Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Học Văn nghiêm túc.
Đừng bao giờ cố ghép các nhân vật vào thế giới hiện đại Đừng đánh giá Thúy kiều qua cái nhìn không mấy thiện cảm, đừng cho thái độ yêu làng của Ông hai là dở người. Nhiệm vụ của các em là đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật chứ không phải ngược lại. Phải hiểu và yêu văn thì mới có thể làm văn có cảm xúc và không gây phản cảm, giả tạo.
2. Phải học từ từ.
Từ từ sẽ không là tự tử. Chỉ có ngưòi học kiểu ăn sống nuốt tươi mới là tự giết mình. Học văn ko thể học kiểu hôm nay học, mai cắp sách đi thi luôn. Học hàng ngày, từng chút một, mưa dầm thấm lâu.
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu, trích dẫn câu nói của tổng thống Mĩ A. Lin – côn viết gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”.
- Câu nói bàn về đức tính trung thực trong thi cử nói riêng và trong cuộc sống của mỗi người nói chung.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích nội dung câu nói (2đ):
+ A. Lin – côn nhắn nhủ: “biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi” tức đề cao sự cần thiết và vai trò của đức tính trung thực trong thi cử. Chấp nhận thi rớt, trung thực trong thi cử còn vinh dự hơn sự gian lận mà đạt kết quả cao.
+ Thực chất câu nói nhằm khẳng định đức tính trung thực của con người.
- Phân tích – chứng minh (5đ):
+ Lời nhắn nhủ của vị tổng thống với thầy giáo để thầy dạy dỗ con mình đồng thời cũng là lời khuyên nhủ tới mọi người. Phải trung thực: cả trong thi cử lẫn ngoài cuộc sống.
+ Trung thực là: ngay thẳng, thật thà, tôn trọng và sống đúng với sự thật, biết nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. Người sống trung thực luôn sống tuân theo các chuẩn mực đạo đức mà xã hội đề ra.
+ Biểu hiện của trung thực: dám nhận khuyết điểm của bản thân, sống đúng theo lẽ phải, không bao che cho những hành động sai trái, đi ngược lại truyền thống đạo lí của dân tộc. Người sống trung thực luôn được mọi người yêu mến, tin tưởng.
+ Trong thi cử: Trung thực là làm bài bằng tất cả khả năng mình có, không dựa vào ai hay bất cứ điều gì khác hỗ trợ ngoài thực lực bản thân.
Ngược lại với trung thực là gian lận khi thi. Gian lận là: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi, nhờ người thi hộ...Dù thi đạt kết quả cao nhưng không phải bằng thực lực bản thân.
→ Chấp nhận thi rớt là biểu hiện của đức tính trung thực.Việc thi rớt nhưng trung thực với kết quả, việc làm của chính mình còn vinh dự hơn đi đỗ bằng sự gian lận, dối trá.
+ Trong cuộc sống: Người trung thực luôn thành thực với mình và với người khác. Đây là phẩm chất nền tảng hình thành nên nhân cách của con người, là cơ sở để con người đặt niềm tin vào nhau để xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Trung thực đem lại cho con người sự thoải mái, tránh âu lo.
Ngược lại với trung thực là gian dối. Người gian dối, thiếu trung thực hay làm viêc khuất tất, sống dè chừng, nghi kị, toan tính, sợ bị phát hiện.
+ Lấy ví dụ về sống trung thực trong đời sống và thi cử để thấy lợi ích của nó.
- Bàn luận (2đ):
+ Câu nói hoàn toàn đúng đắn, khẳng định tầm quan trọng của trung thực trong cuộc sống mỗi con người.
+ Với tư cách là một phẩm chất đạo đức, người sống trung thực là người có đạo đức và ngược lại. Xã hội sẽ ra sao nếu con người sống mưu toan, vi kỉ, không tin tưởng mà hoài nghi lẫn nhau?
+ Liên hệ bản thân và bài học nhận thức: phải sống ngay thẳng, trung thực, không thẹn với lòng mình; tu dưỡng đức tính trung thực, đấu tranh chống những biểu hiện gian lận tiêu cực trong thi cử cũng như cuôc sống...
Bạn tham khảo đề :
Đề thi HKI
( ĐỀ CHÍNH THỨC )
Câu 1: (3đ)
(1)….Tôi ở nhà Binh Tư về đc một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xộc xệch chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.
(2) Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn, cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”.
(Trích Lão Hạc, Nam Cao, Ngữ Văn 8-tập 1)
a) Nêu nội dung chính của phần trích trên. (1đ)
b) Chép lại một câu ghép có trong đoạn (1) và cho biết các vế của câu ghép đó nối với nhau bằng cách nào? (0,75đ)
c) Chỉ ra 2 từ tượng hình có trong đoạn (1). (0,5đ)
d) Chỉ ra hai từ ngữ có tác dụng liên kết giữa đoạn (1) và đoạn (2)và cho biết từ đó thể hiện quan hệ ý nghĩa gì? (0,75đ)
Câu 2: (3đ)
Bao bì nio lông gây tác hại rất nhiều cho môi trường và cuộc sống của chúng ta. Hãy viết một đoạn văn (từ 10 đến 12 câu ) kêu gọi mọi người thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông.
Câu 3: (4đ)
Hãy thuyết minh về cây bút chì-một dụng cụ học tập không thể thiếu của học sinh.
tham khảo trên mạng đi ạ ,s anh/cj k bảo với cô ngữ văn ,để cô ôn mới là chính xác nhất còn k thì chỉ còn cách lên mạng tìm hiểu thôi ạ ,nhưng cachs đó chiếm tỉ lệ đạt được rất ít đấy ạ
Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1. Thuyết minh về một nghề thủ công hoặc đặc sản của quê em
Đề 2. Cảm nhận của em về tâm trạng Thúy Kiều qua đoạn thơ trích Truyện Kiều của Nguyễn Du:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa?
…
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
(Ngữ văn 9, tập một, NXBGD, trang 94)
cố gắng làm đọc hiểu nhanh nhất và chính xác để cs thời gian viết văn nhé bn
Claim.