K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

Đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống

Biểu hiện trong văn bản Đừng từ bỏ cố gắng

Tác dụng trong việc thực hiện mục đích văn bản

Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận.

Dẫn ra câu nói của Đặng Thùy Trâm, đừng bao giờ từ bỏ cố gắng.

Khẳng định vấn đề nghị luận

Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe.

Lí lẽ 1: Bất kì ai cũng phải đối mặt với khó khăn, thách thức. Dẫn chứng 1: Không con đường nào bằng phẳng.

Lí lẽ 2: Kiên trì theo đuổi mục tiêu rất quan trọng. Dẫn chứng 2: Cuộc sống thăng trầm. Thất bại là điều khó trành.

Lí lẽ 3: Thành công bắt đầu từ thất bại. Dẫn chứng 3: Thomas Edison. Nick Vuijicic… Các tấm gương vượt khó để có thành công.

Lí lẽ 4: Cuộc sống trở nên thú vị khi có đủ gia vị ngọt bùi, đắng cay, có cả nỗi buồn và niềm vui, đau khổ và hạnh phúc. Dẫn chứng 4: Hình ảnh bông hoa hồng.

 

Tăng tính thuyết phục cho luận điểm đã viết.

Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

Đi từ luận điểm lí lẽ đến dẫn chứng theo trình tự từ cá nhân là “Ta” đến các vĩ nhân Thomas Edison, Nick Vujicic…

Bài văn mạch lạc, thuyết phục người đọc.

6 tháng 11 2023

Benjamin Franklin - một chính trị gia người Mỹ đã từng khẳng định: “Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực”. Có thể khẳng định rằng, nói dối đã để lại nhiều tác hại vô cùng to lớn.

Trước hết, nói dối là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai với sự thật về vấn đề nào đó để đạt được mục đích mà họ mong muốn, thường không tốt đẹp, chính đáng. Việc nói dối khiến sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Một người nói dối sẽ mất đi niềm tin của mọi người xung quanh. Bởi vậy mới có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Lòng tin vốn đã là thứ khó để xây dựng. Một lần nói dối có thể nhận được sự tha thứ. Nhưng hết lần này đến lần khác nói dối, lòng tin sẽ hoàn toàn bị đánh mất.

Không chỉ vậy, việc nói dối còn khiến cho đạo đức cá nhân đi xuống. Hết lần này đến lần khác, chúng ta dùng lời nói dối để lấp liếm đi những hành vi sai trái thì lâu dần sẽ trở thành một thói quen xấu. Những đứa trẻ nói dối cha mẹ để đi chơi game. Học trò nói dối thầy cô để trốn tiết. Bạn bè nói dối để lợi dụng tiền bạc, của cải… Chắc hẳn chúng ta không quên được truyện cổ tích Thạch Sanh. Lý Thông năm lần bảy lượt nói dối, lợi dụng và hãm hại Thạch Sanh. Từ việc nhờ Thạch Sanh đi trông miếu, chằn tinh là con vật nuôi của nhà vua đến việc bắt đại bàng cứu công chúa. Để rồi đến cuối cùng, Lý Thông đã bị trừng phạt thích đáng, còn Thạch Sanh thì lấy công chúa và được vua truyền ngôi cho.

Có đôi khi, lời nói dối còn ảnh hưởng đến sự phát triển của một đất nước. Doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm không đảm bảo an toàn, gian dối với người tiêu dùng sẽ gây ra những hậu quả về tính mạng của con người. Nhiều vị lãnh đạo đã dối trên, lừa dưới đã gây ra sự bức xúc trong quần chúng nhân dân. Bởi vậy, một xã hội văn minh thì con người cần phải trung thực, ngay thẳng.

Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều lời nói dối với mục đích tốt đẹp, xuất phát từ tình yêu thương. Nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng không ai thích bị lừa dối. Bởi vậy, con người cần tránh xa những lời nói dối, đặc biệt là học sinh.

Qua chứng minh, nói dối quả thật có hại với con người. Chúng ta hãy sống thật thà, ngay thẳng để trở thành một người tốt đẹp.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
8 tháng 1
 

Yêu cầu về nội dung

Yêu cầu về hình thức

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống

- Nêu rõ sự việc có vấn đề cần nghị luận: Cần tập trung giới thiệu và nêu rõ vấn đề chính cần nghị luận và tập trung vào vấn đề này.

- Phân tích đúng – sai : Là cách thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của mình về vấn đề cần nghị luận. Phải chỉ ra được những việc đúng – sai, lợi – hại, tiêu cực – tích cực trong hiện tượng đó.

- Chỉ ra nguyên nhân: Khi đã phân tích những điểm đúng – sai về hiện tượng hay sự việc đó thì các bạn cần đưa ra các nguyên nhân và lý giải được đó là nguyên nhân chủ quan hay khách quan tác động.

- Bày tỏ thái độ: Bày tỏ về tư tưởng, ý kiến riêng của chính mình về vấn đề đó nhưng phải dựa trên cơ sở khách quan là lý lẽ và dẫn chứng phải thuyết phục được người đọc, người nghe.

- Bố cục phải mạch lạc: Bài nghị luận phải chia rõ bố cục gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài và các ý phải sắp xếp theo trình tự hợp lý.

- Luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực: Luận cứ là những dẫn chứng, lý lẽ mà mình đưa ra để chứng minh cho luận điểm đó. Dẫn chứng phải có tính xác thực hay được trích dẫn từ những nguồn tin đáng tin cậy.

- Lập luận hợp lý: Có thể sử dụng nhiều phương pháp lập luận như chứng minh, so sánh, đánh giá… để tạo được hiệu quả cao nhất.

- Lời văn chính xác, sống động: Lời văn phải chính xác, đanh thép, mạnh mẽ nhưng văn nghị luận là phải nói lý, nhưng trong lý cần phải có tình. Có thể diễn đạt một cách khéo léo như sử dụng thêm các biện pháp tu từ, hình ảnh để giúp bài văn thêm sinh động.

Văn biểu cảm về con người

- Giới thiệu chung về đối tượng biểu cảm, cảm nghĩ, ấn tượng của em về người đó.

- Hình dung về đặc điểm gợi cảm của đối tượng để bộc lộ cảm xúc: hình dáng, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói… qua quan sát, liên tưởng, suy ngẫm hoặc hồi tưởng đặc điểm để gợi cảm xúc (nếu người đó đang ở xa, đi xa).

- Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ qua việc làm, hành động, cử chỉ, tính cách của người đó thông qua quan hệ đối xử với mọi người xung quanh, với bản thân người viết.

- Sự gắn bó của người ấy với bản thân em:

- Bộc lộ tình cảm với đối tượng qua một tình huống nào đó: liên tưởng ,tưởng tượng hướng đến tương lai.

- Bố cục phải mạch lạc: Bài nghị luận phải chia rõ bố cục gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài và các ý phải sắp xếp theo trình tự hợp lý.

- Văn bản được thể hiện dưới dạng tùy bút, ghi lại những cảm nhận của tác giả.

- Biểu cảm kết hợp miêu tả.