K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bố cục:

   - Đoạn 1 (Từ đầu ... Râm ran) : cảnh làng quê chớm hè.

   - Đoạn 2 (còn lại) : Các loài chim ở đồng quê.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 113 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Trình tự tên các loài chim :

   - bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú.

   - chim ngói, nhạn, bìm bịp.

   - diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt.

b. Có theo sự sắp xếp các nhóm loài gần nhau.

c. Cách dẫn dắt lời kể rất tự nhiên, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết rất hợp lí và bất ngờ.

Câu 2 (trang 113 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Sự miêu tả các loài chim :

   - Bồ các kêu váng lên, sáo hót vui, nhạn kêu “chéc chéc”, bìm bịp kêu “bịp bịp”, chèo bẻo kêu “chè cheo chét”.

   - Diều hâu có cái mũi khoằm, chèo bẻo thức suốt đêm ngày mùa, quạ đen, quạ khoang lia lia láu láu, chim cất cánh nhọn...

b. Sự kết hợp xen kẽ kể và tả : Tả (chim cắt cánh nhọn như dao bâu chọc tiết lợn...) + Kể (hai con chèo bẻo đang bay, một con cắt vụt lao ra...)

c. Nhận xét : Tác giả có tài quan sát tinh tường, hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến thiên nhiên, làng quê.

Câu 3 (trang 113 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Chất liệu văn hóa dân gian :

   - Thành ngữ : dây mơ rễ má, kẻ cắp gặp bà già.

   - Đồng dao : Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu...

   - Truyện cổ tích : sự tích bìm bịp, sự tích chim chèo bẻo.

   Việc sử dụng văn hóa dân gian tạo nên bức tranh cụ thể sinh động nhiều màu sắc về thế giới các loài chim đồng quê. Tuy vậy vẫn có điều chưa xác đáng là tạo nên một cách nhìn mang tính định kiến về loài chim “ác”.

Câu 4 (trang 113 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Bài văn đem đến những hiểu biết thú vị về hai nhóm chim vùng nông thôn nước ta. Qua đó làm ta thấy yêu mến thiên nhiên, làng quê với sức sống bền bỉ muôn loài.

Luyện tập

   Quan sát và miêu tả một loài chim ở quê em :

   - Đối tượng miêu tả : chim bồ câu, chim sẻ, chim cút, chim sáo,...

   - Vẻ ngoài : bộ lông, màu sắc, kích cỡ, ...

   - Tập tính sinh hoạt.

   - Sự thích thú, tình cảm của em với loài chim ấy.

24 tháng 5 2020

thanh you nha bạn 

à mình có dăng vài câu hỏi mời bạn trả loi nhé

12 tháng 4 2023

bài nào bạn , phần câu hỏi hả ??

12 tháng 4 2023

loading...loading...loading...

Bài này bạn,bạn giải giúp mình nha!hihi

10 tháng 5 2018

bn học chữa lỗi về C-V , câu TTĐ có từ là , vb đêm nay bác ko ngủ và bài văn tả thầy cô giáo

 chúc bạn hok tốt . k cho mk nha :)

10 tháng 5 2018

mik gợi ý 

c1 Trong thời kỳ Bác thuộc chúng ta đã trải qua những tên nước nào

Hãy nêu các cuộc khởi nghĩa trong thời kỳ đó

Thời kỳ dựng nước và giữ nước đã để lại cho đời sau những gì

Trong các cuộc khởi nghĩa cuộc khởi nghĩa nào đã chấm dứt thời kỳ phong kiến phương bác

Nêu nguyên nhân chiến thắng Bạch Đằng năm 938

(Đề của mik như zậy đó)

Chúc các cậu thi tốt nha

Nhớ k cho mik nha

30 tháng 4 2019

bn ơi hầu hết m.ng đã thi đâu

vả lại ko phải đề thi trg nào cũng như nhau nhé 

..

29 tháng 4 2019

Đề thi kì 2 lớp 6 môn Văn 2018 - THCS Lê Khắc Cẩn

PHẦN I : ĐỌC – HIỂU  ( 4.0 điểm)

            Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

             “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.”

                                                                                    ( Ngữ văn 6 – tập 2)

Câu 1 ( 0.5 điểm) : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên  là ai?

Câu 2 ( 0.25 điểm) : Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

Câu 3 ( 0.25 điểm) : Nội dung của đoạn văn trên là gì?

Câu 4 ( 0.25 điểm)  : Câu văn : “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.”, vị ngữ của câu có cấu tạo như thế nào?

a. Động từ.

b. Cụm động từ.

c. Tính từ.

d. Cụm tính từ.

Câu 5 ( 0.25 điểm) : Nếu viết : “Nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.” thì câu văn mắc phải lỗi gì?

a. Thiếu chủ ngữ.

b. Thiếu vị ngữ.

c. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

d. Thiếu bổ ngữ.

Câu 6(1,0 điểm): Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ chính trong đoạn văn? 

Câu 7( 1,5 điểm)  : Nêu một vài  suy nghĩ, tình cảm  của em được gợi ra từ đoạn văn trên  .

Phần II : Làm văn ( 6.0 điểm)

            Tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.

29 tháng 4 2020

Tại trường học không chỉ có học tập rèn luyện kỉ luật mà còn có những buổi lao động để giúp học sinh tăng cường thể lực, rèn luyện sức khỏe và tinh thần trách nhiệm được giao. Mỗi tháng tại trường của em luôn tổ chức những buổi lao động như vậy trong toàn trường.

Buổi lao động được diễn ra trong sự chỉ đạo của cô tổng phụ trách, thầy giáo dạy thể dục và còn có cả sự hỗ trợ của bác lao công trong trường. Mọi người đều tham gia một cách tích cực, vui vẻ. Thật may mắn là thời tiết ngày hôm đó cũng thật thuận lợi, trời mát mẻ chứ không phải cái không khí oi bức thường ngày vẫn diễn ra.

Trước khi buổi lao động diễn ra, cô tổng phụ trách họp tòa trường lại và tiến hành điểm danh các lớp, kiểm tra dụng cụ lao động của các lớp để buổi lao động có thể diễn ra thuận lợi nhất. Cô phân công vị trí lao động của các lớp và phát khẩu hiệu để các lớp về vị trí lao động của mình. Ai cũng hào hứng với công việc được phân công.

Phía bên trái, các anh chị lớp 9 lớn hơn được phân công dọn sạch các bồn hoa và cọ bể nước của trường. Những bồn hoa cỏ mọc um tùm, đã lâu không được chăm sóc bây giờ đã được dọn đi sạch sẽ, các anh chị cần mẫn nhổ cỏ, xới đất, trồng lại loạt cây mới. Những khóm hoa mười giờ xinh xắn đã được thay thế bởi những cây hoa dại, rồi theo thời gian, những bồn hoa này sẽ trở nên thật đẹp đẽ và rực rỡ tô điểm cho trường.

Bể nước phía sau trường cũng được cọ rửa thật sạch sẽ. Người mang giẻ, người mang xô người mang xà phòng. Mỗi người một chân một tay, mỗi người một công việc để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách nhanh chóng nhất. Cuối cùng bể nước đã lâu không đụng tới nay trở nên thật sạch sẽ, nước sạch đầy ắp chứ không còn là một cái bể cáu bẩn những nước và loăng quăng như trước nữa.

Một phía bên kia trường, khối lớp 7 đang quét sân trường. Sân trường em rộng rãi, trồng các loài cây, phượng, sà cừ, bằng lăng. Những tán lá xòe rộng che phủ cho sân trường nhưng lá rụng xuống khắp nơi khiến bác lao công phải vất vả mỗi ngày. Mỗi người đều hăng hái làm phần việc của mình thật chăm chỉ. Có người quét lá, có người hót lá, các bạn nam thì nhận nhiệm vụ nặng nhọc hơn một chút là đổ rác.

Chẳng mấy chốc mà sân trường đầy lá hàng ngày hôm nay đã thoáng đãng sạch sẽ hơn bao giờ hết. Những cành cây xòa lòa vướng víu cũng bị chặt bỏ để đảm bảo an toàn cho ngôi trường và cũng là tạo ra khoảng không gian rộng hơn cho ngôi trường.

Các khối lớp 6 thì được nhiệm vụ là dọn vệ sinh các lớp học. Mỗi lớp được phân công hai phòng học khác nhau. Công việc tất bật người đi lại, bạn thì lau cửa sổ bạn thì lau bảng, bạn kê bàn ghế, bạn quét lớp, bạn lau cửa kính. Ai cũng chăm chỉ lao động và vui vẻ với công việc của mình.

Các lớp lao động dưới sự giám sát của cô giáo tổng phụ trách và thầy dạy bộ môn thể dục. Các thầy cô đi nhắc nhở các lớp, động viên các bạn với những câu nói hóm hỉnh, vui tính đồng thời nhắc nhở những lớp tổng vệ sinh chưa tốt vẫn còn bẩn hoặc chưa hoàn thành. Thầy thể dục còn xắn tay áo vào giúp đỡ các bạn với công việc của mình như cửa sổ cao quá không lau được, đèn cao quá không lau bụi được. Mọi người đều vui vẻ vì sự giúp đỡ của thầy.

Lao động không chỉ là thời gian để rèn luyện sức khỏe, để tăng tính chăm chỉ của bản thân mà còn là thời gian để mọi người gần nhau hơn, tăng tình đoàn kết giữa mọi người với nhau khi các bạn được giúp đỡ nhau trong công việc của mình. Các bạn nam cũng thể hiện sự ga-lăng của mình trong việc giúp đỡ các bạn nữ hoàn thành công việc. Thỉnh thoảng lại có vài trò đùa vui vẻ giữa các bạn trong lớp với nhau. Tiếng nói chuyện, tiếng nói cười vui vẻ vang lên khắp mọi nơi trong ngôi trường.

Sau buổi lao động, dường như ngôi trường được thay một bộ mặt mới hơn. Quang cảnh sân trường trở nên sạch đẹp thoáng đãng xinh xắn với những khóm hoa mười giờ được trồng vào. Sân trường không còn những mảnh rác, giấy vụn hay lá cây rụng như mọi ngày. Các lớp học cũng thay đổi sạch sẽ thoáng đãng, cửa kính sạch bong những bụi bẩn, bảng sạch sẽ và bàn ghế được kê lại ngay ngắn thẳng hàng.

Buổi lao động đã diễn ra thật thuận lợi và vui vẻ để đạt được kết quả cao nhất. Các bạn đã phải vất vả những niềm vui và những kỉ niệm được tạo ra sẽ mãi còn. Tại ngôi trường, chúng ta không chỉ học được những kiến thức mà còn học được cách lao động, cách hoạt động trong tập thể hay cách giúp đỡ nhau hoàn thiện công việc của mình. Đó thực sự là những bài học bổ ích cho mỗi người học sinh qua những buổi lao động.

29 tháng 4 2019

Thời gian từ 9 giờ đến 20phut cho đến 9 giò 40phut. là bao nhiêu.

TRƯỜNG THCS Lê Khắc Cẩn

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Năm học: 2018 - 2019

Đề bài:

I. Phần đọc hiểu (4.0 điểm). Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

"Chú bé loắt choắt..."

Câu 1. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học ?

Câu 2. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?

Câu 3. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ trên?

Câu 4. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ ấy?

II. Tập làm văn ( 6 điểm):

Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng từ 3-5 câu) miêu tả khu vườn nhà em vào một buổi sáng mùa hè, trong đoạn văn đó có sử dụng phép tu từ so sánh, nhân hóa. (Hãy chỉ rõ phép tu từ đó sau khi viết đoạn văn).

Câu 2: Dựa vào bài văn bản Vượt thác của Võ Quảng, em hãy miêu tả lại cảnh Dượng Hương Thư vượt thác.

29 tháng 4 2019

cần LKT cơ, có ko

29 tháng 4 2019

Đề thi kì 2 lớp 6 môn Văn 2018 - THCS Lê Khắc Cẩn

PHẦN I : ĐỌC – HIỂU  ( 4.0 điểm)

            Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

             “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.”

                                                                                    ( Ngữ văn 6 – tập 2)

Câu 1 ( 0.5 điểm) : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên  là ai?

Câu 2 ( 0.25 điểm) : Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

Câu 3 ( 0.25 điểm) : Nội dung của đoạn văn trên là gì?

Câu 4 ( 0.25 điểm)  : Câu văn : “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.”, vị ngữ của câu có cấu tạo như thế nào?

a. Động từ.

b. Cụm động từ.

c. Tính từ.

d. Cụm tính từ.

Câu 5 ( 0.25 điểm) : Nếu viết : “Nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.” thì câu văn mắc phải lỗi gì?

a. Thiếu chủ ngữ.

b. Thiếu vị ngữ.

c. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

d. Thiếu bổ ngữ.

Câu 6(1,0 điểm): Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ chính trong đoạn văn? 

Câu 7( 1,5 điểm)  : Nêu một vài  suy nghĩ, tình cảm  của em được gợi ra từ đoạn văn trên  .

Phần II : Làm văn ( 6.0 điểm)

            Tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.