K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
4 tháng 9 2018

a. "Cóc chết bỏ nhái mồ côi

Chỗi ngồi chỗi khóc: Chàng ơi là chàng!

   Ễnh ương đánh lệnh đã vang

Tiền đâu mà trả cho làng ngóe ơi".

Câu ca dao sử dụng biện pháp nhân hóa và ẩn dụ. Nhân hóa ở chỗ dùng từ ngữ xưng hô vốn gọi người để gọi vật "chàng", "ơi" để tạo nên sự sinh động, gần gũi. Hơn nữa, các từ "cóc", "nhái", "chỗi", "ngóe" cũng sử dụng phép ẩn dụ để chỉ một hạng người, một loại người trong xã hội. Câu ca dao vì thế mà kín đáo bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình.

b. "Tre xung phong và xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín".

Câu văn sử dụng phép liệt kê để nói lên sự kiên cường và gắn bó của tre đối với người dân Việt Nam. Tre không chỉ gắn bó với con người từ thuở nằm nôi mà còn đồng hành cùng con người trên mỗi chặng đường, làm vũ khí, làm thành lũy cùng con người đánh giặc giữ nước.

c. "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái trèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió".

Khổ thơ sử dụng biện pháp so sánh. Tác giả so sánh "chiếc thuyền nhẹ" với "con tuấn mã": so sánh sự vật vô tri với con vật. "Con tuấn mã" là chỉ con ngựa đẹp, khỏe. Việc so sánh này khiến ta tưởng tượng ra cảnh con thuyền hăm hở ra khơi, lướt nhẹ trên mặt biển như ngựa phi ngàn vạn dặm... 

Bên cạnh đó, tác giả còn so sánh sự vật cụ thể hữu hình với cái vô hình trừu tượng: "cánh buồm" với "mảnh hồn làng" để chỉ sự gắn bó, thân thuộc của cánh buồm. Cánh buồm ra khơi như mang theo trong nó tâm hồn của những người dân chài, mang theo trong đó biết bao ước mơ khát vọng và trông mong vào những mẻ cá bội thu. 

Như vậy, hai hình ảnh so sánh thật độc đáo và giàu giá trị biểu cảm, cho thấy tâm hồn tinh tế và sự gắn bó với quê hương miền sông nước của tác giả Tế Hanh.

d. "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ."

Câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Nhân hóa ở chỗ: chiếc thuyền sau chuyến ra khơi dài, khi trở về cũng như con người, mỏi và cần nghỉ ngơi. Phép nhân hóa đã khiến hình ảnh con thuyền trở nên sinh động và giàu biểu cảm.

Ngoài ra, phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ "nghe": chất "muối" vốn được cảm nhận bằng vị giác, nhưng ở đây được tác giả cảm nhận bằng thính giác và cảm giác. Chính phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác này đã cho thấy vẻ đẹp rắn rỏi và hơi vị mặn mòi của biển cả như phả ra, thấm vào từng câu thơ, khổ thơ. 

câu chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã : là sử dụng biện pháp nhân hóa

cánh buồm giương to như mảnh hồn làng : là sử dụng biện pháp so sánh

21 tháng 11 2016

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Quê hương trong tâm trí của những người con Việt Nam là mái đình, là giếng nước gốc đa, là canh rau muống chấm cà dầm tương. Còn quê hương trong tâm tưởng của Tế Hanh là một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển, một làng chài sóng nước bao vây. một khung cảnh làng quê như đang mở ra trước mắt chúng ta vô cùng sinh động: “Trời trong – gió nhẹ – sớm mai hồng”, không gian như trải ra xa, bầu trời như cao hơn và ánh sáng tràn ngập. Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Nếu như ở trên là miêu tả vào cảnh vật thì ở đây là đặc tả vào bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài. Bên cạnh đó, những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Từ hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến “hồn người”, phải là một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh vật, một tấm lòng gắn bó với quê hương làng xóm Tế Hanh mới có thể viết được như vậy.Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và thiên nhiên.Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp.Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ trên vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật. Ta có thể nhận ra rằng phép so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Đó chính là sự tinh tế của nhà thơ. Cũng có thể hiểu thêm qua câu thơ này là bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hy vọng mưu sinh của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm đầy gió. Dấu chấm lửng ở cuối đoạn thơ tạo cho ta ấn tượng của một không gian mở ra đến vô cùng, vô tận, giữa sóng nước mênh mông, hình ảnh con người trên chiếc tàu nhỏ bé không nhû nhoi đơn độc mà ngược lại thể hiện sự chủ động, làm chủ thiên nhiên của chính mình.

Cả đoạn thơ là khung cảnh quê hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá, thể hiện được một nhịp sống hối hả của những con người năng động, là sự phấn khởi, là niềm hi vọng, lạc quan trong ánh mắt từng ngư dân mong đợi một ngày mai làm việc với bao kết quả tốt đẹp:

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Những tính từ “ồn ào”, “tấp nập” toát lên không khí đông vui, hối hả đầy sôi động của cánh buồm đón ghe cá trở về. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Tế Hanh không miêu tả công việc đánh bắt cá như thế nào nhưng ta có thể tưởng tượng được đó là những giờ phút lao động không mệt mỏi để đạt được thành quả như mong đợi.

Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh “làn da ngắm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền. Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”

22 tháng 2 2020

Biện pháp: Nhân hóa

Tác dụng: Nêu vai trò to lớn của tre trong chiến tranh. Tre như một người đồng chí của nhân dân Việt Nam, cùng đứng lên bảo vệ quê hương, bảo vệ Tổ quốc.

Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những đoạn văn bản sau:a.Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằmNghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.   (Trích "Quê hương" - Tế Hanh)b. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời...
Đọc tiếp

Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những đoạn văn bản sau:

a.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
   (Trích "Quê hương" - Tế Hanh)

b. 
Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân.
   (Trích "Cây tre Việt Nam" - Thép Mới)

c.
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
   ("Ngắm trăng" - Hồ Chí Minh)
Giúp mình với, cần gấp ạ!!!

0
Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những đoạn văn bản sau:a.Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằmNghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.   (Trích "Quê hương" - Tế Hanh)b. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời...
Đọc tiếp

Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những đoạn văn bản sau:

a.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
   (Trích "Quê hương" - Tế Hanh)

b. 
Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân.
   (Trích "Cây tre Việt Nam" - Thép Mới)

c.
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
   ("Ngắm trăng" - Hồ Chí Minh)
Giúp mình với, cần gấp ạ!!!

0
Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những đoạn văn bản sau:a.Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằmNghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.   (Trích "Quê hương" - Tế Hanh)b. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời...
Đọc tiếp

Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những đoạn văn bản sau:

a.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
   (Trích "Quê hương" - Tế Hanh)

b. 
Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân.
   (Trích "Cây tre Việt Nam" - Thép Mới)

c.
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
   ("Ngắm trăng" - Hồ Chí Minh)
Giúp mình với, cần gấp ạ!!!

0
14 tháng 3 2023

phép lặp : tre, giữ, anh hùng 

Giúp câu văn trở nên mạch lạc dể hiểu hơn.

Cách liên kết câu: Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ 

=> tác dụng: Tạo liên kết văn bản một cách tự nhiên, hợp lí, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.

25 tháng 8 2020

a) Lúa đã chen vai, đứng cả dậy
-----------------------------
Phép tu từ: nhân hóa:

Dùng các tình từ miêu tả, các động từ hành vi của người, khoác lên cho các đối tượng không phải người:

...Lúa đã chen vai đứng cả dậy. - Trần Đăng
Tác dụng: LÀm cho đối tượng miêu tả thêm sinh động, hấp dẫn, gần gũi với con người, làm cho câu thơ thêm có hồn, và đặc biệt

b.

Biện pháp tu từ:

- Điệp từ: tre, giữ

- Liệt kê: giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

=> Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho đoạn văn. Đồng thời nhấn mạnh vai trò, giá trị của tre đối với đời sống con người.

25 tháng 8 2020

mik chỉ làm 2 ý thui

tham khảo 

Cây tre là một biểu tượng của dân tộc Việt Nam về phẩm chất kiên cường, bất khuất, ngay thẳng , kiên trung . Người dân VN ta luôn dành một tình yêu sâu sắc với cây tre , đồng thời trân trọng và đề cao  những lợi ích, vai trò của cây tre trong đời sống hàng ngày. Chẳng biết từ bao giờ, cây tre đã gắn liền với xóm làng Việt Nam. Hình ảnh lũy tre xanh vươn mình trong gió đã trở thành nét đẹp trong đời sống người dân quê. Với thân hình gầy guộc, lá mong manh, tre mạnh mẽ vươn mình đứng thẳng lên trong nắng chiều. Có một đặc tính rất nổi bật của tre là tre không hề kén chọn đất. Ở bất cứ đâu, trên bất cứ loại đất nào, ngay cả đó là những vùng đất cằn khô sỏi đá, tre vẫn vươn mình đứng thẳng. Rễ tre đâm sâu xuống tận cùng của bề mặt đất, hút chất dinh dưỡng từ lòng đất  lên nuôi cây khôn lớn. Và khi đã vươn mình lên khỏi không gian nhỏ bé của bức tường làng, tre kiêu hùng đứng thẳng  trong không gian rộng lớn của vũ trụ . Sự ngay thẳng ấy của tre cũng là biểu trưng cho sự ngay thẳng, kiên cường, bất khuất không bao giờ chịu thua hoàn cảnh của con người Việt Nam. Đó cũng là những đực tính đẹp của người dân ta mà thông qua hình ảnh cây tre tất cả chúng ta ai nấy đều phải ngợi ca.

25 tháng 8 2021

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, tre cũng gắn bó cùng dân tộc. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù... Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Chính trong hoàn cảnh chiến đấu, tre bộc lộ nhiều phẩm chất cao quí khác: thẳng thắn, bất khuất Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. Tre lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, cây tre càng gắn bó khăng khít, chặt chẽ hơn với con người Việt Nam.