Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo đề 1 :
Dàn ý tham khảo:
- Mở bài: Vấn đề cần chứng minh ở đây là '' lòng biết ơn ''
- Thân bài:
* Giải thích nghĩa của câu tục ngữ:
+ Nghĩa đen: ở đây muốn chúng ta là người sử dụng quả ngon do người khác làm ra thì phải biết ơn người tạo ra nó
+ Nghĩa bóng: câu muốn đưa ra lời khuyên vô cùng ý nghĩa đến mọi người là hãy biết ơn, nhớ đến những người đã có công gầy dựng, tạo nên những thứ tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng
* Những dẫn chứng:
+ Những ngày lễ do chúng ta tổ chức để bày tỏ sự biết ơn
_ Ngày 8/3, ngày 10/3 giỗ tổ
+ Đền đáp, nhớ đên công lao của họ
- Kết bài: nêu đánh giá, nhận xét của em về câu tục ngữ
+ Câu tục ngữ rất đúng đắn
*Bài làm tham khảo:
Nước Việt Nam ta với hơn 4000 năm lịch sử chống giặc ngoại xâm và giữ nước vẫ luôn sống trên những phẩm chất đạo đức cao đẹp. Với hàng ngàn đạo lí nhân sinh, trong đó có cả lòng biết ơn - một đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Cũng từ đó, câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '' xuất hiện. Nó là đúc kết của những kinh nghiệm quý báu ông cha ta.
Đúng vậy, ta đã biết tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội ), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. Cho nên, trong câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '' trước hết là đúc kết một kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, Uống nước nghĩa là đang sử dụng một loại nước nào đó, là một hành động sử dụng một thứ gì đó. Nguồn chính là nơi hình thành, tạo ra thứ nước đó để chúng ta uống. Trong câu tục ngữ đã nhấn mạnh từ nhớ để thể hiện lên ý chính nêu trong câu. Mọi người ai ai cũng phải uống nước. Để làm gì ? Để được tồn tại, được phát triển. Chính như thế mà nguồn nước cũng tương đương với sự sống muôn loài. Chúng ta phải biết ơn nguồn nước đó vì nó là nơi hình thành nên thứ nước chúng ta đang sử dụng.
Không chỉ thế, tục ngữ bao giờ cũng có ý khái quát cả. Chính vì thế, xét về nghĩa khái quát câu tục ngữ chính là một quy luật: Đã uống nước thì phải nhớ nguồn. Chúng ta đã và đang được sống, mà '' sống '' là phải có những khó khăn, thử thách để chúng ta vượt qua. Mà mỗi khó khăn ấy, thử thách đó phải luôn cần có những ý chí, tinh thần lạc quan thì mới chiến thắng được. Tuy nhiên, không phải cái gì cũng tự ta có thể vượt qua được mà phải nhờ sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh. Và đó là cái mà ta cần phải biết ơn. Lòng biết ơn sẽ không làm ta mất mát bất cứ thứ gì mà còn giúp ta nhận thêm sự yêu quí từ người khác. Vì thế, chúng ta nên rèn luyện và phát huy đạo lí tốt đẹp ấy.
Cũng tương tự như câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '', câu tục ngữ '' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây '' cũng đã ca ngợi đạo lí này. Một sự việc cụ thể để ta cần bày tỏ lòng biết ơn đó chính là công lao dương dục, sinh thành của cha mẹ. Họ đã phải hy sinh nhiều thứ để ta có được ngày hôm nay. Cha mẹ ngày đêm vất vả nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người thì kể từ thời còn bé ta phải biết hiếu thảo với họ để bày tỏ sự biết ơn. Ngoài ra, ở xã hội, các cấp chính quyền còn tạo điều kiện để ta được đi học, được phát huy tài năng của mình. Vì thế, chúng ta cũng phải cố gắng chăm ngoan học giỏi để sau này góp phần bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước mình.
Một trong số những việc làm thiết thực nhất để con người Việt Nam bày tỏ sự biết ơn là: tổ chức các lễ hội, các ngày cúng giỗ, ngày Thương binh liệt sĩ, Nhà giáo Việt Nam, Quốc tế Phụ nữ, ... và một số ngày lễ trọng đại khác. Mỗi năm các ngày lễ, phong tục ấy luôn được mọi người nhớ đến và tổ chức khá long trọng. Toàn thể đất nước luôn cố gắng cống hiến công sức của mình, góp phần cho đất nước mình giàu mạnh. Vậy thì, họ được tổ chức các ngày dành riêng cho mình là rất xứng đáng. Và người Việt Nam cũng không thể sống nếu thiếu các phong tục, lẽ hội ấy được. Vì nó đã trở thành thói quen tốt, truyền thống của dân tộc ta.
Nói tóm lại, câu tục ngữ đã mang lại nhiều giá trị về văn hóa tinh thần cho dân tộc ta. Và đó cũng là một lời khuyên, một lời nhắc nhở về lòng biết ơn trong xã hội ngày nay. Dân tộc ta phải luôn giữ vững và phát huy tinh thần ấy.
Bài làm:
a. Luận điểm : Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
Luận cứ :
- Có thói quen tốt và thói quen xấu
- Có người biết phân biệt tốt xấu, như vì đã thành thói quen rất khó bỏ, khó sửa
- Tạo được thói quan tốt là rất khó, nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ
Lập luận :
- Luôn dậy sớm …là thói quen tốt
- Hút thuốc lá…..là thói quen xấu + Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày ….
- Có nên xem lại mình ngay từ mỗi người
b. Tìm hiểu đề:
Về nội dung: yêu cầu em hiểu lời khuyên đúng hay sai trong câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”. Bài viết của em cần cho thấy: lời khuyên về cách sống khôn ngoan có thể đúng nhất thời trong một số việc, những sống thật thà, chân thật mới đem lại lợi ích lâu dài; khôn ngoan là thủ thuật sông, thật thà là đạo đức sống. Do đó, em cần bàn luận mở rộng để thấy tính hai mặt của câu tục ngữ này. Cùng với lí lẽ, em phải dùng thực tế đời sống để làm rõ hai mặt đó của đó của câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”.
Về hình thức, đề bài yêu cầu em viết bài văn nghị luận kết hợp giải thích với chứng minh và bàn luận mở rộng để cho thấy nhận thức toàn diện về câu tục ngữ này, lời văn chính xác, rõ ràng
Lập làn ý:
1. Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luận từ câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”: sống thật thà là dại hay không?
2.Thân bài:
Giải: giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- Thật thà là tự bộc lộ mình một cách tự nhiên như vốn có, không giả dối, không giả tạo.
- Dại là dại dột, trái nghĩa với khôn ngoan, chỉ ý nghĩ, hành động, lời nói không đem lại an toàn, lợi ích cho bản thân
- Cha là người đứng đầu trong gia đình; cha dại là đứng đầu sự dại dột
=> Ý nghĩa cả câu: thật thà trong cuộc sống là dại.
Bình: Khẳng định tính đúng sai của vấn đề nghị luận:
Tại sao “Thật thà là cha thằng dại” ?
- Thật thà là đức tính quý báu,giúp cuộc sống chúng ta trở nên tươi đẹp hơn,dễ gần với mọi người hơn.
- Thật thà là cách giúp mối quan hệ giữa người với người,cộng đồng xã hội gần gũi với nhau hơn.
- Giúp bản thân hoàn thiện nhân cách. -Được người khác tin tưởng
Luận: Bàn luận mở rộng: Bài học về sự khôn ngoan trong câu tục ngữ trên có thể đúng một phần nhưng không hoàn toàn đúng. Câu tục ngữ này có mặt tích cực và mặt hạn chế.
- Có việc cần phải khôn khéo để giải quyết mới thành công (liên hệ thực tế: (kinh tế, học hành,...).
- Nhiều việc chỉ giải quyết bằng “thật thà” (liên hệ chuyện tình cảm, học tập, rèn luyện,... là một quá trình, cần bền bỉ, trung thực).
- Thật thà là đạo đức sống có lợi lâu dài; khôn ngoan là kỹ thuật sống chỉ lợi trước mắt. (dẫn chứng)
Rút: Rút ra bài học:
- Để tránh nói ra những điều khiến một giây sau phải hối hận, cách tốt nhất là nên im lặng suy nghĩ về cái được và cái mất của mình trước lúc nói.
- Thật thà đúng thời điểm:" Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
3. Kết bài:
- Khái quát mặt tích cực và mặt hạn chế của câu tục ngữ này.
- Liên hệ bản thân: cần sống chân thật trọng học tập, tình bạn,...
C1:Vì thang máy chỉ lên đến tầng 35 ;
C2 : Lịch sử ;
C3 : một phút suy tư bằng một năm ko ngủ ;
C4: Con dốc ;
C5 :Đáp án: Ta có: -20 = -20 <=> 25 - 45 = 16 - 36 => 5^2 - 2.5.9. 2 = 4^2 - 2.4.9.2 Cộng cả 2 vế với (9.2)^2 để xuất hiện hằng đẳng thức : 5^2 - 2.5.9.2 + (9.2)^2 = 4^2 - 2.4.9.2 + (9.2)^2 <=> (5 - 9.2)^2 = (4 - 9.2 )^2 => 5 - 9.2 = 4 - 9.2 => 5 = 4
C2:Lịch nào dài nhất
lịch sư
C4:Con gì đầu dê mình ốc ?
con dốc
Tham khảo nha:
Khi còn ở tuổi thiếu niên, dường như mọi người trong chúng ta thường nhìn nhận khái niệm hạnh phúc rất đơn giản là những điều mình mong muốn. Bước vào cuộc sống, bạn thật sự đặt chân lên cuộc hành trình tự khẳng định mình, tìm kiếm giá trị cuộc sống và ý nghĩa bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng “Tình thương là hạnh phúc của con người”. Đó cũng chính là một chân lí vĩnh hằng của cuộc sống.
Dù mơ hồ hay rõ ràng, ai cũng có thể nhận ra rằng tình thương là những tình cảm đẹp đẽ và nồng nhiệt của con người, gắn kết những trái tim đồng cảm. Nó có thể là tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bè bạn và cao hơn cả là tình người nói chung. Đó có thể là những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất từ sự quan tâm, chăm sóc nhau trong cuộc sống đến những tình cảm lớn lao hơn mang tính giai cấp, cộng đồng. Tình thương – đó là tấm lòng yêu thương chân thành và trong sáng – là tình cảm chỉ trao đi mà không cần nhận lại, không vụ lợi, không toan tính. Có thể nói, tình thương là một thứ tình cảm đẹp đẽ luôn tồn tại trong bản chất của mỗi con người. Và kết quả của sự yêu thương đó là sự thỏa mãn của con tim – cái được gọi là niềm hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
Tự bao đời nay, con người luôn khao khát yêu thương, luôn kiếm tìm hạnh phúc. Người ta có thể cảm nhận được hạnh phúc nhưng để mô tả nó một cách rõ ràng thì không phải là một điều đơn giản. Chỉ có thể nói về hạnh phúc như là một trạng thái sung sướng vì cảm thấy thỏa mãn ý nguyện.Nhưng đó không chỉ đơn thuần là ước muốn vật chất hay sự thành công, mà là cả một tổng thể bao gồm những khái niềm hết sức trừu tượng, nhưng cũng thật đơn giản biết bao. Có đôi lúc, hạnh phúc chỉ đơn giản là giọt nước mắt nóng hổi của mẹ và tiếng cười ấm áp của cha khi nhìn con ra đời khỏe mạnh. Hạnh phúc có khi chỉ đơn giản là niềm xúc động khi nhận được một sự giúp đỡ hay một lời chia sẻ chân thành. Đối với nhiều người, hạnh phúc bắt đầu từ điều đơn giản nhất, khi mỗi sớm mai thức dậy, thấy mình sống có ích trên cõi đời.
''Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương''
(Trịnh Công Sơn)
Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản và bình dị thế thôi. Sự thật là có một mối liên hệ không thể tách rời giữa hạnh phúc và tình thương. Con người không thể sống hạnh phúc mà không có tình thương. Tình thương mang lại hạnh phúc cho người nhận nó, giúp họ có thêm nghị lực để vượt qua mọi thử thách, khó khăn; là động lực giúp họ ngày càng hoàn thiện hơn. Trong ''Những người khốn khổ'' (V.Huy-gô), triết lí tình thương của nhân vật Giăng-Van-Giăng đã có ý nghĩa lớn lao,thay đổi số phận và giáo hóa con người. Giăng-Van-Giăng đã thay lời Huy-gô để nói lên một triết lí: ''Trong đời chỉ có một điều, ấy là yêu thương nhau''. Không chỉ với người nhận, sự trao đi tình thương cũng là điều mang lại hạnh phúc. Khi bạn giúp đỡ một bà cụ đi qua đường thì bạn cảm thấy thế nào? Câu trả lời nằm trong tim bạn, có phải bạn đang vui…??. Thế có nghĩa là bạn đang hạnh phúc đấy. Trao đi yêu thương một cách tự nhiên, chúng ta sẽ nhận lại hạnh phúc xứng đáng. Bởi: khổ đau được san sẻ sẽ với nửa, còn hạnh phúc được san sẻ sẽ nhân đôi. Thomas Merton đã từng nhận xét: ''Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực là biết sống vì người khác – một tình yêu không vị kỉ, không đòi hỏi phải được đền đáp''.
Đúng vậy, được yêu thương là một hạnh phúc, nhưng yêu thương người khác còn là một hạnh phúc lớn hơn. Tình thương mang lại hạnh phúc cho con người. Đó chính là lí do tại sao mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta phải biết rèn luyện bản thân, để tạo nên hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và xã hội. ''Cái đẹp cứu vớt thế giới'' (Đốtx-tôi-ép-xki). Tình thương là nét đẹp tiềm ẩn sức mạnh vĩ đại, là niềm hạnh phúc quý giá của con người. Cần biết trân trọng những gì ta đang có, yêu thương và san sẻ để cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.
Ngày nào ta còn sống, tức là ta còn có cơ hội để cảm nhận hạnh phúc của cuộc đời. Vì vậy, chúng ta hãy chia sẻ lòng tốt và lòng nhiệt tình đối với người khác. Một câu ngạn ngữ của Scotland nói rằng: ''Hãy sống thật hạnh phúc khi bạn còn đang sống – Bởi vì bạn chỉ có một lần sống duy nhất mà thôi!'' Thế còn bạn thì sao? Tôi thì sao? Liệu chúng ta có biết nhận ra những điều tương tự? Mỗi ngày chúng ta có 24h để sống, để yêu thương, để phát hiện những điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống. Hãy cho đi tình thương để có thể cảm nhận cuộc sống một cách đầy đủ nhất, tuyệt vời nhất, tròn vẹn nhất.
Dàn bài văn lập luận chứng minh
- Mở bài : Nêu luận điểm cần được chứng minh
- Thân bài : Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm đúng đắn
- Kết bài : Nêu ý nghĩa luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần kết bài nên hô ứng với lời văn phần mở bài
Muốn làm bài văn lập luận chứng minh, phải thực hiên 4 bước
- Tìm hiểu đề và tìm ý
- Lập dàn bài
- Viết bài
- Đọc lại và sửa chữa
Tham khảo :
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của Cách mạng Việt Nam, người Bác kính yêu của lớp lớp các thế hệ thanh niên Việt Nam từng căn dặn những người cháu thân yêu:
'' Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên .''
Lời thơ của Bác vô cùng giản dị, dễ hiểu, giống như những lời nói thường ngày: Không có việc gì khó khăn, chỉ sợ ta không có ý chí, lòng kiên trì, sự nhẫn nại; công việc dù gian nan đến đâu, chỉ cần ta quyết chí thì ắt sẽ thành công. Hình ảnh “đào núi và lấp biển” chỉ là hình ảnh mang tính ước lệ, khái quát tượng trưng cho những công việc phi thường tưởng chừng khó thực hiện được. Bài thơ của Bác đã phản ánh một chân lí giàu tinh thần nhân văn: nếu có ý chí, sự nỗ lực con người nhất định sẽ đạt được ước mơ. Chân lí ấy giản dị biết bao và cũng có biết bao con người trên thế gian này đã mang hết sức lực của mình để chứng minh cho điều đó. Những câu thơ của Người đã nêu lên một chân lí trong cuộc sống: Nếu có ý chí, quyết tâm thì dù công việc khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua. Chân lí đó đã được hiện thực cuộc sống khẳng định và chứng minh.
Vợ chồng nhà bác học người Pháp Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri, họ đã kì công trong bốn năm trời lọc đi lọc lại tám lần bã quặng để tìm được một phần mười gam chất phóng xạ Radium. Thế mới biết muốn tìm ra một nguyên tố hóa học cũng đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì mãnh liệt. Ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-xu-rô từng bị thầy giáo chê là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh đứng thứ 15 trong số 22 học sinh về môn Hóa…
Ở Việt Nam ta, không ai không biết đến tấm gương đầy nghị lực của thầy Nguyễn Ngọc Kí. Thuở nhỏ, thầy bị liệt cả hai tay không viết được, Trải qua bao đau đớn, bao khó khăn, chật vật của những lần bị chuột rút cuối cùng thầy đã có thể viết chữ bằng chân. Không những thế, chữ của thầy còn rất đẹp. Sau này, thầy trở thành người Nhà giáo ưu tú được nhiều thế hệ học sinh yêu mến, cảm phục. Thầy thực sự là một tấm gương lớn cho thế hệ thanh niên Việt Nam. Tiếp sau thầy Nguyễn Ngọc Kí còn có nhà nhà văn Mai Xuân Thưởng. Trong một vụ tai nạn giao thông, anh đã bị mất hai cách tay nhưng vượt lên trên những mặc cảm, những khổ đau anh đã tự học rồi trở thành một nhà văn. Trong lao động sản xuất, ta có thể kể đến tấm gương của những bác Lương Định Của, bác sĩ Đặng Vặn Ngữ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch,… Bác Lương Định Của là một nhà bác học nghiên cứu về nông nghiệp. Để tạo một giống lúa mới có năng suất cao; có khả năng chống rầy tốt, bác phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hằng ngày từ tờ mờ đất, bác đã ra ruộng lội bì bõm nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua nhiều vụ lúa dày công, một giống lúa mới được tạo lập đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình đất nước đã ghi cống sự kiên nhẫn, bền bỉ của bác trong nỗ lực đem lại sự no ấm cho cuộc đời,…
Còn nhiều hơn nữa những con người thành công, vượt qua mọi khó khăn gian khổ bằng khả năng của bản thân. Những nghị lực phi thường đó sẽ được đời sau tồn vinh. Còn với thế hệ chúng em, những tấm gương đó đã và đang động viên chúng em vượt qua khó khăn đồng thời tận dụng những thuận lợi của hoàn cảnh để cố gắng nỗ lực đạt được những thành tích tốt nhất trong học tập, sáng tạo.
tk
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của Cách mạng Việt Nam, người Bác kính yêu của lớp lớp các thế hệ thanh niên Việt Nam từng căn dặn những người cháu thân yêu:
'' Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên .''
Lời thơ của Bác vô cùng giản dị, dễ hiểu, giống như những lời nói thường ngày: Không có việc gì khó khăn, chỉ sợ ta không có ý chí, lòng kiên trì, sự nhẫn nại; công việc dù gian nan đến đâu, chỉ cần ta quyết chí thì ắt sẽ thành công. Hình ảnh “đào núi và lấp biển” chỉ là hình ảnh mang tính ước lệ, khái quát tượng trưng cho những công việc phi thường tưởng chừng khó thực hiện được. Bài thơ của Bác đã phản ánh một chân lí giàu tinh thần nhân văn: nếu có ý chí, sự nỗ lực con người nhất định sẽ đạt được ước mơ. Chân lí ấy giản dị biết bao và cũng có biết bao con người trên thế gian này đã mang hết sức lực của mình để chứng minh cho điều đó. Những câu thơ của Người đã nêu lên một chân lí trong cuộc sống: Nếu có ý chí, quyết tâm thì dù công việc khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua. Chân lí đó đã được hiện thực cuộc sống khẳng định và chứng minh.
Vợ chồng nhà bác học người Pháp Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri, họ đã kì công trong bốn năm trời lọc đi lọc lại tám lần bã quặng để tìm được một phần mười gam chất phóng xạ Radium. Thế mới biết muốn tìm ra một nguyên tố hóa học cũng đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì mãnh liệt. Ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-xu-rô từng bị thầy giáo chê là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh đứng thứ 15 trong số 22 học sinh về môn Hóa…
Ở Việt Nam ta, không ai không biết đến tấm gương đầy nghị lực của thầy Nguyễn Ngọc Kí. Thuở nhỏ, thầy bị liệt cả hai tay không viết được, Trải qua bao đau đớn, bao khó khăn, chật vật của những lần bị chuột rút cuối cùng thầy đã có thể viết chữ bằng chân. Không những thế, chữ của thầy còn rất đẹp. Sau này, thầy trở thành người Nhà giáo ưu tú được nhiều thế hệ học sinh yêu mến, cảm phục. Thầy thực sự là một tấm gương lớn cho thế hệ thanh niên Việt Nam. Tiếp sau thầy Nguyễn Ngọc Kí còn có nhà nhà văn Mai Xuân Thưởng. Trong một vụ tai nạn giao thông, anh đã bị mất hai cách tay nhưng vượt lên trên những mặc cảm, những khổ đau anh đã tự học rồi trở thành một nhà văn. Trong lao động sản xuất, ta có thể kể đến tấm gương của những bác Lương Định Của, bác sĩ Đặng Vặn Ngữ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch,… Bác Lương Định Của là một nhà bác học nghiên cứu về nông nghiệp. Để tạo một giống lúa mới có năng suất cao; có khả năng chống rầy tốt, bác phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hằng ngày từ tờ mờ đất, bác đã ra ruộng lội bì bõm nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua nhiều vụ lúa dày công, một giống lúa mới được tạo lập đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình đất nước đã ghi cống sự kiên nhẫn, bền bỉ của bác trong nỗ lực đem lại sự no ấm cho cuộc đời,…
Còn nhiều hơn nữa những con người thành công, vượt qua mọi khó khăn gian khổ bằng khả năng của bản thân. Những nghị lực phi thường đó sẽ được đời sau tồn vinh. Còn với thế hệ chúng em, những tấm gương đó đã và đang động viên chúng em vượt qua khó khăn đồng thời tận dụng những thuận lợi của hoàn cảnh để cố gắng nỗ lực đạt được những thành tích tốt nhất trong học tập, sáng tạo.
Mở bài:
Ông cha ta từng có câu: “Bạn bè là nghĩa tương thân/ Khó khăn hoạn nạn, ân cần có nhau". Con người không ai có thể sống thiếu bạn. Tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp và trong sáng nhất. Vì vậy có ý kiến cho rằng: “Cuộc đời mất đi tình bạn cũng giống như thế giới mất đi mặt trời”. Câu nói trên thật đúng đắn và ý nghĩa.
Thân bài
1. Giải thích
- Tình bạn: là mối quan hệ tình cảm tốt đẹp của con người, là sự thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, hy sinh cho nhau.
- Mặt trời đại diện cho sự sống. Không có mặt trời con người không thể tồn tại. Đây là yếu tố cần thiết và quan trọng.
=> Ý nghĩa câu nói: Đề cao vai trò tình bạn trong cuộc sống. Tình bạn cũng quan trọng với con người như mặt trời vậy. Tác giả đặt ra mối tương quan giữa hai yếu tố: trừu tượng và cụ thể, vật chất và tinh thần để thấy tình bạn như hơi thở, như cuộc sống, như chân lí hiển nhiên. Giống như câu nói của Democrite “Ai không có một người bạn chân chính thì người đó không đáng được sống".
2. Phân tích, chứng minh
- Tại sao ta cần phải có bạn?
+ Có bạn là ta có được sự chia sẻ niềm vui, nỗi buồn (Tình bạn có thể nhân đôi niềm vui, chia sẻ nỗi buồn) (Cicero).
+ Khi vui: Niềm vui đong đầy căng tròn như quả bóng có nhu cầu giải tỏa. Khi ấy, bạn là nơi ta tìm đến để chia sẻ niềm vui (niềm vui lúc đó được nhân đôi)
+ Khi buồn: Con người thường có tâm lí giấu kín, nỗi buồn thì dồn tụ, có khi dẫn đến ức chế, suy sụp tinh thần: Bạn là nơi ta tin tưởng, trao đổi sẻ chia. Sự sẻ chia đúng người, đúng chỗ giúp ta trút đi gánh nặng buồn đau.
+ Tìm bạn, kết bạn là tìm đến sự thấu hiểu, cùng quan niệm, cùng chí hướng, cùng sở thích... ; đó là sự tri kỷ, tâm giao (Nguyễn Khuyến - Dương Khuê, Các Mác - Lê Nin (cùng chung mục đích, lí tưởng); Bá Nha - Từ Kì, Lưu Bình - Dương Lễ...)
+ Khi gặp khó khăn: ngoài gia đình, bạn bè là nơi nương tựa, giúp đỡ. Sự giúp đỡ trở nên cao quý, đa dạng, nhiều cung bậc:
=> Tình bạn là tình cảm cao quý, thiêng liêng không thể thiếu được.
3. Bình luận
- Tác giả đưa ra một vấn đề không mới nhưng rất được quan tâm. Không phải ai cũng thấy được giá trị của tình bạn. Tình bạn là một tình cảm cao quý không thể thiếu trên đường đời của mỗi con người, không ai có thể sống thiếu bạn... Vì thế, tùy mức độ thân thiết mà có tình bạn. Tình bạn rất đa dạng và nhiều mức độ khác nhau:
+ Tình bạn giao tiếp
+ Tình bạn tâm giao
+ Tình bạn trong làm ăn
=> Tùy mức độ thân thiết mà có tình bạn.
4. Mở rộng, liên hệ bản thân
- Tình bạn chỉ cao đẹp khi xuất phát từ sự chân thành, thấu hiểu, không vụ lợi, nhỏ nhen, ích kỉ (bởi ích kỉ là liều thuốc độc có thể giết chết tình bạn)
- Muốn có tình bạn cao đẹp cần:
+ Chân thành, thấu hiểu, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau.
+ Phải biết giữ gìn và nuôi dưỡng tình bạn bền chặt, sâu sắc.
=> Hãy tìm một tình bạn chân thành để cuộc sống thêm tốt đẹp.
Kết bài:
Nêu ý nghĩa câu nói và rút ra bài học.
Ta có:
- 20 = - 20
<=> 16 - 36 = 25 - 45
<=> 4^2 - 2.9/2.4 = 5^2 - 2.9/2.5
<=> 4^2 - 2.9/2.4 + (9/2)^2 = 5^2 - 2.9/2.5 + (9/2)^2 (cộng 2 vế cho (9/2)^2)
<=> (4 - 9/2)^2 = (5 - 9/2)^2 (hằng đẳng thức)
<=> 4 - 9/2 = 5 - 9/2
<=> 4 = 5.
Cảm ơn Đức Chính nha !