K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2021

Là một nhà phê bình văn học xuất sắc, chắc hẳn hơn ai hết, Hoài Thanh phải nhận thức sâu săc về ý nghĩa và sức mạnh của văn chương. Chính vì vậy, trong tác phẩm Ý nghĩa văn chương của mình, ông đã khẳng định chắc chắn: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có .

Phải nuôi con mới biết lòng cha mẹ là một câu nói vô cùng ý nghĩa và mang đầy tính triết lí nhân sinh. Chỉ khi nào chúng ta là bậc làm cha, làm mẹ, lúc đó, ta mới cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc nhất tình yêu thương của cha mẹ. Thế nhưng, văn chương đã giúp ta biết quý trọng và thấu hiểu phần nào tấm lòng bao la của người mẹ ngay cả khi còn là một đứa trẻ. Với cổng trường mở ra của Lí Lan, chúng ta đã biết rằng mẹ làm gì trước đêm khai trường đầu tiên của cuộc đời con. Lúc con say sưa trong giấc ngủ lại chính là lúc mẹ không ngủ được mà lên giường và trăn trọc. Mẹ đã có bao đêm không ngủ được như thế với những cái đầu tiên của con? Những bước đi chập chững đầu tiên của con làm mẹ vui mừng không ngủ được. Mẹ sung sướng đến không ngủ được ngày con cất tiếng nói đầu tiên gọi Mẹ!… Và đêm nay mẹ không ngủ được vì Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Hôm nay mẹ thức không phải vì lo lắng cho con, bởi mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Trong lòng mẹ có sự xáo trộn lạ kỳ. Phải chăng chính vì cảm giác con mình đã lớn, chuẩn bị bước vào vùng trời rộng lớn của tri thức, chuẩn bị đón nhận tương lai, làm chủ thế giới khiến mẹ vừa vui sướng, vừa háo hức hồi hộp? Và lúc này đây, mẹ trở về với đứa trẻ buổi đáu đi học, nhớ đến bà ngoại giống như mẹ hiện giờ. Cũng có khi mẹ thức vì lo lắng, lo lắng tột bậc. Mẹ đã phải thức suốt đêm cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quần quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!… (Mẹ tôi, Ét-môn-đô đơ A-mi-xi). Mẹ đã thức để cho con có những giấc ngủ yên bình. Biết được những tình cảm và việc làm cao cả ấy, chúng ta càng yêu và biết ơn công lao to lớn trời bể của mẹ, càng quý trọng từng giờ từng phút được sống bên mẹ yêu thương.

Đất nước thanh bình đang trên đà phát triển, chẳng còn họa ngoại xâm, chẳng còn những ngày chiến tranh ác liệt. Nhưng qua bài thơ Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh đã giúp người đọc cảm nhân được những tình cảm, cảm xúc của người chiến sĩ trên đường hành quân. Ai mà chẳng có tuổi thơ và kỉ niệm tuổi thơ lại ùa về tràn ngập cả lòng ta. Đó là hình ảnh người bà yêu quý hiện ra như một bà tiên hết lòng vì con vì cháu. Bà đã chăm lo từng con gà, nâng niu từng quả trứng để cho cháu có quần áo mới: Cứ hàng năm hàng năm – Khi gió mùa đông tới – Bà lo đàn gà toi – Mong trời đừng sương muối – Để cuối năm bán gà – Cháu được quần áo mới. Người chiến sĩ trên đường hành quân mang theo hành trang là lòng căm thù giặc, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần quyết chiến quyết thắng (đất nước đang trong những ngày tháng sôi đọng và ác liệt của cuộc kháng chiến) và tình cảm với bà. Bài thơ mộc mạc giản dị mà thấm đẫm tình bà cháu, tình yêu quê hương đất nước của một người con đang chiến đấu bảo vệ đất nước, bảo vệ xóm làng và những kỉ niệm trong sáng hồn nhiên của tuổi thơ.

Chắc hẳn, chúng ta đã từng nghe nói đến một thời chữ Quốc ngữ không đuợc giảng dạy trong các trường học Viêt Nam, thay vào đó là tiếng Pháp bởi mục đích đô hộ của kẻ thù. Chúng muốn đào tạo ra những con người chỉ biết vâng lệnh và phục tùng người Pháp. Nhưng khi đọc Buổi học cuối cùng của An-phông-xô Đô-dê la mới hiểu được phần nào cảm giác nuối tiếc, xót xa khi không còn được dạy và được học tiếng mẹ đẻ của thầy Ha-men và cậu học trò Phrăng. Phải thực sự ở vào hoàn cảnh trớ trêu đau lòng ấy, ta mới thấy thiêng liêng và đáng trân trọng biết bao khi hàng ngày được sử dụng thứ tiếng nói của dân tộc. Tiếng mẹ đẻ được nâng lên như một thứ vũ khi giải phóng dân tộc: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù… Câu truyện giống như một bức thông điệp nhiều ý nghĩa: chúng ta phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, đó là một phương diện quan trọng của lòng yêu nước. Yêu nước, tự hào dân tộc cũng chính là phát huy sự giàu đẹp và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Khả năng của văn chương thật kì diệu, nó có thể tác động tới nơi sâu kín trong tâm hồn con người – tình cảm. Và một khi đã thấm vào tâm hồn, tình cảm con người thì hiệu quà nó mang lại rất to lớn và lâu bền. Những tác phẩm văn chương đích thực thật sự là những người thầy gây và luyện cho ta thứ tình cảm cao quý.

15 tháng 3 2021

Bài làm

Văn là người, phản ánh hiện thực cuộc sống. Văn chương không đơn thuần là văn nghệ, mà còn có tính giáo dục cao. Thể hiện ước mơ, khát vọng của mỗi người, như nhà phê bình Hoài Thanh đã từng viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

Trước hết, có thể nói, văn chương có ý nghĩa vô cùng to lớn với con người, nó góp phần hình thành tầm hồn, tính cánh ta. Văn chương theo nghĩ hẹp là vẻ đẹp tâm hồn của văn; theo nghĩa rộng là chính trị, văn học, … Và câu nói của Hoài Thanh cũng là một tác phẩm văn học, nghệ thuật ngôn ngữ. Bên cạnh đó, ta phải hiểu được tình cảm là gì? Là trạng thái, cảm xúc của con người. Văn chương đi từ tình cảm này đến tình cảm khác.

“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” Những tình cảm ta không có là những tình cảm mà ta có được sau quá trình đọc hiểu, cảm nhận, đó có thê là lòng vị tha, cao thượng, căm thù cái ác, có ý chí vươn lên theo tình cảm người đọc, … Không những thế, văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có, ví dụ như: tình yêu gia đình, bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước, … Câu nói đó của Hoài Thanh không chỉ thể hiện một quan quan điểm đúng về ý nghĩa văn chương, mà còn khơi dậy cho ta ước mơ, khát vọng mãnh liệt, yêu cái thiện, cái đẹp, ghét cái xấu, cái ác, làm con người ta hướng tới chân thuận mĩ. Chứng tỏ văn chương có tác động đến giáo dục con người 

tk cho mik nhé

22 tháng 5 2021

Văn 7 nhe b 

Ý mình là sai môn học

26 tháng 4 2020

                                                                                        Bài Làm
Nhà văn Nga nổi tiếng Xantưkốp Sêđrin đã từng khẳng định: “Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết!” Bao năm tháng có qua đi, những cuộc chiến được dựng lên và san bằng, lịch sử đã sang trang mới nhưng văn học vẫn chưa bao giờ thôi hết sức hấp dẫn. Phải chăng là chức năng kì diệu của nói, mà như Hoài Thanh nói trong “Ý nghĩa văn chương”: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

Khi những con chữ được viết ra trên trang giấy bởi những xúc cảm của nhà thơ với cuộc đời, để hướng tới sự đồng cảm và gửi gắm những thông điệp nào đó, ta  có văn chương. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”- văn chương khơi lên trong lòng chúng ta những tình cảm, những trạng thái mà ta chưa từng biết đến, với những tình cảm sẵn có, văn chương giúp chúng ta “luyện” để sống thật với những cảm xúc, và cũng để sống đẹp hơn. Đó là những nỗi yêu, ghét, giận hờn thường ngày, là thái độ trân trọng và yêu quý cái đẹp cũng như biết đấu tranh để loại bỏ cái xấu xa, tàn ác. Đó chính là thiên chức, là sức mạnh kì diệu của văn chương.

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, hay chưa có cơ hội được trải nghiệm. Mỗi chúng ta, là con của đất nước Việt Nam đều mang trong mình lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước. Nhưng trong thời hòa bình, ấm no, tình cảm ấy dường như đã bị ngủ quên. Khi ấy, những áng văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh chính là minh chứng rõ nhất. Bác đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”, tính cảm ấy luôn sôi nổi, mãnh liệt và chân thành. Từ thuở Bà Trưng, Bà Triệu; từ người già đến người trẻ, từ chiến sĩ đến nhân dân, từ nam nữ công nhân cho đến chính phủ, … Tình yêu nước được thể hiện rất đa dạng và phong phú. Khi ấy, ta chợt thấy hình như, một làn sóng mới, hình như tình yêu nước cũng đang dâng trào trong ta. Từ đó, có ý thức trách nhiệm với tổ quốc.

Đến với văn chương, ta còn được sống trong những trang thơ đẫm lệ, được chứng kiến cảnh chia li sầu thảm và tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ sau giây phút tiễn chồng ra trận:

           “Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

            Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

            Ngàn dâu xanh ngắt một màu

            Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

Cả không gian nhuỗm màu xanh buồn thảm, từ xanh xanh nhẹ nhàng đẩy lên xanh ngắt cực điểm như nỗi sầu buồn của người chinh phụ cứ ngày thêm chồng chất không thể hóa giải. Câu hỏi cuối đầy day dứt: Lòng chàng, ý thiếp, ai sầu hơn? Thiếp đâu thể biết lòng chàng, ngay cả sự sống của chàng cũng không biết. Nhưng rõ ràng nỗi sầu của thiếp đã đong đầy cả đất trời, ngấm vào cảnh vật. Những câu thơ ngắn gọn, dẫu không ở trong xã hội phong kiến bấy giờ, ta cũng có thể thấu hiểu nỗi lòng của con người thuở trước.

Không chỉ vậy, văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Nỗi yêu ghét, buồn vui ngày thương ai chẳng có, nhưng đến với văn chương, ta được sống trọn vẹn với từng cung bậc cảm xúc. Khi tình yêu quê hương hòa cùng với tình yêu đôi lứa, ta có những câu thơ như những câu hát phất lên đầy sức sống:

            “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,

             mênh mông bát ngát

            Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng

            bát ngát mênh mông

           Thân em như chẽn lúa đòng đòng

           Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.”

Khung cảnh đất nước quê hương mới bát ngát, rộng lớn làm sao! Câu hò của ta cứ ngang dọc, thênh thang trong biển rộng sông dài. Hình ảnh cô gái hiện lên như “chèn lúa đòng đòng” đầy sức sống và xinh tươi dưới ngọn “nắng hồng ban mai” trong mùa gặt hái. Câu thơ căng tràn sức sống, niềm tin yêu đối với quê hương cũng như con người.

Nhưng có lúc, ca dao cho ta sống với những số phận bi thảm, những tiếng kêu đau thương của con người:

          “Thương thay thân phận con tằm,

           Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

          Thương thay lũ kiến li ti,

          Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

          Thương thay hạc lánh đường mây,

          Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

          Thương thay con cuốc giữa trời,

          Dầu kêu ra máu có người nào nghe.”

Số phận người nông dân trong xã hội cũ chỉ là con sâu, cái kiến, kêu trời trời không thấy, kêu đất mà đất chẳng nghe. Cuộc đời của họ chỉ như những con vật: tằm, kiến, hạc, cuốc để cho bè lũ phong kiến áp bức, bóc lột. “Thương thay” hay là thương cho chính mình, cho số kiếp của mình để rồi cất thành tiếng kêu bi phẫn:

             “Ai làm cho bể kia đầy

             Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?”

Như vậy, đến với văn chương, chúng ta đã được sống trong thế giới của tình cảm, cảm xúc một cách trọn vẹn: được cảm nhận những nỗi đau của con người cách ta hàng trăm năm, yêu và giận hết mình với con người. Như thế, ta biết sống đẹp hơn, biết trân quý cuộc sống của mình và hướng mình tới cái đẹp, cái thiện. Đó chính là giá trị của văn học, cũng là bí quyết để nó nằm ngoài quy luật băng hoại của cuộc sống
  Ok rồi đó!#hoctot

13 tháng 3 2022

a. ko phải, vì ánh sáng đó là do mặt trời phát ra, nên nguồn sáng là mặt trời

b. vì nếu ko dùng thì khi ánh sáng lóe lên, mắt sẽ bị tổn thương

20 tháng 12 2021

Cả 2 bạn đều khẳng định thiéu nhưng bạnn Phương đúng hơn 

Vì Khi t gảy dây đàn Ghi-ta Thì dây sẽ phát ra 1 luồng âm thanh chuyền vào thùng , Khi âm thanh đc truyền vào thùng Thì sẽ âm thanh thanh đánh vào mặt .

Khi đánh vào mặt thùng thì âm thanh sẽ bị phản lại 

=> Tạo ra tiếng đàn

Chương I: Quang họcCâu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật?* Áp dụng: Giải thích tại sao khi đặt một cái hộp gỗ trong phòng có ánh sáng thì ta nhìn thấy cái hộp đó, nhưng khi đặt nó trong bóng đêm ta không thể thấy được nó?Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Mặt Trăng có phải là nguồn sáng không?Câu 3: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?* Áp dụng: Trong các phòng mổ ở...
Đọc tiếp

Chương I: Quang học

Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật?

* Áp dụng: Giải thích tại sao khi đặt một cái hộp gỗ trong phòng có ánh sáng thì ta nhìn thấy cái hộp đó, nhưng khi đặt nó trong bóng đêm ta không thể thấy được nó?

Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Mặt Trăng có phải là nguồn sáng không?

Câu 3: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?

* Áp dụng: Trong các phòng mổ ở bệnh viện, người ta thường dùng một hệ thống gồm nhiều đèn. Theo em mục đích chính của việc này là gì?

Câu 4: Tia sáng là gì?

Câu 5: Chùm sáng là gì? Có mấy loại chùm sáng?

Câu 6: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?

Câu 7: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?

* Áp dụng: Trên xe ô tô, xe máy người ta lắp một gương cầu lồi phía trước người lái xe để quan sát phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì?

Câu 8: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng?

Áp dụng:

a) Vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng?

b) AB cao 5 cm, cách gương 10cm. Ảnh của vật cao bao nhiêu cm và cách gương bao nhiêu cm?

Câu 9: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm?

Chương 2: Âm học

Câu 1: Nguồn âm là gì? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?

Câu 2: Tần số dao động là gì? Đơn vị tần số là gì? Khi nào vật phát ra âm phát ra cao (âm bổng)? khi nào vật phát ra âm thấp (âm trầm)?

Câu 3: Khi nào âm phát ra to? Khi nào âm phát ra nhỏ? Độ to của âm được đo bằng đơn vị gì?

Câu 4: Âm thanh có thể truyền được trong những môi trường nào? Âm thanh không truyền được trong môi trường nào?

Câu 5: Trong 3 môi trường rắn, lỏng, khí. Vận tốc truyền âm trong môi trường nào lớn nhất, môi trường nào nhỏ nhất?

Câu 6: Các vật như thế nào thì phản xạ âm tốt? Các vật như thế nào thì phản xạ âm kém?

Câu 7: Âm phản xạ là gi? Tiếng vang là gì?

Câu 8:

B.Bài tập tự luận

Câu 1: Tần số là gì? Đơn vị của tần số? Khi nào âm phát ra càng cao?

Câu 2: Tại sao bác tài xế ngồi ở đằng trước mà có thể nhìn thấy được những ngồi phía sau mà không cần phải ngoái đầu lại?

Câu 3: So sánh ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi.

Câu 4: Ta có thể dùng một gương phẳng hướng ánh nắng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng. Gương có phải là nguồn sáng không? Tại sao?

Câu 5: Tại sao khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao tiếng nói nghe rất rõ?

Câu  6: Tại sao khi bay côn trùng thường tạo ra tiếng vo ve?

Câu 7: Tại sao khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, còn khi không áp tai vào tường lại không nghe được?

Câu 8: Trong 3 phút vật thực hiện được 5400 dao động.

a) Tính tần số;

 b) Tai ta có thể nghe âm thanh do vật này phát ra không? Vì sao?

1
27 tháng 2 2022

Chương I: Quang học

Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật?

- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta

Câu 2: Nguồn sáng là gì ? Vật sáng là gì ? Mặt Trăng có phải là nguồn sáng không ?

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng

- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó

- Mặt trăng ko phải nguồn sáng vì khi đó ánh sáng mặt trời truyền vào mặt trăng và hắt vào mắt ta khi nhìn thấy mặt trăng....mặt trăng chỉ là vật hắt sáng thôi

Câu 3: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng ?

- Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng

Câu 4: Tia sáng là gì ?

- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bừng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng

Câu 5: Chùm sáng là gì ? Có mấy loại chùm sáng ?

- Chùm sáng gồm rất nhiều tia sáng hợp thành. 

- Có ba loại chùm sáng: ( chùm sáng phân kì, chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ )

Câu 6: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng ?

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới

- Góc phản xạ bằng góc tới

Câu 7: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi ?

- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật

- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước

Câu 8: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng ?

- Tính chất ảnh cả một vật qua gương phẳng là ảnh ảo, ngược chiều, lớn bằng vật và đối xứng với vật qua gương.

Câu 9: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm ?

- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật

- Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song

Chương 2: Âm học

Câu 1: Nguồn âm là gì ? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì ?

- Nguồn âm là các vật có thể phát ra âm thanh 

- Đặc điểm chung của nguồn âm là khi phát ra âm các nguồn âm đều dao động.

Câu 2: Tần số dao động là gì ? Đơn vị tần số là gì ? Khi nào vật phát ra âm phát ra cao ( âm bổng )? khi nào vật phát ra âm thấp ( âm trầm )?

- Tần số dao động là số lần dao động trong 1 giây

- Đơn vị của tần số là Héc ( Hz )

- Âm phát ra càng coa ( âm bổng ) khi tần số lao động càng lớn 

- Âm phát ra càng thấp ( càng trầm ) khi tần số dao động nhỏ

Câu 3: Khi nào âm phát ra to ? Khi nào âm phát ra nhỏ? Độ to của âm được đo bằng đơn vị gì?

- Vật phát ra âm to khi biên độ dao động của nguồn âm lớn

- Vật phát ra âm nhỏ khi biên độ dao động của nguồn âm yếu

- Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB)

Câu 4: Âm thanh có thể truyền được trong những môi trường nào? Âm thanh không truyền được trong môi trường nào ?

- Âm thanh có thể truyền được trong những môi trường: không khí, chất rắn, chất lỏng

- Âm thanh không thể truyền được trong môi trường chân không

Câu 5: Trong 3 môi trường rắn, lỏng, khí. Vận tốc truyền âm trong môi trường nào lớn nhất, môi trường nào nhỏ nhất?

- Trong ba môi trường : Rắn, lỏng, khí thì âm truyền trong chất rắn là nhanh nhất và chậm nhất là âm truyền trong không khí.

Câu 6: Các vật như thế nào thì phản xạ âm tốt ? Các vật như thế nào thì phản xạ âm kém ?

- Các vật cứng nhẵn phản xạ âm tốt ( hấp thụ âm kém ). Vật phản xạ âm tốt là mặt gương, tường gạch, mặt đá hoa, tấm kim loại

- Các vật mềm, xốp hấp thụ âm tốt thì phản xạ âm kém. Vật phản xạ âm kém là miếng xốp, cao su xốp, áo len, ghế đệm mút, vải dạ, rèm nhung.

Câu 7: Âm phản xạ là gì ? Tiếng vang là gì ?

- Âm phản xạ là âm dội ngược trở lại khi gặp một vật chắn.

- Tiếng vang là âm phản xạ nghe được trực tiếp ít nhất là 1/15 giây

 

B.Bài tập tự luận

Câu 1: Tần số là gì ? Đơn vị của tần số ? Khi nào âm phát ra càng cao ?

- Tần số là số lần của một hiện tượng lặp đi lặp lại trên một đơn vị thời gian

- Đơn vị tần số là Héc ( Hz )

- Khi dao động càng nhanh , tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao

Câu 2: Tại sao bác tài xế ngồi ở đằng trước mà có thể nhìn thấy được những ngồi phía sau mà không cần phải ngoái đầu lại ?

Ở phía trước khoang lái có gắn một cái gương, mặt kính hướng về phía sau lưng bác tài xế, do vậy bác tài xế chỉ cần quay gương một góc thích hợp rồi nhìn vào kính là có thể thấy được những người và vật phía sau mà không cần ngoái đầu lạ

Câu 3: So sánh ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi.

- Giống nhau: Đều là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn. Tuy nhiên trong một số trường hợp, ảnh tạo bởi gương cầu lõm là ảnh thật và hứng được trên màn chắn.

- Khác nhau:

   + Ảnh ảo tạo bởi gương phẳnng lớn bằng vật.

   + Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật và vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

   + Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.

Câu 4: Ta có thể dùng một gương phẳng hướng ánh nắng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng. Gương có phải là nguồn sáng không ? Tại sao ?

Không.

Vì nó không tự phát ánh sáng mà chỉ hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

Câu 5: Tại sao khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao tiếng nói nghe rất rõ ?

- Vì Khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ, ngoài âm nghe trực tiếp, còn có âm phản xạ từ mặt nước, nên ta nghe rất rõ.

Câu  6: Tại sao khi bay côn trùng thường tạo ra tiếng vo ve ?

- Nguyên do là khi bay, côn trùng vẫy những chiếc cánh nhỏ mấy trăm lần trong một giây. Những chiếc cánh nhỏ này thật ra là những màng rung động, mà như chúng ta đã biết, bất kỳ một màng rung động đủ nhanh ( trên 16 lần trong một giây ) cũng sẽ sản ra những âm có độ cao nhất định

Câu 7: Tại sao khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, còn khi không áp tai vào tường lại không nghe được ?

- Khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, vì âm truyền trực tiếp qua vật rắn. Khi để tai tự do trong không khí, thì tường đóng vai trò vật cách âm, nên ta không nghe thấy tiêng cười nói ở phòng bên cạnh.

Câu 8: Trong 3 phút vật thực hiện được 5400 dao động.

a) Tính tần số;

b) Tai ta có thể nghe âm thanh do vật này phát ra không ? Vì sao ?

a) Đổi 3 phút = 180 giây

Tần số dao động là:   \(\dfrac{5400}{180}=30\) ( Hz )

b) Tai ta có thể nghe được âm thanh do vật phát ra vì tần số của vật là 30 Hz, nằm trong khoảng 20 Hz đến 20 000 Hz

 

 

16 tháng 1 2017

vì khi máy bay đã bay được một khoảng thì âm thanh mới đến tai ta.
nên âm thanh vang trên bầu trời tạo ra sự vang rền nên chúng ta không biết âm thanh này từ đâu vì trên không không khí loãng và các hạt phân tử cách xa nhau nên sẽ bị loãng

9 tháng 11 2021

Tuổi thơ của mỗi con người thường rất đẹp, nhất là khi mỗi chúng ta có một mái ấm gia đình thật hạnh phúc. Nơi đó có tình cảm anh chị em trong sáng và rất mực gấn gũi. Nhà văn Khánh Hoài đã khắc họa tình anh em đẹp đẽ đó trong truyên ngắn "Cuộc chia tay của những con búp bê", một truyện ngắn đã từng được giải thưởng Văn học quốc tế viết về "Quyền trẻ em".

Khi lần giở những trang của truyện ngắn trên, người đọc được nhà văn dẫn dắt vào tấn bi kịch của hai anh em Thành và Thủy. Hoàn cảnh của họ thật đáng thương: gia đình vốn khá giả, nhưng đột nhiên cha mẹ li hôn, Thành và Thủy không còn được sống bên nhau trong mái gia đình; hai anh em phải chia đồ chơi, Thủy phải từ giã lớp học để theo mẹ về quê. Và chi tiết là cho người đọc đau thắt lòng vì thương cảm, đó là có thể Thủy sẽ không được đi học nữa, vì mẹ của em đã chuẩn bị cho em một "thúng hoa quả" ra chợ bán. Trong bối cảnh bi đát này, tình anh em của Thành và Thủy càng tỏa sáng, như một lời kêu gọi thống thiết rằng đừng bao giờ chia lìa trẻ thơ dù với bất cứ lí do nào.

Với lối viết mộc mạc, bình dị, nhà văn Khánh Hoài đã để cho Thành và Thủy hồi tưởng lại bao kỷ niệm đẹp của tuổi ấu thơ mà hai anh em được gắn bó bên nhau. Đó là kỷ niệm một lần Thành đá bóng bị rách áo, Thủy mang kim chỉ ra tận sân bóng để vá áo cho anh. Cô em gái nhỏ dịu dàng ấy thương anh trai làm sao! Thành còn được em chăm sóc giấc ngủ bằng cách buộc nhíp vào lưng con búp bê Vệ Sĩ, đặt nó cạnh đầu giường để canh gác cho anh trai ngon giấc. Một em bé ngây thơ đã có tấm lòng yêu quý anh như vậy, đủ để ta thấy Thủy là cô bé nhạy cảm, hiền hòa, bao dung xiết bao. Cô bé ấy xứng đáng được có tuổi thơ hạnh phúc bên anh trai mình. Đổi lại, Thành cũng rất thương em gái của mình. Dù đôi lúc, vì ham chơi, Thành có khi ít để ý đến em, nhưng lại cũng biết chăm sóc em rất chu đáo. Chiều nào, Thành cũng đón em đi học về, rồi vừa đi, vừa thủ thỉ nói chuyện với em. Thành chăm sóc em như thế, thật là một người anh tốt của bé Thủy. Chúng ta thấy yêu quý và trân trọng tình anh em của hai bạn nhỏ này vô cùng!

Thế nhưng, cuộc sống vốn nhiều ghềnh thác, trẻ thơ bị tổn thương bởi những bi kịch của người lớn. Cảnh tượng xót xa nhất trong câu chuyện, khiến ta thêm thương cảm đó là cảnh hai anh em chia đồ chơi. Vì quá thương em, Thành nhường hết mọi đồ chơi cho em. Còn Thủy, cô bé hiền dịu bỗng nhiên "tru tréo" lên vì thấy anh định chia rẽ hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ. Có lẽ đối với Thủy, hai con búp bê tượng trưng cho hai anh em, cô bé không bao giờ muốn chúng phải chia tay. Trong giây phút đó, cái vị tha, cao cả bỗng tỏa sáng trong tâm hồn ngây thơ của Thủy. Thương anh vì rồi đây sẽ phải đơn độc, trong giấc ngủ sẽ chẳng bình yên, nên Thủy đã để cả hai con búp bê ở lại, để chúng âu yếm quàng vai nhau, như hình ảnh hai anh em chẳng bao giờ phải xa nhau nữa. Tình cảm anh em trong trẻo mà đẹp đẽ đó, khiến ta càng nghẹn ngào khi trong thực tế, Thành và Thủy sắp phải chia tay nhau. Nỗi đau chia ly của trẻ nhỏ phải chăng khiến người lớn cũng phải nghĩ suy về hậu quả của những gia đình tan vỡ.

Tình anh em của hai đứa trẻ đáng thương còn thể hiện trong cảnh Thủy chia tay lớp học. Đó là lúc Thành ân cần lấy khăn lau nước mắt rồi dẫn em đến trường, cử chỉ nhỏ mà chan chứa yêu thương đó, càng khiến người đọc thêm mến yêu hai nhân vật nhỏ tuổi này. Với lòng thương em vô bờ bến, Thành đã chứng kiến cảnh Thủy chia tay bạn bè, cô giáo. Cậu đã nhìn thấy những giọt nước mắt tuôn rơi trên khuôn mặt mọi người, thấy cô tặng cho Thủy chiếc bút và cuốn vở nhưng em nghẹn ngào thổ lộ rằng có thể mình sẽ chẳng còn được đi học nữa... Để rồi ra khỏi lớp học, Thành ngạc nhiên khi nhìn thấy nắng vẫn rực rỡ, chim vẫn hót trên cành cây, mà cả thế giới như đổ sụp xung quanh hai đứa trẻ. Lời văn như nghẹn ngào chua xót, bởi tâm hồn những đứa trẻ quá trong sáng mà cuộc sống thì thật là nghiệt ngã. Ở đoạn này, nghệ thuật đối lập ngoại cảnh và nội tâm càng cho thấy nỗi đau, tình thương của Thành dành cho em. Và lay động lòng người đọc hơn cả là một tiếng nói thôi thúc mỗi con người hãy vì hạnh phúc trẻ thơ mà gìn giữ mái ấm gia đình hạnh phúc.

21 tháng 6 2016

vì những tia sáng đó phản chiếu lên những hạt bụi trong không khí phản chiếu vào mắt ta

21 tháng 6 2016

Theo mình hiểu thì xung quanh ta là không khí, mà trong không khí chứa hàng ngàn hạt bụi nhỏ li ti. Khi tia sáng đó phản chiếu lên những hạt bụi thì từ hạt bụi đó lại phản chiếu vào mắt ta

Hiểu đơn giản là tia sáng chiếu tới hạt bụi, từ hạt bụi lại chiếu vào mắt ta

17 tháng 3 2019

Một vật nhiễm điện do vật nhận thêm hay mất bớt electron. Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách cọ xát hoặc cho vật tiếp xúc với một vật nhiễm điện.

Mọi vật đều có thể bị nhiễm điện, không phải các vật dễ bị nhiễm điện thì dễ dàng cho dòng điện đi qua. Nhiều vật cách điện cũng dễ bị nhiễm điện nên lý luận trên là không đúng.

Ví dụ: Một thanh thủy tinh cọ xát vào mảnh lụa thì thanh thủy tinh bị nhiễm điện, mặc dù thủy tinh là vật cách điện