mông rộng chắc, đùi nở nang, chân ngắn, da mềm mỏng....Bò hướng sữa: Thân hình phần sau phát triển hơn phần trước, bầu vú to hình bát úp, núm vú tròn cách đều nhau, tĩnh mạch vú nổi rõ, phần thân trứơc hơi hẹp, đầu thanh, cổ dài, lưng thẳng rộng, đùi sâu, da mỏng mỡ dưới da ít phát triển.

b. Thể chất

Thể chất là chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi có liên quan đến sức sản xuất và khả năng thích nghi với điều kiện môi trường sống của con vật nuôi.

Thể chất được hình thành bởi:

Tính di truyền

Điều kiện phát triển cá thể của vật nuôi

Thể chất gồm 4 loại:

Thô, thanh, săn, sổi - Nhưng thực tế các loại hình thể chất thường ở dạng kết hợp: Thô săn, thanh săn, thô sổi, thanh sổi.

Ví dụ: Thể chất phối hợp:

Thô săn: thân hình vạm vỡ, thô kệch,…

Thô sổi: xương to, da dàu, thịt nhão, ít vận động,..

Thanh săn: xương nhỏ nhưng chắc, cơ rắn, không béo ị,…

Thanh sổi: da mỏng, mỡ dày, thịt nhiều,…

2. Khả năng sinh trưởng và phát dục

Sinh trưởng là cơ thể sinh vật tăng lên về khối lượng thể tích về chiều dài chiều rộng và chiều cao

Khả năng sinh trưởng được đánh giá dựa vào:

Tốc độ tăng khối lượng cơ thể (tính bằng g/ngày hay kg/tháng)

Mức tiêu tốn thức ăn (số kg thức ăn để tăng 1kg khối lượng cơ thể)

VD:    Khối lượng của lợn ngoại qua:

        - 6 tháng tuổi là 70kg

        - 10 tháng tuổi là 125kg

        - 12 tháng tuổi là 165 kg

Phát dục là quá trình hình thành những tổ chức bộ phận mới của cơ thể ngay từ giai đoạn đầu tiên của bào thai và quá trình phát triển cơ thể sinh vật.

Khả năng phát dục của vật nuôi được đánh giá bằng thời gian tính dục và thuần thục tính dục ở mỗi loài

VD: 

Gà mái bắt đầu đẻ trứng từ ngày 134 trở đi

Trâu đực 30 tháng thuần thục sinh dục

Bò lai Xinh đẻ lứa đầu khoảng 35 tháng tuổi

Sinh trưởng và phát dục là sự phát triển chung của cơ thể sống sự sinh trưởng và phát dục đều thực hiện song song và tồn tại trong cùng một bộ phận cơ thể.

3. Sức sản xuất

Là khả năng cho thịt, sữa, lông, trứng, sức cầy kéo và khả năng sinh sản.

Sức sản xuất phụ thuộc:

Phẩm chất giống.

Thức ăn dinh dưỡng.

Kỹ thuật chăn nuôi

Môi trường sinh thái

Ví dụ: 

Với gia súc lấy sữa sức sản xuất tức là sản lượng và chất lượng sữa càng cao càng tốt

Bò Hà Lan lượng sữa bình quân 1 chu kỳ 300 ngày đạt 5.000 kg. Tỷ lệ mỡ sữa 3,32%

Bò lai Xin sản lượng sữa bình quân 918,9 – 1.000 kg trong 1 chu kỳ 290 ngày. Tỷ lệ mỡ sữa cao 5,5 – 6%

13 tháng 3 2022

dài thế ;-;

13 tháng 3 2022

Tham khảo:

- Chọn giống vật nuôi là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để chọn lọc và giữ lại làm giống những cá thể có đặc điểm có lợi đáp ứng yêu cầu của con người. Tạo giống là việc chọn và phối giống hoặc sử dụng các biện pháp kỹ thuật di truyền khác để tạo ra một giống mới.

-Chọn lọc hàng loạt:

+) Ưu điểm: nhanh đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.

+) Nhược điểm:độ chính xác không cao, độ hiệu quả chọn lọc không cao.

- Kiểm tra năng suất:

+) Ưu đểm: có độ chính xác cao, hiễu quả chọn lọc cao. 

+) Nhược điểm: khó thực hiện, tốn thời gian, đòi hổi yêu cầu kĩ thuật và công nghệ.

⇒ Kiểm tra năng suất có độ chính xác cao hơn.

13 tháng 3 2022

REFER

Chọn giống vật nuôi là việc phát hiện và giữ lại những cá thể mang tính tốt đáp ứng các yêu cầu đề ra và loại thải các cá thể xấu không đạt yêu cầu, nhằm hoàn thiện giống vật nuôi và nâng cao năng suất vật nuôi.

Chọn lọc hàng loạt:
-Ưu điểm:Đơn giản, dễ làm, thời gian ngắn, không cần đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, hiệu quản chọn lọc khá cao
-Nhược điểm: chỉ căn cứ vào kiểu hình không kiểm tra được đặc tính di truyền của giống.
Kiểm tra năng suất:
-Ưu điểm: kiểm tra được đặc tính di truyền của giống.
-Nhược điểm: thời gian lâu,cần trình độ kĩ thuật cao, chọn lọc được số lượng vật nuôi ít trong 1 lần.

26 tháng 4 2022

- Có nhiều phương pháp chọn giống nhưng phổ biến nhất là hai phương pháp sau:

+ Chọn lọc hàng loạt: Dựa vào tiêu chuẩn đã định trước, rồi căn cứ vào sức sản xuất để lựa chọn từ đàn vật nuôi những cá thể tốt nhất.

– Ưu điểm: Nhanh, đơn giản, không tốn nhiều chi phí, rất dễ để thực hiện.

– Nhược điểm: Giống chọn ra không được tốt, có thể có những cá thể bị bệnh, thoái hóa. Hiệu quả chọn lọc không cao.

+ Kiểm tra năng suất: Các vật nuôi tham gia chọn lọc được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đem so sánh với những tiêu chuẩn để lựa chọn con tốt nhất làm giống.

– Ưu điểm: Cho giống khỏe mạnh, tốt, sạch bệnh. Hiệu quả chọn lọc rất cao.

– Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều thời gian, cơ sở vật chất và yêu cầu trình độ khoa học kĩ thuật phải cao.

đó là suy nghĩ của mink thôi ko đúng lắm đâu tham khảo nha!

16 tháng 3 2021

Các phương pháp chọn giống vật nuôi

* Chọn lọc hàng loạt: Dựa vào tiêu chuẩn đã định trước, rồi so sánh sức sản xuất của từng các thể vật nuôi trong đàn, lựa chọn từ trong đàn những các thể đạt tốt giữ lại làm giống

- Ưu điểm: Dễ tiến hành, ít tốn thời gian, không đòi hỏi kĩ thuật cao, giá thành rẻ, được áp dụng phố biến.

- Nhược điểm: Chỉ căn cứ vào kiểu hình, chưa biết được kiểu gen nên năng suất thường không ổn định.

Do vậy, muốn năng suất được ổn định thường phải chọn lặp đi, lặp lại nhiều lần. Như vậy các biến dị tốt mới dần được củng cố ở trạng thái thuần chủng.

* Kiểm tra năng suất: Các vật nuôi tham gia chọn lọc được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đem so sánh với những tiêu chuẩn để lựa chọn con tốt nhất làm giống.

-Ưu điểm: biết được kiểu gen về mặt di truyền do giống mình chọn

-Nhược điểm:

+Khó thực hiện

+Mất thời gian

+Đòi hỏi trình độ cao



 

8 tháng 11 2021

- Phương pháp chọn lọc : Đầu tiên ta chọn những cá thể có tổ tiên tốt về nhiều mặt, những cá thể này sau đó được nuôi trong điều kiện tiêu chuẩn những cá thể nào có kết quả kiểm tra năng suất tốt sẽ được giữ lại làm giống. Cuối cùng người ta đánh giá khả năng di truyền các tính trạng tốt của con vật cho đời sau.

- Ưu điểm: Cho giống khỏe mạnh, tốt, sạch bệnh. Hiệu quả chọn lọc rất cao.

- Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều thời gian, cơ sở vật chất và yêu cầu trình độ khoa học kĩ thuật phải cao.

8 tháng 11 2021

- Phương pháp nuôi cấy mô

Ưu điểm: 

+ Nhân với số lượng lớn 

+ Sản phẩm sạch bệnh và đồng nhất với i truyền

+ Hệ số nhân giống cao

Nhược điểm:

+ Tốn kém kinh phí, công sức

+ Đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao

8 tháng 3 2019

* Ưu và nhược điểm của phương pháp nuôi cấy mô
Nhược điểm
- Khó thao tác do hạt phấn nhỏ
- Các giai đoạn phát triển của hạt phấn không đều nên hiệu suất tạo cây đơn bội không cao.
- Hạt phấn là vật liệu quan trọng để gây đột biến và chuyển nạp gen, tuy nhiên nó ít được sử dụng vì làm giảm tỉ lệ tái sinh cây.
Ưu điểm
-Tạo ra giống cây trồng sạch bệnh.
-Giống tạo ra có phẩm chất di truyền đồng đều.
-Phát sinh dễ dàng trong quá trình nuôi cấy.
-Tạo cây đơn bội thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền.

* Ưu và nhược điểm của phương pháp chọn lọc
Chọn lọc hàng loạt :

Ưu điểm:

+Đơn giản

+Phù hợp với trình độ thấp

+Dễ làm

-Nhược điểm:không nắm được kiểu gen về mặt di truyền do giống mình chọn

Chọn lọc cá thể:

Nhược điểm :

- Đòi hỏi công phu, theo dõi chặt chẽ, khó áp dụng rộng rãi

Ưu điểm :

- Kết hợp được việc đánh giá kiểu hình với việc kiểm tra kiểu gen
- Có hiệu quả đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp.

* Ưu và nhược điểm của phương pháp gây đột biến :

Ưu điểm của phương pháp
Các giống cây trồng mới sẽ có nhiều các đặc tính vượt trội tổ hợp được nhiều đặc tính mà con người hằng mong muốn như kết hợp được năng suất, chất lượng với chống chịu các stress hữu sinh và vô sinh, cải thiện đáng kể hàm lượng các hoạt chất có ích, đa dạng về kiểu dáng, thời gian sinh trưởng… ở các giống cây trồng mới.
Nhược điểm
Phương pháp sử dụng hóa chất ngày nay bị hạn chế vì độc hại, và có nguy cơ gây ung thư cao.

Mk chỉ biết từng đó thôi

9 tháng 3 2021

+ Chọn lọc hàng loạt là phương pháp dựa vào tiêu chuẩn đã định trước, rồi so sánh sức sản xuất của từng cá thể vật nuôi trong đàn, lựa chọn trong đàn những cá thể tốt nhất giữ lại làm giống 

vd: Trong 1 đàn gà, ta xem xét thử những cá thể gà nào có sức khỏe, sinh sản phát triển nhất theo tiêu chuẩn đã định ( đẻ bao nhiêu trứng/ tháng,...) sẽ giữ lại làm giống

+ Kiểm tra năng suất là các vật nuôi tham gia chọn lọc trong cùng một điều kiện chuẩn và thời gian nuôi dưỡng, chọn những cá thể vật nuôi tốt đạt tiêu chuẩn định trước giữ lại làm giống

9 tháng 3 2021

vd năng suất: Một đàn lợn và lợn cái ở giai đoạn 90-300 ngày tuổi, rồi căn cứ vào cân nặng, mức tiêu tốn thức ăn, độ dày mỡ lưng để quyết định chọn lọc lợn giống

24 tháng 12 2020

Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại là:

1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại

+ Ưu điểm: dễ thực hiện, hiệu quả lâu dài.

+ Nhược điểm: hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh.

2. Biện pháp thủ công

+ Ưu điểm:đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu, bướm mới phát sinh.

+ Nhược điểm: hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh

3. Biện pháp hóa học

+ Ưu điểm: có hiệu quả cao, ít tốn công, diệt nhanh

+ Nhược điểm: gây ngộ đọc cho người, gia súc và gây ô nhiễm môi trường.

4. Biện pháp sinh học

+ Ưu điểm: an toàn với người và động vật, hiệu quả bền vững lâu dài, không gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế cao.

+ Nhược điểm: hiệu quả chậm phụ thuộc vào loại thiên địch

5. Biện pháp kiểm dịch thực vật

+ Ưu điểm: ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh hại nguy hiểm.

+ Nhược điểm : tốn kém

1. Biện pháp thủ công: gồm các biện pháp bẫy đèn, dùng tay hoặc dụng cụ thô sơ để bắt sâu bọ, thả bả độc.

*Ưu điểm: 

- Dùng dụng cụ đơn giản

- An toàn với môi trường và các sinh vật sống xung quanh

*Nhược điểm:

- Chỉ sử dụng có hiệu quả khi cây trồng vừa bị bệnh và số lượng nhiễm bệnh ít

- Chỉ sử dụng trên diện tích đất nhỏ

2. Biện pháp hóa học: 

- Là biện pháp sử dụng hóa chất để tiêu diệt sâu bệnh

*Ưu điểm:

- Thực hiện nhanh ít tốn công, mang lại hiệu quả cao

- Chỉ sử dụng diện tích đất rộng

*Nhược điểm:

- Gây độc cho môi trường và sinh vật sống xung quanh

- Dùng dụng cụ phức tạp

3. Biện pháp sinh học:

- Là biện pháp dùng các loại sinh vật hoặc các chế phẩm sinh học để tiêu diệt sâu bệnh hại

*Ưu điểm:

- Dụng cụ đơn giản

- An toàn với môi trường và sinh vật sống xung quanh

*Nhược điểm:

- Mang lại hiệu quả chậm, cần phải phun xịt nhiều lần

- Chỉ có hiệu quả khi cây trồng vừa bị sâu bệnh

4. Biện pháp kiểm dịch thực vật:

- Là biện pháp kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm nông lâm nghiệp khi đưa chúng từ vùng này sang vùng khác

*Ưu điểm:

- Giúp ngăn chặn nghững dịch bệnh nguy hiểm

*Nhược điểm:

- Sử dụng máy móc phức tạp và nguồn nhân lực có trình độ kĩ thuật cao