1. Giai cấp tư sản và vô sản là hai giai cấp chính của xã hội:
A. Chiếm hữu nô lệ B. Nguyên thuỷ và phong kiến C. Phong kiến D. Tư bản
2. Xã hội phong kiến Pháp trước cách mạng có :
A. 4 đẳng cấp B. 3 đẳng cấp C. 2 đẳng cấp D. Không có đẳng cấp
3. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (8 – 1789) và Hiến pháp 1791 ở Pháp phục vụ chủ yếu cho quyền lợi của giai cấp và tầng lớp nào?
A. Tư sản B. Vô sản C. Tiểu tư sản D. Tăng lữ
4. Cách mạng tư sản Anh (giữa thế kỉ XVII) đem lại quyền lợi cho :
A. Nhân dân lao động Anh B. Quý tộc cũ
C. Giai cấp tư sản và quý tộc mới D. Vua nước Anh
5. Cách mạng tư sản Anh diễn ra trong thời gian nào?
A. 1640-1688 | B.1789 | C.1871 | D. 1848 |
6. Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở các nước châu Âu từ cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX là gì?
A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu.
B. Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông.
C. Góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.
D. Hình thành hai giai cấp là tư sản và vô sản.
7. Cuối thế kỷ XIX, công nghiệp nước Pháp đứng thứ mấy?
A. Thứ nhất. B. Thứ 2 C. Thứ 3 D. Thứ 4
8.Vì sao nước Anh được mệnh danh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”?
A. Các nhà tư bản Anh đẩy mạnh xâm lược thuộc địa
B.Các nhà tư bản Anh chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp
C.Chủ nghĩa đế quốc Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới
D.Công nghiệp ở Anh phát triển mạnh nhất.
9. Thành tựu của công cuộc xây dựng nền văn hoá Xô viết được thể hiện ở điểm nào?
A. Xoá bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học.
B. Phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, văn học, nghệ thuật.
C. Đấu tranh chống các tàn dư tư tưởng của chế độ cũ.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
10.Tuyên ngôn độc lập của Mỹ công bố vào thời gian nào ?
A .4.6.1776. B. 4.7.1776 C. 4.8.1776 D. 4.9.1776
11: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa đế quốc
B.Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân
C. Thái tử Áo – Hung bị một phần tử Xec-bi ám sát
D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa
12. Khối quân sự Hiệp ước ra đời năm 1907 bao gồm các nước:
A. Anh, Pháp, Nga B. Anh, Pháp, Mỹ
C. Anh, Pháp, Đức D. Mỹ, Đức, Nga
13. Đầu thế kỉ XX, đứng đầu Nhà nước quân chủ chuyên chế ở Nga là ai?
A. Nga hoàng Ni-cô-lai I. C. Nga hoàng Ni-cô-lai III.
B. Nga hoàng Ni-cô-lai II. D. Nga hoàng đại đế.
14. Ngày 25-10-1917, ở Nga đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trọng đại?
A. Lê -nin bí mật rời từ Phần Lan về Pê-tơ-rô-grat, trực tiếp chỉ đạo cách mạng.
B. Cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ
C. Khởi nghĩa ở Pê-tơ-rô-grat giành thắng lợi
D. Cách mạng tháng Mười thành công trên cả nước.
Câu 15. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
A. Lật đổ nền thống trị của phong kiến, tư sản, đưa người lao động lên nắm chính quyền
B. Giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga
C. Tạo ra sự đối lập giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa với hệ thống xã hội chủ nghĩa
D. Chỉ ra cho giai cấp công nhân, dân tộc thuộc địa con đường đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
Câu 16: Chính sách kinh tế mới được thực hiện trong điều kiện nào?
A. Hòa bình.
B. Chiến tranh.
C. Kinh tế bị tàn phá.
D. Khủng hoảng chính trị.
Câu 17: Điều khoản nào trong chính sách kinh tế mới nhằm phục hồi và phát triển thương nghiệp?
A. Tư nhân mở các xí nghiệp nhỏ.
B. Nông dân được sử dụng lương thực thừa
C. Chế độ thu thuế lương thực.
D. Tự do buôn bán.
Câu 18: Nhiệm vụ trọng tâm nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ( 1925 – 1941 ) là gì?
A. Khôi phục và phát triển kinh tế.
B. Tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
C. Cải tạo nền nông nghiệp lạc hậu.
D. Phát triển văn hóa giáo dục.
Câu 19: Trong những năm 1918 – 1923, phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa tình hình kinh thế như thế nào?
A. Ổn định và phát triển
B. Tương đối ổn định
C. Lâm vào tình trạng khủng hoảng.
D. Khủng hoảng trầm trọng và kéo dài.
Câu 20: Tổng thống Ru-dơ-ven đã làm gì để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng?
A. Thực hiện chính sách mới
B. Giải quyết nạn thất nghiệp
C. Tổ chức lại sản xuất
D. Phục hưng công nghiệp
Câu 21: Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918 ) đã để lại hậu quả nghiêm trọng gì đối với các nước tư bản châu Âu?
A. Xuất hiện một số quốc gia mới.
B. Các nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế.
C. Sự khủng hoảng về chính trị.
D. Cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ.
Câu 22: Thời kì hoàng kim nhất của nền kinh tế Mỹ vào khoảng thời gian nào?
A. Thập niên 40 của thế kỉ XX
B. Thập niên 20 của thế kỉ XX
C. Thập niên 30 của thế kỉ XX
D. Thập niên 10 của thế kỉ XX.
Câu 23: Hoàn cảnh nào cơ bản nhất dẫn đến sự ra đời của Quốc tế cộng sản?
A. Cao trào cách mạng dâng cao ở các nước thuộc châu Âu dẫn đến sự thành lập các đảng cộng sản ở nhiều nước.
B. Chính quyền tư sản đàn áp khủng bố phong trào của quần chúng.
C. Những hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga.
D. Quốc tế thứ hai giải tán.
Câu 24: Quốc tế cộng sản trở thành một tổ chức của lực lượng nào?
A. Giai cấp công nhân thế giới.
B. Đảng cộng sản của các nước trên thế giới.
C. Khối liên minh công – nông tất cả các nước.
D. Giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Câu 25: Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập?
A. Nhà nước phong kiến rất mạnh.
B. Thái Lan được Mỹ giúp đỡ.
C. Thái Lan đã bước sang giai đoạn tư bản chủ nghĩa.
D. Chính sách ngoại giao khôn khéo.
Câu 26: Vì sao Nhật Bản thoát ra khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây?
A. Vì Nhật có chính sách ngoại giao tốt.
B. Vì Nhật có nền kinh tế phát triển.
C. Vì Nhật tiến hành cải cách tiến bộ.
D. Vì chính quyền phong kiến Nhật mạnh.
Câu 27: Vì sao Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản?
A. Do giai cấp tư sản lãnh đạo.
B. Lật đổ chế độ phong kiến.
C. Chính quyền từ phong kiến trở thành tư sản hóa.
D. Xóa bỏ chế độ nông dân.
Câu 28: “Linh hồn của Quốc tế thứ hai” là ai?
A. C.Mác
B. Ăng-ghen
C. Lê-nin
D. Xanh Xi-mông.
Câu 29: Ý nghĩa quan trọng nhất của những phát minh về khoa học tự nhiên thế kỉ XVIII-XIX là gì?
A. Giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh.
B. Khẳng định vạn vật chuyển biến, vận động theo quy luật.
C. Đặt cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng sau này thúc đẩy sản xuất và kỹ thuật phát triển.
D. Tấn công mạnh mẽ vào những giáo lý của thần học.
Câu 30: Các nước thực dân phương Tây mở rộng và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XIX
B. Giữa thế kỉ XIX
C. Cuối thế kỉ XIX
D. Đầu thế kỉ XX
Câu 31: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc duy tân Minh Trị là gì?
A. Nhật giữ vững độc lập, chủ quyền và phát triển chủ nghĩa tư sản.
B. Nhật trở thành nước tư bản đầu tiên ở châu Á.
C. Nhật có điều kiện phát triển công thương nghiệp nhất ở châu Á.
D. Sau cải cách nền kinh tế - xã hôi ổn định.
Câu 32: Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là gì?
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
B. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng.
C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến.
Câu 33: Vai trò quan trọng nhất của việc máy móc ra đời là gì?
A. Tạo điều kiện cho công nghiệp, nông nghiệp phát triển.
B. Tạo điều kiện cho lĩnh vực quân sự phát triển.
C. Tạo điều kiện cho giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển.
D. Là cơ sở kỹ thuật, vật chất cho sự chuyển biến từ công trường thủ công lên công nghiệp cơ khí.
Câu 34: Mở đầu cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc khởi nghĩa ở đâu?
A. Sơn Đông
B. Nam Kinh
C. Vũ Xương
D. Bắc Kinh.
Câu 35: Nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?
A. Sự kiện “chè Boston”
B. Mâu thuẫn giữa chủ nô với nô lệ.
C. Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản.
D. Mâu thuần giữa nhân dân thuộc địa với thực dân Anh.
Câu 36: Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?
A. Quân chủ lập hiến
B. Cộng hoà tư sản
C. Quân chủ chuyên chế
D. Cộng hòa tổng thống.
Câu 37: Khẩu hiệu nổi tiếng của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ở nước Pháp là
A. Đề cao quyền tự do của con người.
B. Đề cao tưtưởng của các nhà triết học ánh sáng.
C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
D. Tự do - Bình đẳng - Bác ái.
Câu 38: Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây trừ
A. In-đô-nê-xi-a
B. Phi-lip-pin
C Việt Nam.
D. Xiêm.
Câu 39: Trung Quốc đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào ở Trung Quốc?
A. Tư sản B. Nông dân C. Công nhân D. Tiểu tư sản
Câu 40: Giữa thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á tồn tại dưới chế độ xã hội nào?
A. Chiếm hữu nô lệ
B. Tư sản
C. Phong kiến
D. Xã hội chủ nghĩa
1.1. Bối cảnh lịch sử Năm 257 (TCN), Thục Phán đã thống nhất các bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt, lập ra nước Âu Lạc, xưng là An Dương Vương. Năm 179 (TCN), Triệu Đà thôn tính nước Âu Lạc và thiết lập chế độ cai trị của đế chế phương Bắc. Trải qua hơn mười thế kỷ Bắc thuộc, đã nổ ra các cuộc khởi nghĩa lớn: khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43), Bà Triệu (248), Lý Bí (542), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (766 -791), Khúc Thừa Dụ (905), Dương Đình Nghệ (931)... Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, giành quyền độc lập tự chủ cho dân tộc, mở đầu thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam.
Năm 965, xảy ra “Loạn 12 xứ quân”. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân, lập ra n¬ước Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
Vào cuối triều Đinh, quân Tống xâm lược nước ta, triều thần đã tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua; đánh tan quân Tống xâm lược vào năm 981.
Năm 1009, sau khi Lê Long Đĩnh mất (triều Tiền Lê kết thúc), Lý Công Uẩn lên ngôi vua, năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư¬ ra Thăng Long.
Ba triều đại Lý - Trần - Hồ, gắn liền với các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, Nguyên, Minh. Triều Lý thực hiện cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077). Triều Trần ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên (1258; 1285 và 1288). Triều Hồ thực hiện cuộc kháng chiến chống Minh (1406 - 1407).
Những năm cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam dần dần suy yếu. Năm 1527, tập đoàn phong kiến do Mạc Đăng Dung cầm đầu đã phế truất nhà Lê lập ra nhà Mạc.
Họ Mạc chiếm vùng Bắc Bộ, gọi là Bắc Triều. Nhà Lê (Lê Trung Hưng), chiếm vùng Thanh Hoá trở vào, gọi là Nam Triều. Cuộc xung đột Nam - Bắc triều kéo dài gần nửa thế kỷ (1545 - 1592), ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống nhân dân, trong đó có giáo dục.
1.2. Đặc điểm về giáo dục
* Mục tiêu giáo dục:
Đào tạo con em quan lại thành người Quân tử, kẻ sĩ.
* Nội dung giáo dục chủ yếu là nho giáo,
Đặc trưng nổi bật của giáo dục Việt Nam thời Phong kiến là nền giáo dục Nho học. Thời kỳ đầu dựng nước, bên cạnh giáo dục nho học có sự tồn tại của các loại hình giáo dục Phật giáo và Đạo giáo. Tuy có sự khác nhau nhưng các loại hình giáo dục trên không bài trừ lẫn nhau. Tâm giáo thịnh vượng nhất là thời Lý - Trần, triều đình nhiều lần đứng ra tổ chức kỳ thi Tam giáo bao gồm cả 3 nội dung Nho - Phật - Đạo. Tuy nhiên, các triều đại Phong kiến nối tiếp nhau luôn lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống. Vì thế, Nho giáo gần như trở thành hệ thống giáo dục chính thống và tồn tại trong suốt thời kỳ Phong kiến.
- Sách giáo khoa chính của Nho giáo ở bậc cao là Tứ thư, Ngũ kinh và Bắc sử.
* Phương pháp giáo dục: Trí dục và đức dục.
- Trí dục: Chủ yếu phương pháp thuộc lòng, dùi mài kinh sử, Kinh viện, giáo điều.
- Đức dục: Chủ yếu sử dụng phương pháp nêu gương (Thân giáo trọng ư ngôn giáo – Nguyễn Trãi)
* Tổ chức trường lớp và thi cử: Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây Văn miếu để thờ Khổng Tử, Chu Công và tứ phối (Mạnh tử, Tăng Tử, Tử Tư¬, Nhan Uyên ).
Năm 1076, Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử Giám, làm nơi dạy học cho các hoàng tử .
Thời Lý, việc tổ chức khoa cử ngày càng nền nếp. Năm 1075, Lý Nhân Tông cho mở khoa thi đầu tiên, lấy tên là Minh kinh bác học (các kỳ tiếp theo được tổ chức vào các năm 1086, 1186, 1195,…).
Thời Trần, năm 1236, Quốc Tử Giám được đổi thành Quốc Học Viện, dần dần mở rộng cho con em các đại quan vào học.
Năm 1253, Trần Thái Tông xuống chiếu cho các nho sĩ trong nư¬ớc, những người thông kinh sử đư¬ợc đến Quốc Tử Viện học tập.
Tổ chức khoa cử đi vào quy củ, nền nếp hơn trư¬ớc. Năm 1232, Trần Thái Tông cho mở khoa thi Thái học sinh.
Năm 1247, Trần Thái Tông đặt ra định chế tam khôi: (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa - 3 người có kết quả cao nhất trong cuộc thi đình).
Thời Hồ, Năm 1404, Hồ Hán Thư¬ơng định cách thi cử nhân. Do tồn tại trong thời gian quá ngắn nên triều Hồ chỉ tổ chức đ¬ược 2 khoa thi, như-ng đã đào tạo được nhiều danh nho, danh thần nổi tiếng (Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên).
Nhìn chung, dưới các thời Lý - Trần - Hồ, hệ thống trường học được tổ chức từ bậc Ấu học đến bậc Đại học. Tuy có sự phát triển, tiến bộ so với các thời kỳ trước, song sự phát triển còn chậm, số trường học do nhà nước mở còn ít, chỉ có ở kinh đô và một số phủ, châu. Việc học tập ở địa phương, hầu như do dân tự lo liệu, chủ yếu là do nhà chùa và các nho sĩ mở.
Dưới các triều Mạc - Lê, Trịnh - Nguyễn, việc học và thi tiếp tục được duy trì. Song, cùng với bước đường suy tàn của chế độ phong kiến, nền giáo dục nước ta có nhiều bước thụt lùi về chất lượng.
Nhiều giá trị hầu như bị đảo lộn, các sĩ tử theo lối học chạy theo danh lợi, xa rời chính học.
Tóm lại, từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, chế độ giáo dục và thi cử Nho học vẫn được các triều đại phong kiến ở cả 2 miền Nam Bắc duy trì. Song trên bước đường suy vong của chế độ phong kiến, nội dung giáo dục và chế độ thi cử ngày một suy giảm về chất lượng, chỉ còn bề nổi, không còn chiều sâu; tình trạng này nằm trong sự suy tàn chung của ý thức hệ Nho giáo.
3. Ưu và nhược điểm giáo dục Việt Nam thời Phong kiến:
* Ưu điểm:
Các triều đại phong kiến Việt Nam cùng với việc chăm lo phát triển các mặt kinh tế, xã hội cũng đã chú trọng tới việc phát triển giáo dục. VD: thế kỷ XV - XVI, các phủ, lộ đều có trường công,...
Đã phát triển nhiều trường tư để dạy con em của nhân dân với mong muốn cho con em của nhân dân đi học vài chữ để làm người; phát triển giáo dục gia đình.
Nền giáo dục Việt Nam thời Phong kiến từng bước được mở rộng và chính quy nhưng vẫn chưa phải là nên giáo dục giành cho mọi người; chỉ có con em của những người giàu, quý tộc mới được đi thi (thi là để làm quan); con em nhà nông cơ bản không được đi thi.
Tính độc lập, tự chủ, ý thức tự lực, tự cường trong giáo dục, nó đã góp phần to lớn trong việc gìn giữ đất nước, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
Giáo dục Việt Nam thời Phong kiến để lại cho chúng ta nhiều bài học quý trong việc tổ chức nền giáo dục hiện nay. Bài học về tổ chức giáo dục (giáo dục nhà trường, giáo dục trong gia đình, ở trường công, trường tư,…).
Bài học về tổ chức thi cử, về bổ nhiệm người tài,..
Chế độ khoa cử là một trong những đặc trưng cơ bản của hệ thống giáo dục phong kiến. Thông qua chế độ khoa cử để chọn người hiền tài đảm nhiệm các chức vụ quan lại thực hiện chức năng quản lý bộ máy nhà nước phong kiến. Còn đối với nhân dân, thi cử là con đường tiến thân lập nghiệp, vì vậy được nhân dân hết sức coi trọng.
* Hạn chế:
Mục đích của nền giáo dục Phong kiến không nhằm vào những con người làm khoa học, lao động sản xuất để phát triển xã hội mà đào tạo những con mọt sách, những đồ đệ phục vụ tầng lớp phong kiến: quân - quân, thần - thần, phụ - phụ, tử - tử,
Nội dung giáo dục nghèo nàn, nặng về văn chương; nội dung về lao động sản xuất, khoa học kỹ thuật hầu như không có. (Do ảnh hưởng tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, mà Khổng Tử thì không quan tâm đến lao động sản xuất).
Phương pháp giáo dục giáo điều, uy quyền, nặng về học cổ, ít quan tâm phát triển xã hội.
Tổ chức bất bình đẳng trong giáo dục: trọng nam kinh nữ, con em tầng lớp quý tộc mới được đi thi, không phải mọi người đều có cơ hội đi học.
Triều đình chỉ lo giáo dục cho con em vua chúa và quan lại ở Kinh đô còn ở những nơi khác phải mời thầy đồ về giảng dạy.
Tài liệu học tập hết sức hạn chế, chỉ có 2 loại: Do Trung Quốc biên soạn là tứ thư, ngũ kinh và 1 loại do người Nam soạn.
Tổ chức thi cử rất nghiêm ngặt nhưng nội dung thi rất khập khiễng, các đề thi chủ yếu ca tụng vua chúa, ca ngợi triều đình, ca ngợi nho giáo. Thời gian thi qua các kỳ kéo dài, ngắn: có kỳ 3 năm, có kỳ 10 năm.
Tóm lại, dù có những hạn chế nhất định nhưng nền giáo dục thời Phong kiến đặc biệt là những lúc đỉnh cao, đã có những đóng góp to lớn cho nền giáo dục nước nhà; thực sự là đòn bẩy thúc đẩy tinh thần học tập, truyền thống hiếu học và bồi đắp nguyên khí cho quốc gia trong những giai đoạn phát triển của lịch sử giáo dục dân tộc. Góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong tổ chức giáo dục hiện nay.
tôi thấy nó trên mạng rồi, cái tôi cần là tóm tắt nội chính