K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 11 2021

Trực tiếp : " Một mảnh tình riêng, ta với ta." ....

Gián tiếp : tác giả nói đến cảnh quan .... chiều tà ,..

Bài học :

nghệ thuật biểu cảm sinh động , từ mọi vật xung quanh qua đó nói lên tình cảm của nhà thơ 

8 tháng 11 2021

Trực tiếp : " Một mảnh tình riêng, ta với ta." ....

Gián tiếp : tác giả nói đến cảnh quan .... chiều tà ,..

Bài học :

nghệ thuật biểu cảm sinh động , từ mọi vật xung quanh qua đó nói lên tình cảm của nhà thơ 

8 tháng 11 2021

nhớ nước đau lòng con quốc quốc

thương nhà mỏi miệng cái gia gia

9 tháng 12 2021

Điệp ngữ chen

9 tháng 12 2021

Điệp ngữ chen

1 tháng 2 2019

Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát, tâm trạng buồn, sâu lắng.

– Tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình.

– Dùng nhiều các biện pháp nghệ thuật ẩn chứa bên trong như phép đối xứng, đảo trật tự cú pháp, lối chơi chữ, sử dụng các từ láy, sử dụng các từ đồng âm khác nghĩa,…rất hay.

– Dùng nghệ thuật đối: đối ý qua tâm trạng của chính tác giả: nhớ – thương; nước- nhà, đau lòng- mỏi miệng.

– Đối thanh, lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa: cuốc cuốc= quốc= đất nước, gia gia= nước nhà.

=> Đây là bài thơ hay của tác giả Bà Huyện Thanh Quan thể hiện tâm sự buồn, hoài cảm, nỗi niềm vào bài thơ của chính nhà thơ, được tác giả thể hiện qua nhiều biện pháp nghệ thuật, sử dụng từ ngữ một cách tài tình và tinh tế. Các em học sinh hãy đọc thật kĩ nhiều lần để hiểu hơn giá trị của việc sử dụng nghệ thuật và tâm sự sâu kín của chính nhà thơ.

Tác phẩm Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan thể hiên được tâm trạng cô đơn, nỗi hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. Qua Đèo Ngang còn cho thấy sự yêu mến non sông, đất nước của nữ thi sĩ.

Cảnh vật đèo Ngang trong buổi chiều tà đã được tác giả mô tả vô cùng hoang sơ, tiêu điều cũng đã thể hiện được nỗi buồn cô đơn, nỗi sầu nhân thế của nhà thơ Bà Huyện Thanh Quan.

Về nội dung của bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

+ Thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật của Đèo Ngang. Qua Đèo Ngang là một bài thơ xuất sắc, thể hiện tài năng và tấm lòng yêu mến non sông, đất nước của nữ sĩ.

+ Khung cảnh đèo ngang trong buổi chiều tà hùng vĩ nưng hoang sơ, buồn, tiêu điều, xơ xác đã thể hiện được nỗi buồn cô đơn, sâu thẳm mang nặng nỗi sầu nhân thế mà không thể chia sẻ cùng ai của nhà thơ Bà Huyện Than Quan.

Về nghệ thuật :

+ Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình

+ Sáng tạo trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật khác như: phép đối xứng, đảo trật tự cú pháp, chơi chữ, tương phản, từ láy, từ đồng âm khác nghĩa, gợi hình, gợi cảm

+ Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả: đối ý qua tâm trạng: nhớ – thương; nước- nhà, đau lòng- mỏi miệng.Khắc họa đậm nét tâm trạng nhớ, thương

Đối thanh qua lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa tài tình: cuốc cuốc= quốc= nước; gia gia= nước nhà.

+ Thể thơ đường luật được sử dụng đầy điêu luyện

 Tháng Mười 17, 2018
1 tháng 1 2021

+ Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình

+ Sáng tạo trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật khác như: phép đối xứng, đảo trật tự cú pháp, chơi chữ, tương phản, từ láy, từ đồng âm khác nghĩa, gợi hình, gợi cảm

+ Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả: đối ý qua tâm trạng: nhớ – thương; nước- nhà, đau lòng- mỏi miệng.Khắc họa đậm nét tâm trạng nhớ, thương

Đối thanh qua lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa tài tình: cuốc cuốc= quốc= nước; gia gia= nước nhà.

+ Thể thơ đường luật được sử dụng đầy điêu luyện

11 tháng 12 2021

Tham Khảo 
 

Bước qua đèo Ngang bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. => Điệp ngữ

Lom khom dưới núi tiều vài chú, => Đảo ngữ

Lác đác bên sông rợ mấy nhà. => Đảo ngữ

Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc, => Chơi chữ

Thương nhà, mỏi miệng cái da da. => Chơi chữ

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước, => Liệt kê

Một mảnh tình riêng, ta với ta. => Điệp ngữ

-Cả bài sử là dụng ý ẩn dụ thể hiệu cho nỗi lòng của tác giả.

Tác dụng: Nói lên được cảnh quan thiên nhiên ở đèo ngang đẹp và hoang sơ đồng thời thể hiện sự cô đơn, nỗi nhớ nước thương nhà da diết của tác giả.

Tham khảo

 

Bước qua đèo Ngang bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. => Điệp ngữ

Lom khom dưới núi tiều vài chú, => Đảo ngữ

Lác đác bên sông rợ mấy nhà. => Đảo ngữ

Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc, => Chơi chữ

Thương nhà, mỏi miệng cái da da. => Chơi chữ

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước, => Liệt kê

Một mảnh tình riêng, ta với ta. => Điệp ngữ

-Cả bài sử là dụng ý ẩn dụ thể hiệu cho nỗi lòng của tác giả.

Tác dụng: Nói lên được cảnh quan thiên nhiên ở đèo ngang đẹp và hoang sơ đồng thời thể hiện sự cô đơn, nỗi nhớ nước thương nhà da diết của tác giả.

12 tháng 1 2022

“Qua Đèo Ngang” là một tác phẩm nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà lên đường đến huyện Phú Xuân đi Qua Đèo Ngang là một địa danh phong cảnh hữu tình. Bài thơ là bức tranh ngụ tình sâu sắc của nhà thơ qua đó hé lộ cho chúng ta thấy được nỗi nhớ mong tha thiết của tác giả hiện lên rõ nét.

Mở đầu bài thơ là hai câu đề:

“Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá đá chen hoa”

Câu thơ gợi lên thời điểm mà tác giả tới đèo Ngang, khi đó thời gian đã vào xế tà tức là trời đã quá buổi chiều và đang chuyển sang tối. Đối với một vùng hoang sơ hẻo lánh thì thời điểm chiều tà cũng là thời điểm mọi người đã quay trở về nhà. Phải chăng chọn thời điểm như thế tác giả muốn nhấn mạnh cho người đọc cái xơ xác vắng vẻ nơi đây? Và từ đây tâm trạng tác giả bắt đầu hỗn loạn khi chứng kiến cảnh vật từ trên cao nhìn xuống.

Khung cảnh ấy thật gợi lên trong lòng người đọc những nỗi nhớ vấn vương rồi lan tỏa ra từng câu thơ khiến cho người đọc thấm đượm được phần nào nỗi nhớ thương của tác giả đối với quê hương. Trời đã chiều tối cảnh vật đã lụi tàn khiến cho tâm trạng của bà càng trở nên xốn xang vô cùng. Cái thời điểm ấy rất phù hợp với tâm trạng hiện giờ của bà. Đúng như trong những câu thơ cổ đã nói đến tâm trạng con người nhuốm màu sang cảnh vật.

Ở đây tâm trạng cô đơn hiu vắng hiu quạnh của tác giả đã nhuốm màu sang cảnh vật khiến cho cảnh vật giờ đây dường như trở nên tang thương hơn bao giờ hết. Ta phải công nhận là cảnh vật trong thơ được hiện lên khá là sinh động. Có cỏ cây có hoa lá nhưng lại là một cảnh tượng chen chúc nhau để tìm sự sống. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Phải chăng sự chật chội của hoa lá phải chen chúc nhau để tồn tại cũng chính là tâm trạng của tác giả đang vô cùng hỗn loạn? Tác giả đã sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Nó làm cho người đọc cảm thấy được sự hoang vắng của đèo ngang lúc chiều tà bóng xế mặc dù nơi đây có cảnh đẹp cỏ cây hoa đá, lá. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt ra xa chút nữa như để tìm một hình ảnh nào đó để tâm trạng thi nhân phần nào bớt chút hiu quạnh. Và phía dưới chân đèo xuất hiện một hình ảnh:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

 

Điểm nhìn đã được nhà thơ thay đổi nhưng sao tác giả vẫn chỉ cảm thấy sự hiu quạnh càng lớn dần thêm. Bởi thế giới con người nơi đây chỉ có vài chú tiểu đang gánh nước hay củi về chùa. Đó là một hình ảnh bình thường thế nhưng chữ "lom khom" khiến hình ảnh thơ thêm phần nào đó vắng vẻ buồn tẻ thê lương. Đây là một nét vẽ ước lệ mà ta thường thấy trong thơ cổ "vài" nhưng lại rất thần tình tinh tế trong tả cảnh. Mấy nhà chợ bên kia cũng thưa thớt tiêu điều. Thường thì ta thấy nói đến chợ là nói đến một hình ảnh đông vui tấp nập nào người bán nào người mua rất náo nhiệt. Thế nhưng chợ trong thơ bà huyện thanh quan thì lại hoàn toàn khác, chợ vô cùng vắng vẻ không có người bán cũng chẳng người mua chỉ có vài chiếc nhà lác đác bên sông. Nhà thơ đang đi tìm một lối sống nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm éo le buồn bã hơn. Sự đối lập của hai câu thơ khiến cho cảnh trên sông càng trở nên thưa thớt xa vắng hơn. Các từ đếm càng thấy rõ sự vắng vẻ nơi đây. Trong sự hiu quạnh đó bỗng vang lên tiếng kêu của loài chim quốc quốc, chim gia trong cảnh hoàng hôn đang buông xuống:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Nghe tiếng chim rừng mà tác giả thấy nhớ nước, nghe tiếng chim gia gia tác giả thấy nhớ nhà. Dường như nỗi lòng ấy đã thấm sâu vào nỗi lòng nhà thơ da diết không thôi. Lữ khách là một nữ nhi nên nhớ nước nhớ nhà nhớ chồng nhớ con là một điều hiển nhiên không hề khó hiểu. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó? Từ thực tại của xã hội khiến cho nhà thơ suy nghĩ về nước non về gia đình.

“Dừng chân ngắm lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”

Câu kết bài thơ dường như cũng chính là sự u hoài về quá khứ của tác giả. Bốn chữ "dừng chân ngắm lại" thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn xa xôi mênh mang, tác giả nhìn xa nhìn gần nhìn miên man nhìn trên xuống dưới nhưng nơi nào cũng cảm thấy sự hiu quạnh sự cô đơn và nỗi nhớ nhà càng dâng lên da diết. Cảm nhận đất trời cảnh vật để tâm trạng được giải tỏa nhưng cớ sao nhà thơ lại cảm thấy cô đơn thấy chỉ có một mình "một mảnh tình riêng ta với ta". Tác giả đã lấy cái bao la của đất trời để nhằm nói lên cái nhỏ bé "một mảnh tình riêng" của tác giả cho thấy nỗi cô đơn của người lữ khách trên đường đi Qua Đèo Ngang.

Bài thơ là bức tranh tả cảnh ngụ tình thường thấy trong thơ ca cổ. Qua đó tác phẩm cho chúng ta thấy được tâm trạng cô đơn hiu quạnh buồn tẻ của tác giả khi đi Qua Đèo Ngang. Đó là khúc tâm tình của triệu là bài thơ mãi mãi còn y nguyên trong tâm trí người đọc.