Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Câu chuyện thú vị về cuộc tiếp xúc văn hóa giữa những người đến từ hai thế giới: phương Đông và phương Tây: người đàn ông nước ngoài ăn phở Việt Nam. Họ không biết cách dùng đũa, loay hoay một hồi thì được bác chủ quán hướng dẫn cách cầm đũa nhưng vẫn không học được. Vì thế, bác đã cắt nhỏ phở giúp cho vị khách nước ngoài.
Câu chuyện: Như chưa hề có cuộc chia ly
Bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, hiện sống ở Bình Phước. Năm 1972, trong một lần giận cha, bà bỏ nhà đi. Đến năm 1975, bà quay lại Tây Ninh tìm người thân nhưng lúc này gia đình đã dọn đi nơi khác.
Bà dùng số tiền dành dụm từ làm thuê, đi tìm gia đình trong 2 tuần nhưng không gặp. Sau đó, bà Thủy trở lại TP.HCM làm thuê, cuộc sống khó khăn nên không có khả năng tìm kiếm. Năm 2009, bà gửi thư về Như chưa hề có cuộc chia ly để nhờ tìm gia đình.
Người bà mong muốn tìm là người mẹ kế Lương Thị Thời và các em. Ngày xưa, bà được bà Thời che chở, bảo bọc. Chương trình đã mất 12 năm tìm kiếm. Ngày đoàn tụ với người mẹ kế và các em khiến bà không cầm được nước mắt. Bà chưa từng nghĩ sau gần 50 năm thất lạc có thể gặp lại người thân.
Bà Nguyễn Thị Thủy Vân, 1 trong 4 người em thất lạc của bà Thủy, liên tục xin lỗi vì ngày xưa ức hiếp chị mình do được cưng chiều. Tình cảm mẹ con, chị em ngày trùng phùng khiến người chứng kiến cũng phải sụt sùi theo.
Đề tài: hỏi chuyện người bạn tới từ vùng quê. Điểm khác biệt nằm ở đối tượng, đề tài và hệ thống câu hỏi (chuẩn bị các bước như câu 1)
- Về đề tài có thể hỏi: quê hương, gia đình, lí do đến thăm, sở thích, ấn tượng sâu đậm về con người, vùng quê, đất nước của mình…
+ Chia nhỏ vấn đề để hỏi: học tập, ấn tượng đặc sắc của bạn với vùng đất mới.
+ Phương pháp: cần thể hiện sự nhã nhặn, lịch sự dù với tư cách là “chủ nhà” hay “khách mời”
- Tóm tắt câu chuyện về chàng Đan-kô:
+ Chàng Đan-kô cùng nhóm người buộc phải tìm con đường đến vùng đất mới.
+ Chàng động viên và dẫn họ vào rừng sâu để tìm lối thoát.
+ Những khó khăn, thử thách khiến mọi người kiệt sức và kết tội Đan-kô.
+ Đan-kô buồn sầu nhưng không nỡ bỏ rơi họ, chàng quyết xé toang lồng ngực, dứt trái tim để soi sáng cho mọi người.
+ Mọi người đến được vùng đất hứa tươi đẹp, Đan-kô gục chết bên trái tim rực sáng.
- Bối cảnh:
+ Thời gian: tối tăm, mơ hồ, không xác định.
+ Không gian: rộng lớn, âm u, có biển, thảo nguyên, rừng rậm, mây trời,...
⇒ Không gian rộng lớn và âm u, hoang vắng, bí ẩn.
Tham khảo!
Đan-kô dẫn bộ lạc của mình vào rừng sâu để tìm con đường sống, họ gặp những khó khăn khi đi trong rừng. Mọi người trách Đan-kô vì không biết dẫn đường, họ dừng lại và kết tội Đan-kô. Cuộc tranh cãi nổ ra, anh cảm thấy buồn vì mọi người kết tội anh trong khi anh luôn yêu thương và muốn cứu thoát họ. Đan-kô xé toang lồng ngực, dứt trái tim ra để soi sáng cho mọi người. Rừng núi rẽ lối cho anh đi, mọi thứ đều vượt qua một cách dễ dàng, họ đã ra được rừng để đến với vùng đất mới. Đan-kô đã dũng cảm hi sinh bản thân mình mà không cần đền đáp.
Bối cảnh của câu chuyện là thời gian buổi tối, trong một không gian rộng lớn với biển, thảo nguyên, mây, sao...-> Không gian đẹp, nhưng cũng có nét bí ẩn.
Em tham khảo:
Đối với mỗi quốc gia, những người tài giỏi chính là lực lượng nòng cốt đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Thật vậy, những người có cả đức và tài chính là sức mạnh cốt lõi quyết định sự phát triển và hưng thịnh của mọi quốc gia. Trên thực tế, những người tài giỏi chính là những người đem tri thức của mình để cống hiến cho đất nước. Những tri thức mà họ có được, hay những kinh nghiệm mà họ gặt hái được sẽ được ứng dụng vào lĩnh vực mà họ làm, từ đó họ sẽ gây dựng nên sự nghiệp của chính mình bằng trí tuệ, cũng như góp phần làm cho đất nước giàu đẹp hơn. Những sản phẩm mà họ làm ra góp phần vào sự chuyển mình và đi lên của đất nước, làm cho đời sống của nhân dân thêm đầy đủ và no ấm. Bên cạnh đó, những người tài giỏi là những người luôn trăn trở làm sao để cống hiến được cho đất nước, sao cho xóa bỏ được những tiêu cực, lạc hậu, cổ hủ trong đời sống xã hội. Họ chính là những người đặt nền móng cho sự phát triển của một quốc gia cũng như góp công sức của mình vào sự chuyển mình tích cực của đất nước. Mọi thời đại và giai đoạn phát triển lịch sử của dân tộc VN đều có những nhân tài góp phần vào sự phát triển và bền vững của nước nhà, dân tộc. Họ không những có cái tâm nghĩ cho dân tộc mà còn cả tài để đủ năng lực phát triển đất nước, làm giàu cho dân tộc. Tóm lại, những người hiền tài chính là lực lượng nòng cốt cho sự phát triển của đất nước, dân tộc; nếu không có những nhân tài thì đất nước sẽ mãi lạc hậu, đói kém.
- Văn bản hướng tới đối tượng: Quan viên lớn nhỏ, thứ dân trăm họ.
- Ngô Thì Nhậm đối diện với những khó khăn trong việc thuyết phục các đối tượng trên ra gánh vác việc nước: đất nước loạn lạc, kẻ sĩ bi quan, chán chường. Mặt khác, vẫn không ít sĩ phu, nhân tài bảo thủ với triều đại cũ mà bất hợp tác với triều đình Tây Sơn.
- Lê Lợi – Lê Thái Tổ đã thành lập một đội quân chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh năm 1418.
- Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách. Tin Lê Lợi dựng cờ nghĩa, chiêu mộ hiền tài bay xa, thu hút các anh hùng hào kiệt từ bốn phương kéo về. Đất Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa. ở đó có đủ các tầng lớp xã hội và thành phần dân tộc khác nhau, với những đại biểu ưu tú như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lai, Cầm Quý, Xa Khả Tham... Sau một thời gian chuẩn bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy đến tháng 12-1427 Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc.