Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tại Nghệ An, chính quyền Xô Viết ra đời ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc… tại Hà Tĩnh cũng ra đời ở một số huyện như Can Lộc, Đức Thọ…
Xô Viết Nghệ Tĩnh, đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931, đảm nhiệm chức năng của chính quyền cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Nhưng đây là hình thái sơ khai của chính quyền công nông vì chưa lập được bộ máy chính quyền hoàn chỉnh.
Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh là chính quyền của dân, do dân và vì dân vì do nhân dân thành lập, làm chủ và đem lại nhiều lợi ích căn bản cho nhân dân :
+Về chính trị: chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh ban bố và thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Quần chúng được tự do hội họp và tham gia hoạt động đoàn thể như Nông Hội, Công Hội, Đội Tự vệ …
+Về kinh tế: chính quyền chia lại ruộng đất công cho nông dân, giảm tô, xóa nợ, bãi bỏ các loại thuế chợ, thuế đò, thuế thân, tu sửa cầu cống, đê điều, tổ chức giúp nhau trong sản xuất.
+Về văn hóa – xã hội: khuyến khích nhân dân học Quốc ngữ, xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, giữ vững trật tự an ninh, tổ chức đời sống mới.
+Về quân sự: các đội tự vệ được thành lập để bảo vệ quần chúng trong đấu tranh, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân, trấn áp bọn phản cách mạng.
3/Ý nghĩa sự ra đời của Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng Cộng sản Pháp nhiệt liệt ủng hộ chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh.
11/4/1931, Quốc tế Cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là một bộ phận độc lập thuộc Quốc tế Cộng sản.
Tuy chỉ tồn tại được 4 - 5 tháng nhưng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã tổ ra bản chất cách mạng và tính ưu việt của nó:
-Là một sáng tạo của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
-Đã khẳng định sự đúng đắn của đường lối cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra.
-Tỏ rõ bản chất cách mạng và năng lực lãnh đạo của giai cấp công nhân.
-Chứng tỏ sức mạnh to lớn của khối liên minh công nông có khả năng lật đổ nền thống trị của đế quốc và phong kiến, xây dựng một cuộc sống mới.
-Xô Viết Nghệ Tĩnh thất bại nhưng đã chuẩn bị lực lượng cho Cách mạng tháng 8/1945 sau này.
vậy : đáp án : Tất cả đều đúng
Uiii chúc mừng các bé đạt kết quả học tập tốt nha!
Là mình đưa ra thành tích học tập của bản thân và đưa ảnh chứng minh tại bình luận này ạ?, em không rõ lắm:")
(thành tích của em chỉ có chút xíu)
chọn B
yên tâm vs kinh nghiệm trắc nghiệm của tui, 3 ngắn 1 dài chọn dài bách chiến bách thắng.
1.Hoàn cảnh lịch sử
a.Tình hình thế giới
-Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, chủ nghĩa phát xit xuất hiện và lên cầm quyền ở đức,Ý, Nhật, trở thành mối hiểm họa lớn đang đe dọa nền hòa bình thế giới.
-Đại Hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản chỉ rõ:
+Kẻ thù nguy hiểm của nhân nhân thế giới là chủ nghĩa phát xít.
+Chủ trương thành lập mặt trân nhân dân ở các nước để chống chủ nghĩa phát xít
-Ở Pháp năm 1936 Mặt trận nhân dân thắng cử và lên cầm quyền.Chính phủ mặt trận nhân dân Pháp đã thi hành một số chính sách tự do, dân chủ ở thuộc địa…
bTình hình trong nước:
-Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 1933 và chính sách khủng bố kéo dài của thực dân pháp đã làm cho đời sống nhân dân đông Dương hết sức ngột ngạt, yêu cầu cải thiện đời sống và các quyền tự do dân chủ được đặt ra một cách bức thiết.
-Đảng và lực lương cách mạng đã được phục hồi.
2.Chủ trương của đảng: Căn cứ tình hình thế giới và trong nước vân dụng đường lối của Quốc tê cộng sản, Hội nghị Trung ương đảng đã đề ra chủ trương mới.
-Xác định kẻ thù: Kẻ thù cụ thể chủ yếu trước mắt của nhân dân đông Dương chưa phải là bọn thực dân Pháp nói chung mà là bọn thực dân phản động thuộc địa Pháp
-Xác định nhiệm vụ: Nhệm vụ trước mắt của nhân dân đông Dương là chống chủ nghĩa phát xit, chống chiến tranh đế quốc, đòi những quyền tự do dân chủ, cơm áo và hòa bình
-Hình thức tập hợp lực lượng: Chủ trương thành lập mặt trận nhân dân phản đế đông Dương (sai đổi thành mặt trận dân chủ đông Dương 3/1938) để tập hợp đông đảo mọi lực lượng yêu nước dân chủ tiến bộ.
-Hình thức và phương pháp đấu tranh: Vận dụng nhiều hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp, nữa công khai, đấu tranh chính trị, nghị trường, báo chí……
-Lực lượng tham gia:Gồm nhiều tầng lớp giai cấp như công nhân, nông dân, tri thức, dân nghèo thành thị……
3.Các phong trào tiêu biểu trong phong trào dân chủ 1936-1939
a.Phong trào đông Dương đại hội (đại hội đông Dương) 8/1936 Giữa năm 1936 được tin chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp cử một phái đoàn sang điều tra tình hình đông Dương, nhân điều kiện đó đảng phát động một phong trào đấu tranh công khai hợp pháp, vận động thành lập ủy ban trù bị nhằm thu thập nguyện vọng của nhân dân tiến tới đại hội của nhân dân đông Dương. Phong trào diễn ra sôi nổi các ủy ban hành động nối tiếp nhau ra đời ở nhiều địa phương trong cả nước.Quần chúng sôi nổi tổ chức các cuộc mít tinh, hội họp, diễn thuyết để thu thập dân nguyện đòi chính phủ mặt trận nhân dân Pháp thả tù chính trị, thi hành luật lao động, cải thiện đời sống nhân dân.
b. Phong trào đón rước Gô đa và toàn quyên đông Dương. đầu năm 1937 nhân dịp đón phái viên chính phủ Pháp là Gô đa và toàn quyền đông Dương Brivie, dưới sự lãnh đạo của đảng quần chúng nhân dân nhất là công nhân và nông dân đã tổ chức biểu dương lực lượng thông qua các cuộc mít tinh, biểu tình đưa dân nguyện đòi cải thiện cuộc sống và đòi các quyên tự do dân chủ.
c.Cuộc mít tinh ngày 1/5/1938 Nhân ngày quốc tế lao động 1/5/1938 tại quảng trường nhà đấu xảo Hà Nội đã diễn ra một cuộc mit tinh khổng lồ với hai vạn rưỡi người tham gia hô vang các khẩu hiệu đòi tự do lập hội ái hữu, nghiệp đoàn, thi hành luật lao động, đòi giảm thuế, chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ hòa bình
d.đấu tranh trên lĩnh vực báo chí . Nhằm giới thiệu chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tuyên truyền chính sách của đảng nhiều tờ báo công khai của đảng, của Mặt trận , và của các đoàn thể ra đời như Tiền phong, Dân chúng, Lao động……
e.Đấu tranh trên lĩnh vực nghị trường . đảng lợi dụng khả năng hợp pháp để đưa người của đảng vào Hội đồng quản hạt Nam Kì, viện dân biểu Bắc Kì để đấu tranh Cuối năm 1938 chính phủ mặt trận nhân dân Pháp ngày càng thiên hữu, bọn phản động Pháp ở đông Dương ngóc đầu dậy phản công và đàn áp phong trào cách mạng nước ta làm cho phong trào cách mạng thu hẹp dần đến khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ thì chấm dứt.
4.Ý nghĩa và tác dụng của phong trào 1936-1939.
-Cuộc vân động dân chủ 1936-1939 là một phong trào dân tộc dân chủ rộng lớn.Qua đó đảng ta đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền giáo dục râu rộng tư tưởng Mác- Lê Nin, đường lối chính sách của đảng, tập hợp đông đảo quần chúng trong mặt trận dân tộc thống nhất xây dựng được đội quân chính trị đông đảo.
-Qua phong trào uy tín và ảnh hưởng của đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng, trình độ chính trị và khả năng công tác của cán bộ được nâng lên, tổ chức đảng được củng cố và phát trển.
-Phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm như bài học về sử dụng các hình thức và khẩu hiệu đấu tranh, vận động tổ chức quần chúng đấu tranh, xây dựng Mặt trận nhân dân thống nhất. Với những ý nghĩa đó phong trào dân chủ 1936-1939 được xem là cuộc diễn tập lần thứ hai của nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.
ĐÁP ÁN D