Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức tại các nước Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và sự bền vững của khu vực này. Một trong những nguyên nhân chính là xu hướng tập trung vào tăng trưởng kinh tế ngắn hạn mà không xem xét đến các tác động tiêu cực đối với môi trường. Điều này tạo ra các vấn đề về quản lý chuỗi cung ứng và logistics, bao gồm việc tiêu thụ nguồn tài nguyên quý hiếm và phát sinh lượng lớn rác thải. Hơn nữa, hạ tầng và công nghệ quản lý logistics chưa đạt đến mức độ hiện đại, làm tăng chi phí và gây rối loạn trong chuỗi cung ứng, từ đó thêm gánh nặng lên môi trường.
Thiếu ý thức và hiểu biết về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường là một vấn đề nữa. Điều này dẫn đến việc các quyết định trong lĩnh vực logistics thường không tính đến các hệ quả đối với môi trường. Tất cả những yếu tố này kết hợp lại tạo ra một hệ thống không ổn định và đầy rủi ro, không chỉ đe dọa đến sự phát triển bền vững mà cũng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các nước Đông Nam Á trên trường quốc tế.
- Nửa đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa, nền kinh tế lạc hậu và tập trung vào việc sản xuất lương thực. Ngoài ra các nước còn phải trồng các loại cây hương liệu, cây công nghiệp và phát triển công nghiệp khai khoáng để cung cấp nguyên liệu cho các nước đế quốc.
- Ngày nay, việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong kinh tế của nhiều nước Đông Nam Á. Do có nguồn nhân công dồi dào, tài nguyên thiên nhiên và nguồn nông phẩm nhiệt đới phong phú, lại tranh thủ được vốn và công nghệ của nước ngoài, các nước Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
- Những năm 1997 - 1998 do khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái Lan, sau đó lan ra các nước trong khu vực và kéo theo sự suy giảm kinh tế của nhiều nước, mức tăng trưởng giảm, sản xuất bị đình trệ, nhiều nhà máy phải đóng cửa, công nhân thất nghiệp.
- Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực. Nhiều cánh rừng bị khai thác kiệt quệ ; nguồn nước, không khí bị ô nhiễm nặng bởi các chất phế thải, đặc biệt là ở các trung tâm công nghiệp.
Các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc, do:
- Ảnh hưởng của 2 cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 -1998 và 2008, đã làm suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực.
- Chưa áp dụng được công nghệ hiện đại trong các ngành sản xuất, còn phụ thuộc vào các nước phát triển.
- Chưa có chính sách thực sự đúng đắn cho sự phát triển công nghiệp- dịch vụ.
- Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực (ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên,..).
1. - Việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước.
- Các nước Đônh Nam Á phát triển nhiều nghành Kinh tế dựa vào hai thế mạnh chủ yếu là nguyên liệu và lao động, hai thế mạnh này sẽ giảm dần vai trò trong tương lai.
- Năm 1997-1998, khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu từ Thái lan làm cho kinh tế nhiều nước tăng trưởng âm.
- Việc bảo vệ môi trường chưa quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực.
2. _Thuận lợi:
+ Tài nguyên biển: phong phú , đa dạng.
-Thủy sản: tôm, cá, mực,...
-Khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, cát, titan, muối\(\rightarrow\)Phát triển công nghiệp khai khoáng.
-Giao thông vận tải: Bờ biển xây dựng nhiều cảng biển, Mặt biển phát triển giao thông biển trong và ngoài nước
- Du lịch biển: bãi biển, vịnh biển đẹp, đảo, pong cảnh bờ biển, rừng ngập mặn
_ Khó khăn: có nhiều thiên tai như: gió mùa, bão, sóng thần, nước biển dâng, cát bay, cát chảy, sạt lở bờ biển.
1. # Chứng minh:
- Nguồn nhân công lao động rẻ do dân số đông
- Tài nguyên phong phú, đặc biệt về kim loại màu, dầu mỏ, gỗ cây, ...
- Sản xuất được nhiều nông phẩm nhiệt đới như lúa gạo, cao su, cà phê, ...
- Có vốn đầu tư của các nước và vùng lãnh thổ, phần lớn từ Nhật Bản, Hoa Kì, các nước Tây Âu, ...
# Giải thích: Các nước Đông Nam Á từng là các nước thuộc địa, kinh tế còn lạc hậu, nghèo nàn
*Có thể tham khảo thêm, dựa vào số liệu của bảng "Tình hình tăng trưởng kinh tế của một số nước Đông Nam Á (Nguồn của bảng: Niên giám thống kê năm 2002 - NXB Thống Kê, Hà Nội, 2003)*
2. # Thuận lợi:
- Biển nước ta rất giàu hải sản; có nhiều vũng, vịnh => tạo điều kiện cho nước ta phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng hải sản; phát triển giao thông vận tải trên biển.
- Cảnh quan xinh đẹp ven bờ biển thu hút nhiều du khách => tạo điều kiện phát triển du lịch.
- Có nhiều khoáng sản như dầu khí, titan, cát trắng => cung cấp nguyên liệu và vật liệu.
- Ngoài ra khí hậu của biển thích hợp => tạo điều kiện cho phát triển nghề làm muối.
# Khó khăn:
- Biển nước ta thường xuyên có bão => gây khó khăn, nguy hiểm cho giao thông, các hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng ven biển.
- Có chế độ thuỷ triều phức tạp: có chỗ xảy ra nhật triều, chỗ khác lại xảy ra bán nhật triều, ... => gây khó khăn cho giao thông.
- Đôi khi gây sóng lớn hoặc nước dâng cao => ảnh hưởng tới đời sống nhân dân ven biển.
- Thường xảy ra tình trạng sạt lở bờ biển, cát bay, cát lấn ở vùng Duyên hải miền Trung.
____________________________________________________
Có gì không đúng thì nhắn mình nha bạn :))
15.c
16.d
C
D