K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2019

Hình ảnh so sánh :

- Những ngôi sao thức ngoài kia / Chẳng bàng mẹ đã thức vì chúng con

\(\rightarrow\) So sánh hơn kém

- Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

\(\rightarrow\) So sánh ngang bằng

Phân tích tác dụng :

- Phép so sánh hơn kém " Những ngôi sao thức ngoài kia /Chẳng bàng mj đã thức vì chúng con " nhấn mạnh thời gian thức vì con của mẹ nhiều hơn những ngôi sao , làm nổi bật tình thương , sự yêu quý mà mẹ đối với con

- Phép so sánh ngang bằng " Mẹ là ngọn gió của con suốt đời " gắn hình ảnh người mẹ vào những cơn gió không bao giờ tắt , luôn vì con cái , vì gia đình , khẳng định vai trò của người mẹ trong con

- Cả hai phép so sánh đã làm nổi bật lên hình ảnh của người mẹ giữa đêm hè quạt mát cho con ngủ , tôn lên tình cảm thiêng liêng cao quý

Các phép so sánh trong đoạn thơ trên:

- Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Phép so sánh trên so sánh những ngôi sao với mẹ bằng cách so sánh không ngang bằng.

- Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Phép so sánh trên đã so sánh mẹ và ngọn gió của con bằng cách so sánh ngang bằng.

Tác dụng: Sử dụng các biện pháp tu từ luôn làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Trong một khổ thơ của bài Mẹ do tác giả Trần Quốc Minh sáng tác có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, tác giả đã so sánh mẹ với những vì sao trên bầu trời. Hình ảnh so sánh làm những câu thơ thêm phần nào sinh động và tăng sức gợi hình, gợi cảm. Nhờ vào phép so sánh, sự gợi hình, gợi cảm của sự diễn đạt, có thể cho thấy mẹ là một hình ảnh đẹp và rất quan trọng lòng tác giả.