K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và đang lung linh tỏa sáng. Nến hân hoan khi thấy mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này, chúng ta sẽ không thấy gì mất!”. Thế nhưng khi dòng sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến chợt nghĩ: “Chết thật, ta...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và đang lung linh tỏa sáng. Nến hân hoan khi thấy mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này, chúng ta sẽ không thấy gì mất!”. Thế nhưng khi dòng sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến chợt nghĩ: “Chết thật, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy nhỉ?”. Nghĩ rồi nến nương theo một cơn gió thoảng qua để tắt phụt đi. Mọi người trong phòng xôn xao: “Nến tắt rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Cây nến mỉm cười tự mãn vì sự quan trọng của mình. Bỗng có người nói: “Nến dễ tắt, để tôi đi tìm cái đèn dầu…”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được cây đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên, còn cây nến cháy dở thì người ta bỏ vào ngăn kéo. Thế là từ hôm đó, nến bị bỏ quên trong ngăn kéo, rồi cũng không còn ai nhớ đến nó nữa. Nến hiểu ra rằng, hạnh phúc của nó là được cháy sáng, dù có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến. Câu 1 : Nêu phương thức biểu đặt chính Câu 2 : Hãy chỉ ra từ tượng hình,từ tượng thanh,tình thái từ được dùng trong đoạn văn trên Câu 3 : Nêu nội dung chính ( nghĩa bóng) Câu 4 : Câu chuyện về ngọn nến đã cho em những suy nghĩ gì? Câu 5 : Hãy viết đoạn văn trên theo kiểu quy nạp có nội dung chính trình bày những suy ngẫm của em khi đọc xong chuyện

0
2 tháng 5 2017

Đáp án

Khi người ta/ khổ quá (thì) người ta/ chẳng còn nghĩ đến ai được nữa.

    C    V    C    V

=> Câu ghép có quan hệ nguyên nhân.

20 tháng 12 2021

Khi người ta /khổ quá thì người ta/ chẳng còn nghĩ gì đến ai được.

        C             V                  C                   V

Câu ghép có quan hệ nguyên nhân - kết quả

4 tháng 4 2017

Đáp án

Khi người ta/ khổ quá (thì) người ta/ chẳng còn nghĩ đến ai được nữa.

C    V    C    V

=> Câu ghép có quan hệ nguyên nhân.

16 tháng 1 2023

Cấu tạo ngữ pháp:

Chủ ngữ 1: Bánh lái

Vị ngữ 1: có thể nhỏ và không nhìn thấy được.

Chủ ngữ 2: nó

Vị ngữ 2: điều khiển hướng đi của con người.

Các vế câu được nối với nhau bằng hình thức liên kết về nội dung.

Mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: Quan hệ tương phản.

17 tháng 1 2023

1. Câu đơn Xét về cấu tạo chỉ gồm một nòng cốt câu (bao gồm 2 bộ phận chính là CN và VN). 2. Câu ghép - Là câu do nhiều vế ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ CN, VN \) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác. - Có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép: Cách 1: Nối bằng các từ có tác dụng nối. Cách 2: Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. 3. Tìm hiểu thêm về câu đơn - Câu đơn có thể chia thành 3 loại: câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt và câu rút gọn. Câu đơn bình thường là câu đơn có đủ 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu. Câu đơn rút gọn là câu đơn không có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu (một bộ phận, đôi khi cả 2 bộ phận của câu đã bị lược bỏ trong khi đối thoại. Song khi cần thiết, ta có thể hoàn thiện lại các bộ phận đã bị lược bỏ). Powered By VDO.AI PlayUnmute Fullscreen - Ví dụ: Lan ơi, bao giờ lớp ta lao động? Sáng mai. (Nòng cốt câu đã bị lược bỏ. Hoàn thiện lại: Sáng mai, lớp ta lao động) - Câu đơn đặc biệt là câu chỉ có một bộ phận làm nòng cốt, không xác định được đó là bộ phận gì. Khác với câu rút gọn, người ta không thể xác định được bộ phận làm nòng cốt của câu đặc biệt là CN hay VN. Câu đặc biệt dùng để biểu lộ cảm xúc hoặc nêu nhận xét về một sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Tâm! Tâm ơi! (kêu, gọi) Ôi! Vui quá! (bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ) Ngày 8.3.1989. Hôm nay mẹ rất vui. (xác định thời gian) Mưa. (xác định cảnh tượng) Hà Nội. (xác định nơi chốn) Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.(liệt kê sự vật, hiện tượng) - Lưu ý: Câu đặc biệt khác với câu đảo CN - VN: Câu đặc biệt thường chỉ sự tồn tại, xuất hiện. Còn câu đảo C - V thường là câu miêu tả, có dụng ý nghệ thuật, đảo để nhấn mạnh. Ví dụ: Trên trời, có đám mây xanh. (Câu đặc biệt) Đẹp vô cùng tổ quốc của chúng ta. (Câu đảo CN - VN) Mưa! Mưa! (Câu đặc biệt) (Hôm nay trời thế nào?) - Mưa. (Câu rút gọn)

26 tháng 12 2022

Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu :

a. Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng.

- CN1: Chúng ta.

- VN1: muốn hòa bình.

- CN2: chúng ta.

- VN2: phải nhân nhượng.

-> Được ngăn cách bởi dấu ' , '.

=> Câu ghép.  

b. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới

- CN1: chúng ta.

- VN1: càng nhân nhượng.

- CN2: thực dân Pháp.

- VN2: càng lấn tới.

-> Mối quan hệ ý nghĩa: Giả thiết - kết quả: Nếu - thì / Tăng tiến: càng - càng.

=> Câu ghép.

c.Ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy 1 ngôi làng cho nên làng đó về sau được gọi là làng Cháy.

- CN1: Ngựa.

- VN1: thét ra lửa.

- CN2: lửa.

- VN2: đã thiêu cháy 1 ngôi làng cho nên làng đó về sau được gọi là làng Cháy.

-> Được ngăn cách bởi dấu ' , '. Mối quan hệ ý nghĩa: Nguyên nhân - kết quả. 

=> Câu ghép.

d. vì không có tiền cưới vợ nên phẩn chí và bỏ đi.

- CN1: nó.

- VN1: không có tiền cưới vợ.

- CN2: nó.

- VN2: phẫn chí và bỏ đi.

-> Mối quan hệ ý nghĩa: Nguyên nhân - kết quả: Vì - nên. 

=> Câu ghép.

Phần I: Đọc-HiểuĐọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:                                 Câu chuyện về bốn ngọn nếnTrong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng. Ngọn nến thứ nhất nói : Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người. Ngọn nến thứ...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc-Hiểu

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:

                                 Câu chuyện về bốn ngọn nến

Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng. Ngọn nến thứ nhất nói : Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người. Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi. Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói : Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới thực sự quan trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu? Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng. Một cơn gió ùa theo làm tắt cả ba ngọn nến. “Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt ?” – cậu bé sửng sốt nói. Rồi cậu bé òa lên khóc. Lúc này, ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tôi vẫn còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tôi chính là niềm hy vọng. Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại những ngọn nến vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hy vọng. (Trích “Những bài học về cuộc sống”, NXB Thanh Niên, 2005)

Câu 1: Chỉ ra và phân tích tác dụng của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên

Câu 2: Xác định từ loại của các từ sau: Một cơn gió, Tại sao, Đừng,

Câu 3: Bài học ý nghĩa nhất mà em nhạn được từ văn bản trên

0