Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cảnh khuya là một trong những bài thơ tứ tuyệt của Bác. Bài thơ đã cho ta thấy cảnh khuya ở khu rừng Việt Bắc vô cùng đẹp đẽ và tráng lệ. Mở đầu bài thơ như một tấm màn mở ra 1 bức tranh thơ mộng :"Tiếng suối trong như tiếng hát xa" Tác giả dã so sánh tiếng suối - âm thanh của tự nhiên với tiếng hát xa - âm thanh của con người. Tiếng hát xa rất nhỏ, văng vẳng không rõ rệt. So sánh như vậy cho ta thấy tiếng suối rất khẽ, rất xa đồng thời trong trẻo, ấm áp tình người, vang vọng trong không gian tĩnh mịch. "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" đã điểm tô cho bức tranh với nhiều tầng bậc. Tầng cao là trăng, tầng trung là vòm cây cổ thụ, tầng thấp là khóm hoa. Không chỉ có nhiều tầng bậc mà còn có nhiều đường nét. Ánh trăng từ tên cao chiếu xuống, xuyên qua vòm cây cổ thụ, tạo nên những khóm hoa in trên mặt đất như hàng trăm, hàng nghìn bông hoa, điệp ngữ lồng đã tạo chiều sâu cho bức tranh có nhiều tầng bậc. Chỉ với hai câu thơ ngắn ngủi nhưng Bác đã gợi lên trong tâm hồn người đọc một khung cảnh tuyệt đẹp do tự nhiên tạo ra hòa với ánh trăng trên nền trời bao la.
Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Nếu giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, thì tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác.
* Từ láy: chói lọi, dạt dào.
- Cặp quan hệ từ: nếu - thì.
1. biện phap tu từ - so sánh: tiếng suối trong như tiếng hát xa. có tác dụng khắc hoạ sinh động tieng suối trong đêm khuya,gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh độc đáo làm cảnh rừng đêm khuya không lạnh lẽo,mà trở nên ấm áp tình người - điệp từ:'lồng' diễn tả sự quấn quýt hoà hợp giữa cây hoa, tạo nên bức tranh có hình khối và tầng bậc, bằng các biện phap tu từ giúp người đọc cảm nhận được 1 bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất hoạ,nhạc, ấm áp tình người. Đồng thời ta cũng rung động trước tâm hồn của bác hồ: yêuv thiên nhiên, hoà quyện với thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác
Giống nhau: hai cách ví von chỗ cùng lấy tiếng suối của thiên nhiên làm đối tượng để cảm thụ và so sánh
+ Nguyễn Trãi và Bác là những nhân cách lớn, với tâm hồn thi sĩ.
- Khác biệt: Tiếng suối của Nguyễn Trãi gắn với địa danh Côn Sơn, suối của Côn Sơn, còn tiếng suối trong thơ Bác là tiếng suối vô danh
+ Nguyễn Trãi nghe tiếng suối như tiếng đàn, còn Bác nghe tiếng suối như tiếng hát, nhưng tiếng hát xa chứ không phải ở khoảng cách gần
+ Tiếng suối trong thơ Nguyễn Trãi có vẻ như được nghe vào ban ngày, tiếng suối trong thơ Bác cảm nhận trong đêm
Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rưng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người làm chủ đã làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người.Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ lồng được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của con người.Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Ta thấy như thế thì sẽ có tâm hồn thanh cao đang sống những phút giây thần tiên ở chiến khu Việt Bắc.