Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
- Di sản văn hóa phi vật thể: tiếng nói, chữ viết, lối sống, lễ hội, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống
* Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa
- Phản ánh được đặc sắc riêng về văn hóa của dân tộc Việt Nam
- Bảo vệ di sản văn hóa còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người trước những vấn đề bức xúc của nhân loại.
- Là vẻ đẹp, truyền thống dân tộc, thể hiện được công lao của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
- Di sản văn hóa phi vật thể: tiếng nói, chữ viết, lối sống, lễ hội, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống
* Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa
- Phản ánh được đặc sắc riêng về văn hóa của dân tộc Việt Nam
- Bảo vệ di sản văn hóa còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người trước những vấn đề bức xúc của nhân loại.
- Là vẻ đẹp, truyền thống dân tộc, thể hiện được công lao của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Tham khảo:
Hạ Tri Chương là người tài giỏi, kiến thức uyên bác, ông đỗ tiến sĩ và nhiều năm làm quan. Sau thời gian dài cống hiến cho đất nước, ông đã xin từ quan trở về quê hương. Bài thơ đã thể hiện cảm xúc chân thành của ông khi bước chân về quê hương yêu dấu. Mạch cảm xúc chủ đạo của bài tâm trạng nhớ thương tha thiết khi được trở về thăm quê nhà.
Có lẽ tình cảm yêu quê hương của ông luôn thường trực, canh cánh trong lòng nên ngay từ giây phút ban đầu trở lại quê hương cảm xúc ông dâng trào, buột lời mà thành ý, thành thơ. Hai câu thơ đầu nêu lên hoàn cảnh trở về quê hương:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao tồi.
Ông kể đấy mà thực chất lại chính là để thể hiện tâm trạng của mình, một tâm trạng có phần ngậm ngùi, chua xót. Ngậm ngùi vì thời gian xa quê đã quá dài, trong suốt cuộc đời làm quan bận bịu trăm công nghìn việc ông chưa hề nghỉ ngơi để có một ngày trở về thăm quê hương. Ông còn ngậm ngùi vì khi xa quê tuổi còn trẻ, về quê thì tuổi đã già, khoảng cách giữa trẻ – già, giữa “li gia” – “hồi hương” đã hơn nửa thế kỉ li biệt. Và càng xót xa hơn khi cuối đời mới về quê nên thời gian sống ở quê nhà chẳng còn được là bao. Thật đáng ngưỡng mộ mà cũng thật đáng thương cho ông, cả đời tận tụy cho đất nước, khi được nghỉ ngơi thì tuổi đã quá cao, thời gian cho ông không còn nhiều.
Tình yêu quê hương của ông còn được thể hiện đặc biệt rõ ở câu thơ thứ hai. Tác giả nêu lên mối quan hệ giữa cái thay đổi và cái không thay đổi: dù mái tóc đã ngả bạc nhưng hồn cốt của quê hương thì sẽ chẳng thể nào thay đổi chính là giọng nói. Quê hương đã trở thành hơi thở, máu thịt của ông. Chao ôi, thật đáng trân trọng nhân cách cao đẹp của Hạ Tri Chương, tình yêu quê hương của ông thật tha thiết, bền chặt.
Hai câu thơ sau nói lên hoàn cảnh đầy nghịch lí nhưng qua đó lại càng rõ nét hơn về tình yêu quê hương của ông:
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai?
Sự xuất hiện của những em bé vừa chân thực lại vừa kịch tính. Với bản tính hiếu động, có lẽ khi xuất hiện một vị khách lạ tất yếu những đứa trẻ sẽ hỏi han nguồn gốc quê quán. Và cũng vô cùng chân thực khi tác giả trở về đã là 86 tuổi, hơn nửa thế kỉ xa quê hương, bạn bè, bởi vậy mấy ai có thể nhận ra ông. Hạ Tri Chương bị đẩy vào tình huống là người làng nay lại hóa là “khách”. Thật ngậm ngùi và chua xót làm sao. Nhìn hình thức bên ngoài hai câu cuối mang sắc thái đùa vui, hóm hỉnh nhưng thực chất lại hết sức đau lòng. Làm sao có thể không chua xót cho được khi trở thành kẻ xa lạ trên chính quê hương của mình. Chỉ một chữ “khách” mà đã chất chứa biết bao ngậm ngùi, chua xót.
Bài thơ không chỉ hay và cảm động người đọc ở nội dung mà còn hấp dẫn ở hình thức nghệ thuật đặc sắc. Tác giả xây dựng cấu tứ bài thơ độc đáo: hai câu đầu và hai câu sau có sự chuyển ý bất ngờ, tự nhiên mà vẫn vô cùng hợp lí. Các câu chữ không trực tiếp bộc lộ tâm trạng mà nó được thể hiện qua giọng thơ, khiến bài thơ càng giàu sức gợi hơn. Nghệ thuật đối được tác giả vận dụng vô cùng điêu luyện. Thật tuyệt vời khi ông đã tạo nên phép đối chỉnh đến vậy: tiếu tiểu – lão; li gia – đại hồi; hương âm – mấm mao kết hợp với nghệ thuật tương phản bao trùm lên là cái không đổi: hương âm. Đã làm nổi bật lên tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của ông.
Gấp trang sách lại tôi vẫn không khỏi bồi hồi xúc động trước tình yêu quê hương chân thành, thắm thiết của tác giả. Đó quả là một tình cảm đẹp đẽ, đáng trân trọng. Đọc xong bài thơ tôi cũng nhận ra rằng tình yêu quê hương là một trong những tình cảm thiêng liêng, bền vững nhất của mỗi con người. Mỗi chúng ta phải trân trọng, nâng niu tình cảm cao quý ấy.
Bài mẫu 2: Phát biểu cảm nghĩ sau khi đọc bài Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)
Hồ Chủ tịch không những là vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già của dân tộc Việt Nam mà còn là một thi sĩ nổi tiếng.
Đọc bài thơ Cảnh khuya em càng thấy rõ hơn tâm hồn thi sĩ và tấm lòng của người chiến sĩ trong Bác. Em thấy say mê cảnh đẹp hùng vĩ nên thơ của núi rừng Việt Bắc – cái nôi của cách mạng. Em cũng rất khâm phục, kính yêu lòng yêu nước vĩ đại của Bác:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Bức tranh thiên nhiên đẹp của rừng Việt Bắc thể hiện ở ngay câu thơ đầu:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc bỗng trở nên thơ mộng hơn, tươi đẹp hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Âm thanh mới trong trẻo, du dương, ngân nga làm sao. Âm “a” cuối câu gợi nên cung bậc của tiếng suối đều đặn, miên man, mang lại cho tâm hồn em một âm hưởng thiết tha, ngọt ngào, mà sâu lắng.
Nghệ thuật so sánh còn tạo ra một vẻ đẹp mới cho hình ảnh thơ: Bác biến dòng suối thành tiếng hát, một âm thanh rất trong trẻo, trẻ trung. Tiếng suối như có hồn của người nghệ sĩ. Bác đứng dưới rừng Việt Bắc thưởng thức tiếng suối, thưởng thức cảnh thiên nhiên của núi rừng khi đã về khuya. Phải rất say mê, chan hòa với thiên nhiên, hòa hợp thán thiết với thiên nhiên Bác mới nhìn thấy vẻ đẹp của thiên nhiên như thế. Thiên nhiên tạo ra vẻ đẹp trong tâm hồn Bác. Đọc đến đây dẫu không phải là người nghệ sĩ, không thân thiết được với thiên nhiên như Bác, em cũng thấy lòng mình rung động mãnh liệt. Em thấy vỏ cùng sung sướng, xúc động và em như thấy con suôi hiện ra trước mắt mình thật lung linh, huyền ảo.
Nếu như tiếng suối làm cho cảnh vật tĩnh lặng, sâu lắng thì ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng hơn:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trăng tròn vành vạnh tỏa ánh sáng xuống trần gian. Những lùm cây rậm rạp được trăng chiếu xuống trông như những sợi kim tuyến lấp lánh trang điểm trêm mái tóc bồng bềnh của nàng thiếu nữ. Trăng soi qua kẽ lá, chiếu xuống đất tạo thành muôn vàn những đốm trắng nhỏ li ti trên mặt đất lấm tấm như hoa gấm. Trăng, cây cổ thụ, bóng hoa tuy ở ba tầng bậc khác nhau nhưng chúng không cách biệt mà gắn bó, đan xen vào nhau, lồng vào nhau, tôn thêm vẻ đẹp cho nhau. Chúng cũng sống động lên nhờ từ “lồng”. Trước mắt em là một bức tranh tươi đẹp, các nét cảnh hòa quyện đan xen khiến cho bức tranh đó làm em say mê, ngây ngất.
Cảnh rừng Việt Bắc rất phong phú nhưng Bác chỉ khắc họa một vài nét: ánh trăng, tiếng suối. Tuy nhiên em vẫn hình dung thấy một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Người.
Phải chăng Bác thao thức, chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên quá đẹp?
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Nghệ thuật so sánh này gây được ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Cảnh rừng Việt Bắc như một bức tranh – “như vẽ“ một bức tranh tươi đẹp nhưng cũng hết sức hoàn hảo, có trăng, có suối, có bóng hoa, có cây cổ thụ. Hai lần tác giả dùng biện pháp so sánh trong bài nhitog mỗi lần so sánh, mang đến một vẻ đẹp tươi khác nhau. Nhờ đó cảnh rừng Việt Bắc hiện ra cụ thể hơn. Hãy trở lại với tâm hồn của Bác. Bác muôn vàn kính yêu của chúng ta quả là một người có tâm hồn yêu thiên nhiên và yêu nước sâu sắc. Khác với người xưa, Bác không những yêu thiên nhiên mà Bác còn lo lắng cho nước nhà, lo cho giang sơn tươi đẹp:
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Cảm xúc khâm phục Bác càng dâng lên trong em. Câu thơ đã lí giải toàn bộ nguyên do vì sao Bác không ngủ: vì lo nỗi nước nhà.
Nhờ câu thơ này em hiểu ra hoàn cảnh của Bác lúc đó. Có lẽ đã bao đêm Bác thao thức không ngủ như thế này vì Bác lo cho dân, cho nước. Rồi đêm nay, giữa núi rừng Việt Bắc, bất chợt gặp khung cảnh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, lòng Bác tràn trề cảm xúc và đã bật ra những vần thơ chứ không phải Bác ngắm cảnh để làm thơ. Điều ấy càng khiến em xúc động. Em càng kính yêu, khâm phục vô bờ bến đốì với tâm hồn, trái tim vĩ đại của Bác.
Đọc Cảnh khuya em vừa say mê với cảnh vừa khâm phục phẩm chất và tâm hồn của Bác. Đọc bài thơ em bắt gặp tâm hồn của người thi sĩ và tấm lòng của người chiến sĩ. Tâm hồn ấy, tấm lòng ấy kết hợp hài hòa trong con người Bác. Bác không bao giờ xao lãng việc nước, xao lãng việc quân dù chỉ trong một chút thư giãn với thiên nhiên hay một thoáng mơ màng sau một ngày làm việc vất vả. Từ đó em càng thấy kính trọng, tôn kính Người.
a. Kiểu văn biểu cảm và thể loại trữ tình
- Giống : yêu tố cảm xúc, tình cảm giữ vai trò chủ đạo
- Khác :
+ Văn bản biểu cảm : Bày tỏ cảm xác về một đối tượng ( văn xuôi)
+ Tác phầm trữ tình : đời sống cảm xúc của chủ thể trước vấn đề đời sống ( thơ).
b. Đặc điểm của thể loại văn học trữ tình :
- Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp.
- Trong tác phẩm trữ tình, người đứng ra bộc lộ cảm xúc gọi là nhân vật trữ tình.
- Tác phẩm trữ tình thường ngắn gọn
- Lời văn của tác phẩm trữ tình là lời văn của cảm xúc nên tràn đầy tính biểu cảm.
Em tham khảo:
Xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XVIII bước vào sự khủng hoảng trầm trọng, bộc lộ tất cả những xấu xa, tồi tệ:
Đồng tiền lộng hành uy hiếp cuộc sống của người dân lương thiện (Mã Giám Sinh mua Kiều).
Những kẻ có tiền táng tận lương tâm. Đồng thời là tiếng nói thương cảm trước số phận và bi kịch của con người, tố cáo những thế lực xấu xa, khẳng định đề cao tài năng, phẩm chất và những khát vọng chân chín của con người. (Mã Giám Sinh).
Vua chúa quan lại ăn chơi, trụy lạc, thi nhau hà hiếp bóc lột dân lành (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh).
Giai cấp thống trị bạc nhược, tham sống sợ chết, phản dân hại nước. Đồng thời, Tái hiện chân thực hình ảnh tuyệt đẹp về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong công cuộc đại phá quân Thanh và sự thất bại thảm hại của bọn cướp nước, bán nước. (Hoàn Lê Nhất thống chí - Hồi thứ 14).
- Bộ phận văn học chữ Hán:
Tên tác phẩm | Tác giả | Thể loại |
---|---|---|
Con hổ có nghĩa | Vũ Trinh sưu tầm | |
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng | Hồ Nguyên Trừng | |
Sông núi nước Nam | Lí Thường Kiệt | Thơ |
Phò giá về kinh | Trần Quang Khải | Thơ |
Thiên Trường vãn vọng | Trần Nhân Tông | Thơ |
Côn Sơn ca | Nguyễn Trãi | Thơ |
Chiếu dời đô | Lí Công Uẩn | Chiếu |
Hịch tướng sĩ | Trần Quốc Tuấn | Hịch |
Bình Ngô đại cáo | Nguyễn Trãi | Thơ |
Bàn luận về phép học | Nguyễn Thiếp | Tấu |
Chuyện người con gái Nam Xương | Nguyễn Trãi | Truyện |
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh | Lê Hữu Trác | Tùy bút |
Hoàng Lê nhất thống chí | Ngô gia văn phái | Tiểu thuyết chương hồi |
- Các văn bản bằng chữ Nôm:
Tên tác phẩm | Tác giả | Thể loại |
---|---|---|
Sau phút chia li | Đoàn Thị Điểm | Thơ song thất lục bát |
Bánh trôi nước | Hồ Xuân Hương | Thất ngôn tứ tuyệt |
Qua đèo Ngang | Bà Huyện Thanh Quan | Thất ngôn bát cú |
Bạn đến chơi nhà | Nguyễn Khuyến | Thất ngôn bát cú |
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác | Phan Bội Châu | Thất ngôn bát cú |
Đập đá ở Côn Lôn | Phan Châu Trinh | Thơ thất ngôn bát cú |
Muốn làm thằng Cuội | Tản Đà | Thơ thất ngôn bát cú |
Hai chữ nước nhà | Trần Tuấn Khải | Song thất lục bát |
Chị em Thúy Kiều | Nguyễn Du | Truyện thơ |
Cảnh ngày xuân | Nguyễn Du | Truyện thơ |
Kiều ở lầu Ngưng Bích | Nguyễn Du | Truyện thơ |
Mã Giám Sinh mua Kiều | Nguyễn Du | Truyện thơ |
Kiều báo ân báo oán | Nguyễn Du | Truyện thơ |
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga | Nguyễn Đình Chiểu | Truyện thơ |
Lục Vân Tiên gặp nạn | Nguyễn Đình Chiểu | Truyện thơ |
Nhận xét tác giả với sách lịch sử, văn học:
+ Giống: phân tích, nhận xét ưu điểm người Việt: thông minh, cần cù, sáng tạo, đoàn kết trong chiến đấu…
+ Khác: phê phán khuyết điểm, hạn chế, kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt
- Thái độ người viết: khách quan khoa học, chân thực, đúng đắn