Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi người Việt Nam - nhất là thế hệ trẻ chúng ta - đã được sống những giây phút thiêng liêng của cái tết năm 2001. Đó là thời điểm chuyển tiếp từ thế kỉ XX vào thế kỉ XXI. Bước vào thế kí mới, đất trời như đổi khác hơn, con người cũng bồi hồi, xao động mong muốn được đổi khác, lớn lên, tiến bộ hơn để sống hạnh phúc hơn. Vậy chúng ta phải suy nghĩ thế nào, phải làm việc, học tập, ứng xử ra sao ? Biết bao băn khoăn, day dứt, bao câu hỏi đặt ra, đòi ta phải trả lời. Một trong những ý kiến giúp chúng ta giải bài toán đặc biệt, trước hết là bài toán về nhận thức tư tưởng, bài toán về cách sống ấy, nằm trong một văn bản nghị luận ngắn gọn mà sâu sắc: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của ông Vũ Khoan. Bài nghị luận dược bố cục rành mạch, chặt chẽ với nhiều lí lẽ sâu sắc, nhiều dẫn chứng cụ thể, sinh động. 1. Lớp trẻ cần nhận ra cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam Mở đầu bài viết, tác giả đã đặt vấn đề trực tiếp, rõ ràng như vậy. "Cái mạnh, cái yếu" của người Việt Nam mà tác giả nói tới là những ưu điểm, những hạn chế trong phẩm chất, nhân cách bản thân mỗi con người. Đây là khởi nguồn của mọi thành công, hay thất bại trong cuộc sống. Khi bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới, mỗi người phải chuẩn bị cho mình biết bao việc, trong đó hàng đầu, có tính quyết định chính là nhận ra ưu điểm, nhược điểm của chính mình. Vấn đề mà ông Vũ Khoan đặt ra và nhắc nhở tuổi trẻ chúng ta thật thẳng thắn và cần thiết. 2. Cái mạnh - cái yếu, những cặp dối lập đang tồn tại trong chúng ta a) Trước hết, tác giả giải thích lí do và ý nghĩa việc chuẩn bị hành trang - nhận ra ưu điểm và nhược điểm - trong nhân cách bản thân mỗi người : "Chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và công nghệ... dưới tác dộng của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều". Như vậy, việc bồi đắp trí tuệ, trau dồi đạo đức, nhân cách của mỗi người tuổi trẻ chúng ta là một đòi hỏi khách quan có tính thời đại, tính lịch sử. Nó không đơn thuần là những khái niệm tinh thần chủ quan, trừu tượng mà là sự đòi hỏi khách quan, cụ thể của cuộc sống cả đất nước và mỗi con người. Tại sao ? Ông Vũ Khoan chỉ rõ : nước ta phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ : thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu ; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ; tiếp cận ngay với kinh tế tri thức. Trong ba nhiệm vụ đó, có lẽ nhiệm vụ "tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức" là một đòi hỏi bức bách, một sứ mệnh thiêng liêng, vẻ vang nhất đối với tuổi trẻ chúng ta. b) Tiếp sau - phần chính của bài viết - tác giả thẳng thắn chỉ ra những "điểm mạnh và điểm yếu", những ưu điểm và hạn chế, thiếu sót trong phẩm chất con người Việt Nam chúng ta. Thứ nhất : Chúng ta thông minh, nhạy bén với cái mới, nhưng kiến thức cơ bản không vững chắc, khả năng thực hành bị hạn chế. Thứ hai : Chúng ta cần cù sáng tạo, nhưng trong cần cù, chúng ta thiếu đức tính tỉ mỉ, nhất là chưa có thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Chúng ta có khả năng sáng tạo, nhưng chỉ loay hoay "cải tiến", làm tắt, chứ không coi trọng quy trình công nghệ. Thứ ba : Nhân dân ta có truyền thống đùm bọc, đoàn kết với nhau trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Nhưng trong công việc làm ăn, trong kinh tế thì lại phạm vào thói xấu "trâu buộc ghét trâu ăn", kèn cựa, ganh tị với nhau. Thứ tư : Bản tính thích ứng - một tính tốt nữa của chúng ta - sẽ giúp nhân dân ta mau chóng hội nhập với thế giới. Nhưng trong "hội nhập" đã xuất hiện vài thói xấu như "thái độ kì thị", "sùng ngoại", "khôn vặt",... không giữ chữ "tín", gây tác hại khôn lường... Chắc rằng, vị cán bộ cao cấp, nhà ngoại giao, người hoạt động giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực của đất nước ta - ông Vũ Khoan - còn muốn nêu lên nhiều nữa "cái mạnh", "cái yếu" của người Việt Nam. Nhưng bốn cặp đối lập như trên, cũng đủ giúp chúng ta hiểu ra biết bao điều bổ ích. Điều bổ ích nhất là, tác giả đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách, thói quen ấy một cách cụ thể, sâu sắc. Mỗi ưu điểm cũng như thiếu sót đều có nguyên nhân, dều có tác dụng, hoặc hạn chế khi đất nước và dân tộc bước vào thế kỉ mới, hội nhập với nền kinh tế trí thức. Chúng có quan hệ biện chứng, thúc đẩy, hoặc hạn chế công cuộc xây dựng đất nước trong thời đại ngày nay. Qua lịch sử, qua nhiều tác phẩm văn chương và thực tế cuộc sống, chúng ta nhận thấy những phát hiện, những lời khẳng định và phê phán của ông Vũ Khoan là hoàn toàn chính xác. Khi viết, ông đã dẫn chứng nhiều ví dụ sinh động, vận dụng nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ quen thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ : "nước đến chân mới nhảy", "liệu cơm gắp mắm", "nhiễu điều phủ lấy giá gương", "trâu buộc ghét trâu ăn", "bóc ngắn cắn dài",... những cụm từ ấy điểm xuyết trong bài văn không chỉ giúp cho lí lẽ được mềm mại, mà còn đánh thức người đọc những tri thức cơ bản về lịch sử, về văn chương, đầy tính thuyết phục. Với học sinh chúng ta, sự phát hiện của ông Vũ Khoan về những lỗ hổng trong kiến thức cơ bản do chạy theo những môn học "thời thượng", bệnh "học chay, học vẹt" là những lời phê phán, nhắc nhở thiết thực. Còn các phát hiện khác qua những cặp đối lập "cái mạnh", "cái yếu" của nhân cách Việt Nam biểu hiện trong lối sống, trong khoa học và các hoạt động kinh tế, chính trị, ngoại giao,... cũng đều là những lời nhắn gửi cần thiết đối với học sinh. Bởi vì, đó là những hành trang để chúng ta chuẩn bị vào đời, chuẩn bị làm một công dân Viêt Nam bước vào thế kỉ mới. 3. Muốn sánh vai các cường quốc năm châu Phần cuối bài viết, ông Vũ Khoan nhấn mạnh thêm lí do và ý nghĩa viộc nhận ra điểm mạnh, điểm yếu trong mỗi con người. Nghĩa là phải biết "lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu". Tác giả dùng cụm từ muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" như có ý nhắc chúng ta nhớ lại lời Hồ Chí Minh trong bức thư gửi học sinh nhân năm học mỏ đầu khi đất nước được độc lập, dân tộc được tự do. Người cho rằng : "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Viêt Nam có bước tới đài vinh quang để. sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Lời Hồ Chí Minh nói cách đây nửa thế kỉ, nay lại đồng vọng trong tâm hồn chúng ta, được ông Vũ Khoan nhấn mạnh để hướng chúng ta vào nhiệm vụ cụ thể : hãy học tập tốt, hãy phát huy những ưu điểm, vứt bỏ những khuyết điểm trong tính cách, thói quen, nếp sống, công việc để vươn tới phía trước. Mỗi người chuẩn bị thật tốt những hành trang trí tuệ, tâm hồn, năng lực như thế, chắc chắn đất nước ta, dân tộc ta sẽ "bước tới đài vinh quang đe sánh vai với các cường quốc năm châu" trong thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới. Tóm lại, qua văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, chúng ta hiểu rằng : Để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần nhìn rõ cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam để rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt. Thế mạnh của người Việt Nam là thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, đoàn kết, đùm bọc nhau trong thời kì chống ngoại xâm. Bên cạnh đó cũng có nhiều điểm yếu cần khắc phục : thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn. Bước vào thế kỉ mới, để đưa nước ta tiến lên, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ. Bài nghị luận chính trị xã hội được viết một cách giản dị, sâu sắc với những lí lẽ rành mạch, những dẫn chứng cụ thể, sinh động, ngôn từ vừa hiện dại, vừa đậm đà chất dân tộc, rất dễ hiểu, đầy tính thuyết phục. Ấy là những lời giải tường minh, khúc chiết cho một bài toán về trí tuệ, tâm hồn đối với chúng ta.
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim bao giờ con người vẫn là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
Cần chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỷ mới, trong khi chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và và công nghệ, làm cho tỷ trọng trí tuệ trong một sản phẩm ngày một lớn. Chắc rằng chiều hướng này sẽ ngày càng gia tăng. Một phần dưới tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều.
Trong một thế giới như vậy, nước ta lại phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Làm nên sự nghiệp ấy đương nhiên là những con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó.
Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.
Cái mạnh của người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỷ luật rất cao và thái độ rất nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hoá chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức. Người Việt nam ta cần cù thì cần cù thật nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ. Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi ly từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân hãy nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt Nam chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Ngay bản tính “sáng tạo’ một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công nghiệp” những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm.
Trong một “thế giới mạng’, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng Internet thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe doạ. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kỵ vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến. Ta có thể quan sát thấy điều đó ngay trong cả những việc nhỏ nhặt: ví dụ vào thăm bảo tàng thì người Nhật túm tụm vào với nhau ch chăm chú nghe thuyết minh, còn người Việt Nam ta lại lập tức tản ra xem những thứ mình thích; người Hoa ở nước ngoài thường cưu mang nhau, song người Việt lại thường đố kỵ nhau…
Bước vào thế kỷ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kỳ thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước. Thói quen ở không ít người thích tỏ ra “khôn vặt”,”bóc ngắn cắn dài”, không coi trọng chữ “tín” sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập.
Bước vào thế kỷ mới, muốn “sánh vai các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
Gợi ý:
Đây là một hiện tượng không mới nhưng nó vẫn là “căn bệnh nan y”.
Đó chính là học lệch, kém khả năng thực hành, sáng tạo.
* Biểu hiện:
- Tập trung học ở một số môn cơ bản, “thời thượng”, xem nhẹ những môn học phụ như Công nghệ, Giáo dục công dân….
- Học giỏi lí thuyết mà không áp dụng được vào thực tế hoặc áp dụng thì lúng túng.
(Dẫn chứng từ thực tế: thực hành lắp bảng điện; tính toán thu chi cho một gia đình; viết một đơn từ)…
* Nguyên nhân:
+ Do cơ chế thi cử: thi theo khối vì vậy đa số tâm lí phụ huynh muốn con em mình đỗ vào các trường đại học nên chỉ cho con emmình tập trung học những môn phải thi.
+ Các bài học trong SGK còn nặng về lí thuyết, chưa mang tính thiết thực cao.
+ Một bộ phận không nhỏ học sinh có tâm lí học để lấy điểm cao, để đỗ đạt, có ngành nghề mà không chú ý đến kiến thức…
* Bàn luận: cần coi trọng kiến thức cơ bản, nền tảng. Học cốt ở “tinh” không cốt ở “đa”. Phải xác định gắn học lí thuyết với thực hành. Không nên máy móc theo SGK. Học là để lấy kiến thức, để vận dụng kiến thức. Không vì cái lợi ích trước mắt mà chạy theo một vài môn học “thời thượng”…
rugwbrq5jtqgrwvy5uei
Trong bài văn nghị luận đặc sắc của Thủ tướng Vũ Khoan " Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới " đã nêu ra ý kiến: Cái yếu của người Việt Nam là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề ".Đó chính là nhận xét đúng đắn về con người Việt Nam hiện nay .Bởi , chúng ta có rất nhiều điểm mạnh ,bên cạnh đó vẫn tồn taị điểm yếu. Đó là việc thực hành và sáng tạo bị hạn chế bởi lối học lí thuyết nặng nề hay lối học chay, học vẹt. Điều đó dẫn đến hiện tượng học sinh học lệch, chỉ chú trọng vào những môn để thi cử , đề cao lí thuyết hơn thực hành . Họ chỉ vì mục đích trước mắt , không quan tâm đến lợi ích lâu dài và lợi ích cộng đồng. Hậu quả ấy còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất nước vì khi những cá nhân chậm phát triển thì đất nước cũng không thể phát triển được. Những học sinh chú trọng việc ''học'' mà không đi đôi với ''hành'', khi bắt đầu ra xã hội họ sẽ chẳng thể nắm bắt được với guồng quay của cuộc sống thực tại, dù có giỏi lí thuyết đến đâu cũng chưa chắc đã thực hành được tốt. Vì vậy, chúng ta cần nhận biết được điểm mạnh , điểm yếu của mình, phát huy được sự ''thông minh, nhạy bén'' và khắc phục điểm yếu để hoàn thiện hơn. Hơn thế cần biết kết hợp vận dụng tốt ''học và hành'', tránh học chay, học vẹt , áp dụng lí thuyết vào thực tế ; tăng cường tinh thần học hỏi ,nâng cao năng lực của bản thân . Đối với một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường như chúng ta đây, cần phải đề ra mục tiêu học tập, có kế hoạch lâu dài và lịch trình học tập khoa học và hợp lí, kết hợp học với hành để nâng cao và tích lũy kiến thức, trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội và góp phần xây dựng quê hương đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới