Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đến đoạn 3, nhịp thơ thay đổi như dồn dập hẳn lên trong những câu thơ ngắn giống như lời dặn dò của mẹ, hình ảnh con cò trong đoạn thơ như được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời.
- Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu đem lại âm hưởng ngọt ngào như trong lời ru của người mẹ. Hình tượng con cò từ trong ca dao đi vào thơ Chế Lan Viên bình dị mà sâu lắng.
- Gần – xa là cặp từ trái nghĩa cùng với thành ngữ” lên rừng – xuống bể” gợi lên không gian rộng lớn với những cách trở khó khăn của cuộc đời. Đằng sau không gian ấy là bóng dáng của thời gian đằng đẵng. Thời gian, không gian có thể làm phai mờ những tình cảm nhưng riêng tình mẫu tử thiêng liêng là vượt qua mọi thử thách. Lòng mẹ luôn bên con, tình mẹ luôn chở che cho con ấm áp yêu thương: Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.” Sự lặp lại liên tục của những từ ngữ “dù gần con, dù xa con” như láy đi láy lại cảm xúc thương yêu đang trào dâng trong tâm hồn mẹ. Tình yêu thương của mẹ luôn “vẫn”, “sẽ”, “mãi” bên con cho dù con lớn lên, đi xa, trưởng thành trong đời, cho dù có thể một ngày nào đó mẹ không còn có mặt trên đời.
- Câu thơ đúc kết một chân lý giản dị, muôn đời: trong con mắt, trái tim, vòng tay của người mẹ, đứa con vẫn mãi là bé bỏng, cần mẹ chở che. Chữ “đi” được hiểu theo phương thức hoán dụ: cuộc đời con, tất cả vui buồn đau khổ con đã nếm trải, người mẹ vẫn mãi yêu con, chở che, bên con, là chỗ dựa, bến đò bình yên trong cuộc đời người con.
- Lời dặn giản dị mộc mạc mà ý thơ, tình thơ trĩu nặng, mẹ vẫn luôn bên con dù trải qua nhiều va đập, sóng gió, tình mẹ mãi chở che, bao bọc con, là mái nhà ấm áp.
- Hình tượng con cò giản dị trong ca dao đã khiến những điều chiêm nghiệm, đúc kết của nhà thơ trở nên sâu sắc, ý nghĩa mà gần gũi.
- Tấm lòng người mẹ muôn đời vẫn vậy, vượt ra ngoài mọi khoảng cách không gian, thời gian. Hai câu thơ cuối dài ra sâu lắng đã khái quát lại một triết lí, quy luật tình cảm bền vững, sâu sắc, vừa thể hiện tình cảm thiết tha đầy yêu thương của người mẹ.
⇒ Bảy câu thơ đã khái quát một quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn mà sâu sắc.
. TÌM HIỂUĐỀ
- Đề bài này chỉ có một mệnh đề, không có câu mệnh lệnh, không nêu rõ kiểu đề, yêu cầu thực hiện. Các em phải tự xác định vấn đề cần bàn và kiểu văn bản thích hợp để làm sáng tỏ vấn đề đó.
- Kiểu đề: Nghị luận kết hợp với thuyết minh.
- Phạm vi kiến thức cần sử dụng: Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình và những thông tin xác thực về tác hại của chiến tranh mà em được biết.
B. DÀN Ý
I. Mở bài
- Chiến tranh đồng nghĩa với đau thương, chết chóc, đổ máu và huỷ diệt.
- Chạy đua vũ trang là đua nhau tăng cường vũ khí để chuẩn bị chiến tranh.
- Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí của con người và tự nhiên.
II. Thân bài
1. Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí của con người
a. Chi phí cho việc sản xuất vũ khí hạt nhân vô cùng tốn kém, tốn kém đến mức cực kì phi lí.
b. Chi phí tốn kém đó đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn.
- Theo Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới phải chịu bao nỗi bất hạnh vì là nạn nhân của chiến tranh và bạo lực; hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm boạ của đói nghèo, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
- Năm 1981, UNICEF đã định ra một chương trình để cứu trợ cấp bách về y tế, tiếp tế thực phẩm và nước uống, xoá nạn mù chữ, cải thiện điều kiện vệ sinh cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới. Để thực hiện được chương trình này phải cần tới 100 tỉ đô la, nhưng tất cả đã tỏ ra là một giấc mơ không thể thực hiện được bởi số tiền quá lớn. Trong khi đó, số tiền này chỉ gần bằng chiphí cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và 7.000 tên lửa vượt đại châu.
- Giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện một chương trình phòng bệnh trong 14 năm cho hơn một tỉ người, cứu hơn 14 triệu trẻ em châu Phi thoát khỏi cái chết.
- Chỉ hại chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới, v.v...
Điều mong muốn lớn nhất của tất thảy con người trên Trái Đất này là sự sống sinh sôi, cuộc đời của con người ngày càng tốt đẹp hơn lên. Nhưng cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân đã đi ngược lại mong muốn, khát vọng của con người. Chưa nói đến việc chiến tranh hạt nhân bùng nổ, chỉ sự tồn tại của vũ khí hạt nhân không thôi cũng đã gieo vào lòng chúng ta nỗi ám ảnh khủng khiếp về "cái cảnh tận thế" do những bệ phóng hạt nhân mang lại, khiến chúng ta luôn sống trong nỗi lo lắng, bất an. Chi phí quá tốn kém cho việc sản xuất vũ khí hạt nhân đã làm mất đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống, cướp đi nhiều cơ hội để cứu giúp hàng tỉ người, đặc biệt là trẻ em, thoát khỏi nghèo đói, bệnh tật và chết chóc.
2. Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí của tự nhiên
a. Lí trí của tự nhiên có thể hiểu là quy luật của tự nhiên, lôgíc tất yếu của tự nhiên.
b. Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của con người, tiêu diệt loài người mà còn phản lại sự tiến hoá của tự nhiên, huỷ diệt mọi sự sống trên Trái Đất.
- Sự sống ngày nay trên Trái Đất là kết quả của một quá trình tiến hoá lâu dài hàng trăm triệu năm của tự nhiên với biết bao cuộc hoài thai nhọc nhằn, đau đớn. Theo G. Mác-két, chưa nói những gì to lớn, chỉ lấy những sự vật, sự việc nhỏ bé, từ khi có sự sống trên Trái Đất, phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 năm nữa hoa hồng mới nở chỉ để làm đẹp cho đời. Theo Nguyễn Tuân, một giọt mật mà con ong làm ra là kết quả của 2.700.000 chuyến bay đi tìm hoa hút mật, một nửa lít mật ong là kết quả của dặm đường lao động miệt mài 8.000.000 cây số mới có được...
- Nhưng nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra, chỉ cần một tích tắc, tất cả những thành tựu khó khăn và nhọc nhằn đó sẽ bị xoá sạch dấu vết; mọi thành quả của quá trình tiến hoá tự nhiên sẽ trở lại điểm xuất phát ban đầu hoặc biến thành tro bụi vì những phát minh vĩ đại của chính con người. Như vậy, chiến tranh hạt nhân chính là sự phản lại quy luật và sự tiến hoá của thế giới tự nhiên. Năm 1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki thuộc Nhật Bản, biến hai thành phố đông dân này trở về thời kì hồng hoang là một ví dụ tiêu biểu.
III. Kết bài
- Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân là một tai hoạ khủng khiếp đối với sự sống, loài người.
- Đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, vì một thế giới hoà bình, vì cuộc sống ấm no hạnh phúc của con người là nhiệm vụ của tất cả chúng ta.
Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối
Mất tiền có thể kiếm lại được tiền, mất xe có thể sắm lại được xe nhưng mất thời gian thì chịu, đố ai có thể tìm lại được. Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối.
Thời gian là một dòng chảy thẳng; không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lui. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất.
Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến với tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ.
Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế trí thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấn thép, con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ, đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay.
Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước.
\(Bác Hồ là vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt. Ôi! Một con người thanh cao và giản dị đến nhưỡng nào! Sự giản dị của Bác không chỉ thể hiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay cả khi đã là một vị chủ tịch nước, trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác chỉ ở trong ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng. Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước. Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết. Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.\)
Quy tắc niêm luật trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật trong bài Qua Đèo Ngang:
Bước | tới | đèo | Ngang | bóng | xế | tà |
---|---|---|---|---|---|---|
T | T | B | B | T | T | B |
Cỏ | cây | chen | đá | lá | chen | hoa |
T | B | B | T | T | B | B |
Lom | khom | dưới | núi | tiều | vài | chú |
B | B | T | T | B | B | T |
Lác | đác | bên | sông | chợ | mấy | nhà |
T | T | B | B | T | T | B |
Nhớ | nước | đau | lòng | con | quốc | quốc |
T | T | B | B | B | T | T |
Thương | nhà | mỏi | miệng | cái | gia | gia |
B | B | T | T | T | B | B |
Dừng | chân | đứng | lại | trời | non | nước |
B | B | T | T | B | B | T |
Một | mảnh | tình | riêng | ta | với | ta |
T | T | B | B | B | T | T |
Câu (1) và (2) đối nhau về thanh điệu (khác về bằng trắc các chữ thứ 2, 4, 6)
Câu 3 và 4; câu 5 và câu 6 đối nhau về âm thanh và hình ảnh
Các vần được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8
Trong triều đại Đông Tấn, nhà thơ nổi tiếng Đào Uyên Minh là một học giả uyên bác và thanh cao. Một thanh niên hỏi ông, “Tôi rất khâm phục ngài vì ngài rất hiểu biết. Ngài có thể nói cho tôi biết cách tốt nhất để học không?” Đào Uyên Minh nói, “Không có cách tốt nhất đâu. Nếu anh chăm chỉ, anh sẽ tiến bộ. Nếu anh buông lơi, anh sẽ tụt hậu.” Ông cầm tay người thanh niên và đưa anh đến một cánh đồng. Ông chỉ vào một mầm cây nhỏ và nói, “Hãy nhìn kỹ đi, anh có thể thấy rằng nó đang lớn lên không?” Người thanh niên nhìn vào mầm cây hồi lâu và nói, “Tôi không thấy nó lớn gì cả.” Đào Uyên Minh hỏi, “Thật không? Vậy thì sao một mầm cây nhỏ sau này có thể mọc cao đến vậy?” Ông lại tiếp tục, “Thực ra, lúc nào nó cũng phát triển. Tuy nhiên, chúng ta không thể nhìn bằng mắt được. Học tập cũng theo một quy luật như vậy. Kiến thức của chúng ta thu lượm được dần dần. Đôi khi chúng ta thậm chí không biết điều đó. Nhưng nếu anh liên tục làm vậy, anh sẽ tiến bộ.”
Đào Uyên Minh sau đó chỉ một hòn đá mài dao ở cạnh dòng suối và hỏi người thanh niên, “Tại sao bên kia của hòn đá lại lõm xuống giống như chiếc yên vậy?” Người thanh niên trả lời, “Đó là bởi người ta dùng nó để mài dao mỗi ngày.” Sau đó, ông lại hỏi, “Thế chính xác thì ngày nào nó có hình dạng như vậy?” Người thanh niên lắc đầu. Đào Uyên Minh nói, “Đó là vì những người nông dân dùng nó ngày này qua ngày khác. Học tập cũng vậy. Nếu anh không bền bỉ, [để giữ kiến thức của mình] anh sẽ tụt hậu.” Người thanh niên cuối cùng cũng đã hiểu ý ông. Anh cảm tạ Đào Uyên Minh. Ông Đào viết cho anh những dòng sau, “Học tập chuyên cần cũng giống như một mầm cây mùa xuân. Nó lớn lên mặc dù chúng ta không thấy sự phát triển của nó mỗi ngày. Lười biếng cũng giống như [không dùng] hòn đá mài dao. Một người sẽ thất bại nếu anh ta không học hành chuyên cần.”
Cố Dã Vương trong triều đại Nam Lương, là một nhà sử học nổi tiếng. Sự hiểu biết của ông trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Nhiều người tìm đến ông để nhờ ông giải đáp các câu hỏi. Một lần, con trai một người bạn của ông, Hầu Tuyển có hỏi ông rằng, “Ngài đã đọc rất nhiều kinh sách. Tôi muốn hỏi ngài liệu có đường tắt trong việc học tập không.” Suy nghĩ một lúc, Cố Dã Vương chỉ một cái cây xum xuê và nói, “Nếu anh muốn biết đường tắt, anh cần nhìn vào cái cây này.” Hầu Tuyển nhìn vào cái cây từ ngọn đến gốc ba lần nhưng chẳng thấy gì khác thường. Sau đó, anh ta hỏi, “Tôi quá mù quáng không thấy được gì. Xin ngài chỉ giáo.” Cố Dã Vương nói, “Với bộ rễ, cái cây có thể mọc cao và khỏe mạnh. Với cái gốc to khỏe, cái cây có thể lớn lên với tán lá dày. Chỉ với một mục đích cao cả và niềm tin vững chắc, người ta có thể có một tương lai sáng lạn. Lấy cái cây này làm ví dụ, một cái cây năm nào cũng mọc thêm một vòng gỗ. Người ta phải chuyên cần. Đi từng bước một. Đó chính là chìa khóa.”
Quảng cáo
Từ đó, Hầu Tuyển tĩnh tâm học hành. Anh tiến bộ nhanh chóng. Bạn bè anh hỏi, “Anh quen với những quyển sách đó đến mức anh có thể đọc chúng ngược từ dưới lên. Sao anh vẫn đọc chúng vậy?” Hầu Tuyển nói, “Không có đường tắt trong học tập. Người ta phải đi từng bước một. Tôi vẫn chưa thấu đáo rất nhiều luân lý và hàm nghĩa sâu xa trong những quyển sách đó. Vì thế mà tôi cần phải xem lại chúng để học được thêm điều gì đó mỗi lần.” Cố Dã Vương dạy con cháu rằng, “Một cái cây nhỏ ưa thích mặt trời vì nó muốn trở thành một cái cây lớn khỏe mạnh. Đối với một người, mục đích của cuộc đời anh ta là trở thành một người tốt có ích cho đất nước và nhân dân của mình. Có mục đích là rất quan trọng. Khi học tập, quan trọng là phải bền bỉ và không được từ bỏ trong bất cứ hoàn cảnh nào.”
Cổ nhân từng tin rằng học hành là một quá trình bồi đắp đạo đức. Chìa khóa để học tập nằm trong sự quyết tâm chăm chỉ và sức bền bỉ. Chuyên cần là cách tốt nhất để học tập.
đây là sinh mà
có phải văn đâu