K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2020

Hiệp ước 1883

- Bắc Kì và Trung Kì phải đặt dưới sự bảo hộ của Pháp, cắt tỉnh Bình Thuậnra khỏi Trung Kì, nhập vào Nam Kì thuộc Pháp.

- Triều đình Huế được cai quản Trung Kì nhưng phải thông qua Khâm sứ Pháp ở Huế. Ba tỉnh Thanh –Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì.

- Công sứ Pháp ở Bắc Kì kiểm soát mọi công việc của quan lại triều đình, nắm quyền trị an và nội vụ.

- Mọi việc giao thiệp với nước ngoài của triều đình Huế đều do Pháp nắm, kể cả việc giao thiệp với Trung Quốc.

Hiệp ước 1884

Hiệp ước 1884 có nội dung cơ bản giống với Hiệp ước 1883, chỉ sửa đổi về ranh giới khu vực Trung Kì như trả lại các tỉnh Bình Thuận và Thanh-Nghệ-Tĩnh cho Trung Kì..

Tác hại:

+Đây là hiệp ước đầu hàng, bán nước nhục nhã của triều đình, nước ta đã mất quyền độc lập tự chủ

+Phomg trào chống Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi liên tục

+ Để xoa dịu nhân dân và mua chuộc quan lại triều đình Nguyễn Pháp đã đề nghị triều đình kí thêm hiệp ước Patơnôt (6/6/1884) đạt cơ sở lâu dài cho quyền bảo hộ lâu dài của Pháp ở Việt Nam

+Với hai bản hiệp ước này, Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.

19 tháng 4 2020

Câu 2: Nêu nội dung hiệp ước 1883 và 1884? Tác hại của 2 hiệp ước này?

Nội dung hiệp ước 1883 và 1884 :

Tác hại của 2 hiệp ước này :

- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.

5 tháng 6 2021

Tham Khảo !

Bảng nội dung chủ yếu của Hiệp ước năm 1883 và 1884

 

5 tháng 6 2021

Tham khảo !

 

*Bảng nội dung chủ yếu của Hiệp ước năm 1883 và 1884

 

Câu 1:

Trong khi phong trào đấu tranh của nhân dân ở miền Bắc đang trên đà thắng lợi, triều đình Huế lại kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất (1874). Vì:

- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp. Không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.

- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp

- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.

Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất bao gồm 12 điều khoản, trong đó có các điều khoản chính như:

- Về lãnh thổ: triều đình nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn. Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến.

- Về thông thương: mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán. 

- Về chiến phí: bồi thường cho Pháp 20 triệu quan (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc).

- Về truyền giáo: cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô và bãi bỏ lệnh cấm đạo.

Việc triều đình kí hiệp ước dẫn đến hậu quả gì

→ Hiệp ước Giáp Tuất cho thấy sự yếu đuối, bất lực của Triều đình Huế. 

→ Hiệp ước Giáp Tuất đã biến nước ra thành một nửa thuộc địa của Pháp.

→ Tạo ra cơ hội để Pháp đè đầu cưỡi cổ nhân dân ta, xâm lược và bành tránh thể hiện sự ngang ngược và hống hách của mình. Mở đường cho sự xâm lược của Pháp đối với nước ra trong những năm sau này.

Câu 2:

* Em có nhận xét gì về việc triều đình Huế kí các Hiệp ước với Pháp?

- Qua 4 hiệp ước ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.

- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.

- Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi.

- Với nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.

* Tinh thần chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858-1884?

- Có sự phối hợp của triều đình với nhân dân kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước, toàn dân tham gia đánh giặc.

- Đã đẩy lùi được nhiều đợt tấn công của địch, vận dụng đúng đắn kế sách “vườn không nhà trống”, gây cho địch nhiều khó khăn.

⟹ Đã làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.

17 tháng 3 2022

Tham khảo

 

Ngày 5/6/1862 triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất với các nội dung sau:

+ Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì ..

+ Cho người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền bá đạo Gia Tô

+ Bồi thường cho Pháp một khoảng chiến phí tương đương 288 lạng bạc

+ Sau hiệp ước giáp tuất triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở Trung Kì và Bắc Kì, đồng thời găn cản các phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Nam Kì.

Ngày 25/8/1883 triều đình kí với Pháp hiệp ước Quý Mùi( hay gọi là hiệp ước Hác-măng)

+ Triều đình chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và Trung Kì .

+ Thu hẹp phạm vi khu vực Trung Kì do triều đình cai quản

+ Mọi hoạt động của triều đình do công xứ Pháp thường xuyên kiểm soát

+ Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm ….

+ Triều đình Huế rút quân đội ở Bắc kì về Trung Kì …

Hậu quả: Chấm dứt tư cách của nước ta là nhà nước phong kiến độc lập mà biến nước ta thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.

17 tháng 3 2022

Bạn xem lại bài này nhé

A.Nội dung

Hiệp ước hắc măng:

- Triều đình chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì,cắt tỉnh Bình Thuận vào Nam Kì,Thanh-Nghệ Tĩnh sát nhập vào Bắc Kì

- Triều đình cai quản Trung Kì nhưng mọi việc phải thông qua Khâm sứ Pháp

- Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả Trung Quốc) đều do Pháp nắm.Triều đình Huế phải rút quân ra khởi Bắc và Nam kì

Hiệp ước nhâm tuất:

- Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì(Gia Định,Định Tường,Biên Hòa) và đảo Côn Lôn

- Mở ba của biển cho Pháp buôn bán

- Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha truyền đạo Gia Tô

- Bôi thường cho Pháp một khoản chiến phí.Khi nào triều đình bắt dân chúng ngừng kháng chiến thì Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long

B.Hậu quả

- Đất nước ta mất đi một phần chủ quyền lãnh thổ quan trọng

- Khiến nước ta trở thành thuộc địa dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp

- Lãnh thổ bị chia cắt,nhân dân cực khổ ⇒ Sau đó triều đình Huế từ từng bước đầu hàng đến đầu hàng hoàn toàn,nhân dân phải chịu cảnh "một cổ hai tròng"

- Hàng loạt cuộc khởi nghĩa của nhân dân bị triều đình đàn áp

- Do sự nhu nhược,hèn nhát của triều đình Nguyễn nên bỏ lỡ nhiều cơ hội quan trọng để đánh Pháp ra khỏi nước ta

13 tháng 3 2022

Tham khảo:

Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì,cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sát nhập vào Bắc Kì.Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì,nhưng tất cả việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công chuyện của quan lại triều đình,nắm các quyền trị an và nội vụ.Mọi chuyện giao thiệp với nước ngoài(kể cả với Trung Quôc)đều do Pháp nắm.Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì

=> Triều đình Huế hèn nhát,nhu nhược,việc kí hiệp ước này càng đẩy mạnh phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

13 tháng 3 2022

*Hiệp ước Nhâm tuất:

- Mở 3 cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tư do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí.

*Hiệp ước Hắc măng:

- Triều đình Huế chính thức thừa nhận nên bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì; cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp; triều đình được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế.

*Hậu quả:

- Chấm dứt sự tồn tại cảu triều đại pk nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là cđ thuộc địa nửa pk.

21 tháng 1 2018

Bảng nêu nội dung chủ yếu của các hiệp ước 1883 và 1884.

Hiệp ước 1883

Hiệp ước 1884

-Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp, ba tinh Thanh - Nghệ - Tĩnh được nhập vào Bắc Kì.

- Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của các quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.

- Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

— Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.

- Cơ bản có nội dung giống với hiệp ước 1883, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn (đất Trung Kì được mở rộng đến hết tỉnh Ninh Thuận).


21 tháng 1 2018

Hiệp ước 1883

Hiệp ước 1884

  • Bắc Kì và Trung Kì phải đặt dưới sự bảo hộ của Pháp, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì, nhập vào Nam Kì thuộc Pháp.
  • Triều đình Huế được cai quản Trung Kì nhưng phải thông qua Khâm sứ Pháp ở Huế. Ba tỉnh Thanh –Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì.
  • Công sứ Pháp ở Bắc Kì kiểm soát mọi công việc của quan lại triều đình, nắm quyền trị an và nội vụ.
  • Mọi việc giao thiệp với nước ngoài của triều đình Huế đều do Pháp nắm, kể cả việc giao thiệp với Trung Quốc.
  • Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì, nhập vào Nam Kì thuộc Pháp.
  • Ba tỉnh Thanh – Nghệ - Tĩnh sát nhập vào Bắc Kì.
  • Triều đình chỉ được cai quản Trung Kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.
  • Việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm.
  • Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
28 tháng 3 2016

1. Âm mưu của Pháp khi tấn công Đà Nẵng? Chúng đã bị thất bại ra sao?
        + Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.   
        + Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế,buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.
        Đà Nẵng còn là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo  Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ. Vì vậy, sáng ngày 1/9/1858 từ các tàu neo đậu ở cửa biển Đà Nẵng, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã nã đại bác lên bờ, rồi cho quân đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Nguyễn  Tri Phương đã đốc thúc quân, dân xây dựng phòng tuyến liên trù dài 3 km để chặn giặc ngay tạI cửa biển. Nhân dân còn dùng cột tre thùng gỗ đựng đầy đất đá lấp sông Vĩnh Điện để chặn tàu chiến địch. Nhân dân vùng ven biển kiên cường chống trả quân xâm lược, khiến địch thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh. Tây Ban Nha nản chí bỏ cuộc. Pháp phải thay đổi kế hoạch. Tháng 2/1859 quay mũi tấn công vào Gia Định để thực hiện âm mưu mới “chinh phục từng gói nhỏ”.
2.Vì sao đầu năm 1859 Pháp lại đánh vào Gia Định mà không đánh ra Bắc Kì?
Gia Định xa TQ sẽ tránh đựơc sự can thiệp của nhà Thanh.
Xa kinh đô Huế, sẽ tránh được sự tiếp viện của của triều đình Huế.
Chiếm được GĐ coi như chiếm được kho lúa gạo của triều dình Huế, gây khó khăn cho triều đình.
Đánh xong GĐ, sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia và làm chủ lưu vực sông Mê-Kông.
Pháp phải hành động gấp, vì: TB Anh sau khi chiếm Singapo và Hương Cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn. 
( Vì tất cả những lí do trên, Pháp quyết định đánh chiếm Gia Định(2(17-2-1859).
3. Hoàn cảnh ra đời và nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất(1862)? Em đánh giá như thế nào về Hiệp ước Nhâm Tuất, về triều đình Nguyễn qua việc kí kết Hiệp ước này?
a. Hoàn cảnh ra đời:
- 23/2/1861 tấn công & chiếm được đồn Chí Hoà.
- Thừa thắng P chiếm 3 tỉnh miền Đông NK Định Tường (12/4/1861), Biên Hoà (18/12/1861), Vĩnh Long (23/3/1862)
( Triều đình nhà Nguyễn chủ động kí Hoà ước Nhâm Tuất 5/6/1862.
b. Nội dung:
- Triều đình nhượng cho P 3 tỉnh miền đông NK (GĐ, ĐT, BH); Bồi thường 20 triệu quan…
Triều đình mở các cửa biển: dà nẵng, Ba Lạt và Quảng Yên; cho thương nhân P & TBN tự do buôn bán.
- P trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình, với điều kiện triều đình chấm dứt các hoạt động chống P ở 3 tỉnh miền Đông.
c. Đánh giá: 
-  Đây là 1 hiệp ước mà theo đó VN phải chịu nhiều thiệt thòi, vi phạm chủ quyền lãnh thổ của VN.
-  Hiệp ước chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng TD Pháp.
3.Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất(1862), phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì có điểm gì mới? 
- Những nét mới:
Độc lập với triều đình.
Vừa chống P vừa chống PK(…)
Gặp nhiều khó khăn do thái độ không hợp tác của triều đình.
BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN   TA TỪ 1873 – 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG
1. Khi Pháp đánh ra Bắc Kì lần I (1873-1874), Triều đình nhà Nguyễn đã đối phó ra sao? Em hãy trình bày cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì?
a. PT kháng chiến của triều đình:
- Khi P đánh thành HN, 100 binh lính triều đình chiến đấu & hy sinh ở thành Ô Quan Chưởng.
- Trong thành, Tổng đốn Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu (Ong hy sinh, thành HN thất thủ
b. PT kháng chiến của nhân dân:
- Nhân dân chủ động chống P = việc không hợp tác..
- 21/12/1873 trận Cầu Giấy giết chết Gacniê(P hoang mang
- Năm 1874 triều đình kí với Pháp  HƯ Giáp Tuất chính thức thừa nhận 6 tỉnh NK thuộc Pháp.
(Gây ra làn sóng bất bình trong nhân dân (PT kháng chiến chống  TDP & PK 
2.Vì sao đến năm 1883 Pháp mới đánh ra Thuận An? Chiến sự ở đây đã diễn ra như thế nào? Kết quả?
- Lợi dụng tình hình triều đình rối ren 1883: Vua Tự  Đức qua đời(17-7-1883), triều đình còn đang chọn người kế vị( vì vua Tự Đức không có con)(P quyết định  đánh thẳng vào Huế.
- Ngày 18/8/1883 P tấn công Thuận An.
- Chiều 20/8/1883 P đổ bộ lên bờ & làm chủ được Thuận An.
3. Hoàn cảnh kí kết và nội dung của Hiệp ước 1883-1884 (Hác-măng và Pa-tơ-nốt)
a. Hoàn cảnh lịch sử:
- Nghe tin P đánh Thuận  An, triều đình Huế xin đình chiến.
- 25/8/1883 Bản hiệp ước mới được đưa ra buộc ta phải kí (gọi là Hiệp ước Hác-măng)
b. Nội dung HU :
- Nhà Nguyễn thừa nhận sự bảo hộ của P trên toàn cõi VN. Trong đó:
- NK là thuộc địa
- BK là đất bảo hộ
- TK triều đình quản lí
- Đại diện P ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở TK.
- Ngoại giao VN là do P nắm giữ.
*QS: P tự do đóng quân ở BK & toàn quyền xử lí quân Cờ Đen. Triều đình nhận các huấn luyện viên & sĩ quan chỉ huy của P, triệt hồi binh lính từ B.Kì về Huế.
*KT: P nắm & kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
( VN trở thành một nước thuộc địa nửa PK.
* 6/6/1884 P kí Hư Patơnốt nhằm xoa dịu dư luận & mua chuộc bọn PK.
( Đến năm 1884,  với 2 bản H.ước trên, TDPháp căn bản hoàn thành công cuộc chinh phục VN.
4. Em hãy rút ra nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược trong giai đoạn 1858 - 1884?
- Do lực chênh lệch về lực lượng kháng chiến, trang bị về vũ khí.
- Triều đình bỏ dân, quan lại hèn nhát( kháng chiến của nhân dân mang tính tự phát.
- Triều đình nhu nhược, đường lối kháng chiến không đúng đắn, không đoàn kết 


Bài 21:    PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA
NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
Câu hỏi
Câu 1: Em hãy cho biết phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?
   - Sau Hiệp ước Hácmăng năm 1883 và Patơnốt năm 1884 thực dân Pháp bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì. 
   - Phong trào chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển.Dựa vào đó phái chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay hành động.
   - Những hành động của phái chủ chiến nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành chủ quyền đất nước
   - Trước sự uy hiếp cuả kẻ thù, phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Tất Thuyết quyết định đánh trước để giành thế chủ động.
   - Cuộc phản công kinh thành Huế của phái chủ chiến đêm 4 ngày 5 tháng 4 năm 1885 cuối cùng bị thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời khỏi Hoàng thành lên Tân Sở (Quảng Trị). 13/7/1885 lấy danh nghĩa Hàm Nghi, ông hạ chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân  giúp vua cứu nước.
   - Chiếu Cần vương thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta, phong trào kéo dài 12 năm 

Câu 2: Trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương ?
* 1885-1888:
   - Lãnh đạo: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, các văn thân sĩ phu yêu nước
   - Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
   - Địa bàn hoạt động:  Chủ yếu ở Bắc và Trung Kỳ
   - Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng....
   - Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía Tây 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
   - Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và  lưu đày sang Angiờri.
* 1888-1896:
   - Lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước.
   - Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
   - Địa bàn hoạt động: Phạm vi thu hẹp dần, quy tụ thành các trung tõm khởi nghĩa lớn ở trung du và miền núi như Hưng Yên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh.
   - Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê... Năm  1896, Phỏp dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê, đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương.
* Mục tiêu: Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước, lập lại chế độ phong kiến.
* Tính chất: Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước của dân tộc ta, diễn ra theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến, thể hiện  tính dân tộc sâu sắc.

Câu 3: Em hiểu thế nào về phong trào Cần Vương? Trình by nội dung cơ bản và ý nghĩa của chiếu Cần Vương ?
* Phong trào Cần Vương: là phong trào phò vua, giúp vua Hàm Nghi chống giặc cứu nước.
* Nội dung: 
   - Tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
   - Lên án sự phản bội của một số quan lại, tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do Pháp mới dựng lên.
   - Khích lệ sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước quyết tam kháng chiến chống Pháp đến cùng.
* Việc . . .có ý nghĩa: Chiếu Cần vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân ra sức giúp vua vì mục tiêu đánh Pháp, khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có vua hiền, vua giỏi.
   - Khẩu hiệu “Cần vương” đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước cháy âm ỉ bấy lâu, một phong trào vũ trang chống Pháp diễn ra sôi nổi, liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối TK XIX mới chấm dứt.
   -Trước đây nhà Nguyễn chưa một lần hiệu triệu nhân dân đứng lên cứu nước, vì vậy phong trào “Cần vương” đã nhanh chóng qui tụ được lực lượng.

Câu 4: Đánh giá về phong trào Cần vương 
   - Ưu điểm:
     + Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân; tranh thủ sự giúp đỡ mọi mặt của đồng bào.
     + Biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, khai thác sức mạnh tại chỗ, phát huy tính chủ động sáng tạo trong cách đánh, lối đánh của cuộc chiến tranh.
   - Hạn chế:
     + Chưa liên kết tập họp được lực lượng dân tộc trên quy mô rộng, tạo thành phong trào trong toàn quốc.
     + Phong trào Cần Vương nổ ra lẻ tẻ, rời rạc; chưa tạo thành sự kết giữa các cuộc khởi nghĩa.Thể hiện tư duy phòng ngự bị động của ý thức hệ phong kiến: đào hào, đắp lũy, xây dựng căn cứ ở nơi cố định.

Câu 5: Nguyên nhân thất bại và bài học kinh nghiệm  của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
*Nguyên nhân thất bại 
   - Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, không thể tập hợp, đoàn kết để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống Pháp.
    - Thiếu sự thống nhất, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa với nhau.
    - Cách đánh giăc chủ yếu là dựa vào địa thế hiểm trở (như khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy…)
    - Thực dân Pháp còn mạnh, tương quan lực lương bất lợi cho ta…
*Bài học kinh nghiệm:
    - Cần có một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo.
    - Phải có sự phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa.
    - Phải chủ động, linh hoạt trong cách đánh…Trong phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX, hãy tóm tắt diễn biến và nêu đặc điểm của phong trào Cần Vương.

Câu 6: Nêu đặc điểm chung và nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương.
* Đặc điểm chung:
   - Phạm vi hoạt động: rộng lớn, diễn ra trên phạm vi cả nước, chủ yếu là Trung, Bắc Kì, về sau chuyển về vùng trung du, miền núi.
   - Lãnh đạo: gồm các văn thân sĩ phu yêu nước.
   - Mục tiêu chung: đánh Pháp, giành lại độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước, lập lại chế độ phong kiến.
   - Lực lượng tham gia: các văn thân sĩ phu yêu nước và nông dân, đồng thời có các tộc người thiểu số.
   - Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang.
   - Kết quả: phong trào kéo dài hơn 10 năm, gây cho địch nhiều thiệt hại nhưng cuối cùng đã thất bại.
* Nguyên nhân thất bại:
   - Văn thân, sĩ phu còn chịu nhiều ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến.
   - Khẩu hiệu Cần Vương chỉ đáp ứng một phần nhỏ yêu cầu của nhân dân còn về cơ bản chưa giải quyết triệt để yêu cầu khách quan của sự tiến bộ xã hội vì thế sức hấp dẫn của khẩu hiệu này đối với nông dân bị hạn chế.
   - Do sự chênh lệch lực lượng cũng như vũ khí giữa quân ta và địch.
   - Các cuộc khởi nghĩa nổ ra còn rời rạc không có sự đoàn kết thống nhất nên dễ bị quân Pháp đàn áp.
   - Bị chi phối bởi quan điểm Nho giáo nên những người lãnh đạo thường phiêu lưu mạo hiểm, ít chú ý đến điều kiện đảm bảo thắng lợi choo cuộc khởi nghĩa, dễ dao động khi bị dồn vào thế bí hiểm tìm đến cái chết một cách mù quáng.
=> Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo. 

1 tháng 6 2020

*Giống nhau:

- Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và Trung kì

- Triều đình cai quản Trung kì nhưng mọi việc đều phải qua viên khâm sứ người Pháp ở Huế.

- Công sứ Pháp ở Bắc kì thường xuyên kiển soát công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.

- Mọi giao thiệp với nước ngoài do Pháp nắm.

- Triều đình thu quân đội ở Bắc kì về Trung kì.

*Khác nhau:

- Hiệp ước Hác-măng qui định: Khu vực triều đình cai quản thu hẹp (từ Đèo Ngang đến Khánh Hoà). Cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung kì để nhập vào đất Nam kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh được sáp nhập vào Bắc kì.

- Theo Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp trả lại tỉnh Thanh- Nghệ -Tĩnh và Bình Thuận cho Trung kì để triều đình cai quản như cũ, để xoa dịu sự công phẫn của nhân dân, và mua chuộc, lung lạc quan lại phong kiến triều Nguyễn.

Tham Khảo

 

Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) gồm 12 điều, hai nội dung quan trọng và nặng nề nhất là triều đình Huế phải nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam kỳ và Côn Đảo với tất cả chủ quyền (điều 3), và bồi thường chiến phí với số tiền lên đến 4 triệu franc bạc (tương đương 2.880.000 lạng bạc) trong vòng 10 năm (điều 8).  
17 tháng 3 2022

Tham khảo

 

Ngày 5/6/1862 triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất với các nội dung sau:

+ Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì ..

+ Cho người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền bá đạo Gia Tô

+ Bồi thường cho Pháp một khoảng chiến phí tương đương 288 lạng bạc

+ Sau hiệp ước giáp tuất triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở Trung Kì và Bắc Kì, đồng thời găn cản các phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Nam Kì.

Ngày 25/8/1883 triều đình kí với Pháp hiệp ước Quý Mùi( hay gọi là hiệp ước Hác-măng)

+ Triều đình chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và Trung Kì .

+ Thu hẹp phạm vi khu vực Trung Kì do triều đình cai quản

+ Mọi hoạt động của triều đình do công xứ Pháp thường xuyên kiểm soát

+ Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm ….

+ Triều đình Huế rút quân đội ở Bắc kì về Trung Kì …

18 tháng 3 2019

- Hiệp ước Patơnốt có nội dung gần giống hiệp ước Hacmand chỉ khác là trả lại địa giới cho 4 tỉnh miền trung nhằm xoa dịu tình hình

7 tháng 5 2019

Giống nhau:
+ Hai "Hàng Ước" Harmand (1883), Patenôtre (1884) được ký kết dưới áp lực quân sự của thực dân Pháp đánh dấu sự đầu hàng của giai cấp phong kiến VN (vua An Nam) trước chủ nghĩa tư bản Pháp.
+ Cả 2 đều do triều đình Huế ký với thực dân Pháp, tại Huế.
+ Trên lý thuyết cả 2 đều không đặt toàn bộ lãnh thổ VN dưới ách đô hộ của người Pháp. Nó chia VN làm 3 phần. Nam Phần là thuộc địa hẳn hoi của Pháp, Bắc Phần vẫn là lãnh thổ của triều đình Nguyễn nhưng đặt dưới sự bảo hộ của Pháp. Còn Trung Phần vẫn hoàn toàn thuộc chủ quyền nhà Nguyễn. Nhưng người Pháp đã nhanh chóng lấn chiếm thêm chủ quyền Việt nam trước sự bất lực của triều Nguyễn.

- Khác nhau:
+ Hiệp ước Harmand: là tiền thân của Hiệp ước Patenôtre, gồm 27 điều khoản. Nó quá nặng nề nên đã gây ra sự phản ứng mạnh mẽ từ các vua quan trong triều và nhân dân cả nước.
+ Hiệp ước Patenôtre: gồm 19 điều khoản, ra đời có tác dụng xoa dịu sự phản đối của dư luận và vua quan nhà Nguyễn từ Hiệp ước Patenôtre. Theo hiệp ước này, Thực dân Pháp sẽ trả lại phần đất từ Ninh Bình (thuộc Bắc Kỳ) trở vào đến Hà Tĩnh ở phía bắc, và tỉnh Bình Thuận ở phía nam cho nhà Nguyễn.