K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi: Đoạn 1:     Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ấy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không bị khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức, thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người ấy chính là nghệ sĩ.(Phong...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi: 

Đoạn 1:

     Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ấy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không bị khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức, thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người ấy chính là nghệ sĩ.

(Phong Tử Khải, Sống vốn đơn thuần, Sđd) 

a. Tại sao nó được coi là một đoạn văn?

b. Hãy chỉ ra mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn trên.

c. Dấu hiệu nào cho thấy mạch lạc giữa đoạn văn này và các đoạn văn khác trong văn bản Yêu và đồng cảm?

d. Trong đoạn văn, những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần? Cách dùng từ ngữ như vậy có tác dụng gì? 

Đoạn 2:

     Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn. Hiền tài trong lịch sử thời nào cũng có.Tên của những hiền tài và sự nghiệp của họ luôn được nhân dân ghi nhớ.

a. Vì sao phép lặp từ đã được sử dụng ở các câu kề nhau mà đoạn văn vẫn rời rạc?

b. Đoạn văn đã mắc lỗi liên kết như thế nào?

Đoạn 3:

     Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Mặc dù không thấy được ích lợi của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ nên không ít người hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhiều nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn.

a. Dấu hiệu nổi bật giúp nhận ra lỗi về mạch lạc trong đoạn văn là gì?

b. Chỉ ra các dấu hiệu của lỗi liên kết trong đoạn văn.

c. Đề xuất cách sửa để đảm bảo đoạn văn có mạch lạc. 

3
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Đoạn 1:

a. Về hình thức, đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa, thụt đầu hàng, là sự gắn kết của các câu văn và kết thúc bằng dấu ngắt câu. 

   Về nội dung, đoạn văn đã diễn đạt một ý hoàn chỉnh: quan niệm về người nghệ sĩ.

b.

* Mạch lạc về nội dung giữa các câu trong đoạn văn:

- Câu 1: khẳng định bản chất nghệ thuật của con người

- Câu 2:  chỉ ra những tác động đến bản chất nghệ thuật ấy

- Câu 3: chỉ ra tinh thần không khuất phục những tác động trên

- Câu 4: khẳng định đó là nghệ sĩ

=> Mỗi câu văn đều phải dựa vào câu văn trước đó làm tiền đề để nêu ý nghĩa. 

* Mạch lạc trong phép liên kết:

- Phép lặp: chỉ, đồng cảm

- Phép thế: tấm lòng ấy, những người ấy

- Phép nối: Nói cách khác

c. Dấu hiệu cho thấy mạch lạc giữa đoạn văn này và các đoạn văn khác của văn bản “Yêu và đồng cảm” là có từ nối: “Nói cách khác”. Điều này cho thấy đoạn văn trước đó tác giả đã đề cập đến nội dung về người nghệ sĩ. 

d. Trong đoạn văn, từ ngữ “người”, “đồng cảm”, “chỉ” được lặp lại nhiều lần. Việc lặp như vậy nhằm tạo ra mạch liên kết trong văn bản, giúp các câu trong đoạn văn cùng thống nhất một chủ đề. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Đoạn 2

a. Phép lặp từ được sử dụng nhưng các câu kề nhau nhưng đoan văn vẫn rời rạc vì phương tiện nối giữa các câu không phù hợp và các câu chưa thống nhất cùng một chủ đề. 

b. Đoạn văn chưa có phương tiện kết nối hợp lí, các câu không nói về cùng một chủ đề. 

Câu 1 nói về việc nước ta rất trọng hiền tài. Câu 2 giải thích về người hiền tài. Vì vậy cần có phép nối phù hợp:  Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Bởi người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn.

Câu 3 và câu 4 không cùng chủ đề với câu 1. Câu 3 đề cập đến việc hiền tài đời nào cũng có và câu 4 khẳng định tên tuổi, sự nghiệp của họ được nhân dân ghi nhớ. Để thống nhất, mạch lạc, câu 3 và 4 nên giải thích việc “nhà nước ta rất trọng người hiền tài” như thế nào. 

. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Một ký giả đuợc phép xuống địa ngục và lên thiên đàng để làm phóng sự về cuộc sống ở đó. Anh xuống địa ngục đúng vào giờ ăn. Thức ăn toàn là sơn hào hải vị nhưng cư dân lại ốm o, gầy còm, da bọc xương. Và anh chỉ hiểu ra khi quan sát họ dùng bữa. Muỗng, nĩa, đũa rất dài buộc dính vào đôi tay nên dù cố gắng mấy họ cũng không thể đưa thức ăn vào...
Đọc tiếp

. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Một ký giả đuợc phép xuống địa ngục và lên thiên đàng để làm phóng sự về cuộc sống ở đó. Anh xuống địa ngục đúng vào giờ ăn. Thức ăn toàn là sơn hào hải vị nhưng cư dân lại ốm o, gầy còm, da bọc xương. Và anh chỉ hiểu ra khi quan sát họ dùng bữa. Muỗng, nĩa, đũa rất dài buộc dính vào đôi tay nên dù cố gắng mấy họ cũng không thể đưa thức ăn vào miệng, mà thức ăn lại đổ ra bàn hay rơi tung toé xuống đất. Tệ hơn nữa là họ tranh giành nhau, và muỗng, nĩa, đũa trở thành vũ khí để họ đâm chém nhau. Khi giờ ăn kết thúc, họ buồn bã thất vọng rời khỏi phòng ăn với dạ dày rỗng không.

Quá sợ hãi, chàng ký giả rời khỏi địa ngục để lên thiên đường. Đến nơi cũng đúng vào giờ ăn. Thức ăn đơn sơ, giản dị nhưng cư dân ai cũng vui tươi, khoẻ mạnh. Đôi bàn tay họ cũng được gắn chặt vào muỗng nĩa rất dài. Có khác là thay vì đưa thức ăn vào miệng mình thì họ lại yêu thương dùng muỗng, nĩa, đũa để đút thức ăn cho nhau. Phòng ăn vang tiếng ca hát, nói cười vui vẻ.

(Theo Tuyển tập đề thi Olimpic lần thứ XVI - NXB Đại học Sư Phạm)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản (0.5 điểm)

Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản (0.5 điểm)

Câu 3. Hãy chỉ rõ hai cuộc sống trái ngược nhau của cư dân trên thiên đàng và dưới địa ngục. Lí giải vì sao có sự khác biệt ấy? (1.0 điểm)

Câu 4. Theo anh/chị, người viết muốn gửi tới người đọc thông điệp nào qua văn bản trên? (1.0 điểm)

0
a) Hãy phát hiện lỗi về phát âm và chữ viết (chính tả); chữa lại cho đúng: – Không giặc quần áo ở đây. – Khi sân trường khô dáo, chúng em chơi đá cầu hoặc đánh bi. – Tôi không có tiền lẽ, anh làm ơn đỗi cho tôi. b) Đọc đoạn hội thoại sau đây giữa một người cháu (ở thành phố) với một người bác (ở nông thôn ra chơi) và phân tích sự khác biệt của những từ phát âm theo...
Đọc tiếp
a) Hãy phát hiện lỗi về phát âm và chữ viết (chính tả); chữa lại cho đúng: – Không giặc quần áo ở đây.
– Khi sân trường khô dáo, chúng em chơi đá cầu hoặc đánh bi.
– Tôi không có tiền lẽ, anh làm ơn đỗi cho tôi. b) Đọc đoạn hội thoại sau đây giữa một người cháu (ở thành phố) với một người bác (ở nông thôn ra chơi) và phân tích sự khác biệt của những từ phát âm theo giọng địa phương so với những từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân: – Thế tại sao đang ở thành phố, bác lại về nhà quê?
– À… chuyện ấy thì dài lắm. Nhẩn nha rồi bác kể. Dưng mờ… chẳng qua cũng là do cái duyên, cái số… Gì thế, cháu?
– Bác nói giọng nó khang khác thế nào ấy. Trời bác nói là giời /…/. Nhưng mà bác nói là dưng mờ. Bảo bác nói là bẩu.
– Ăn nước ở đâu nói giọng ở đó mờ, cháu… (Ma Văn Kháng, Heo may gió lộng)
1
22 tháng 11 2019

Về ngữ âm và chữ viết

Từ lỗi: “giặc” sửa thành “giặt”, từ “dáo” sửa thành “ráo”, từ “lẽ” chuyển thành “lẻ”

b,

Người Bắc phát âm theo giọng địa phương nên có nhiều khác biệt với từ ngữ toàn dân:

Dưng mà = nhưng mà

Giời = trời

Bẩu = bảo

27 tháng 9 2021

a, Câu chuyện nói về tình huống gặp người ăn xin của tác giả

b, Yếu tố miêu tả:"Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay ra xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả''

Yếu tố biểu cảm:  ''Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.''

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo anh...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

a) Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)". Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao? b) Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác: Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước. c) Có nên...
Đọc tiếp
a) Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)". Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao? b) Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác: Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước. c) Có nên sử dụng văn bản dưới đây để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không? Nếu không thì vì lí do gì?    Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là một trong những ông trạng nổi tiếng nhất của khoa cử Việt Nam. Ông là người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, nay là xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Năm 1535, thời Mạc Đăng Doanh, ông đỗ đầu cả ba kì thi. Nhưng ông chỉ làm quan với nhà Mạc có 7 năm, và sau khi dâng sớ xin chém 18 tên quyền thần mà không được, ông xin trí sĩ ở quê nhà. Ở quê, ông mở trường dạy học bên sông Hàn – tức sông Tuyết – nên khi mất, học trò tôn ông làm Tuyết Giang Phu Tử. Mặc dầu ông đã về trí sĩ, nhà Mạc vẫn kính trọng và vẫn hỏi ông về việc nước. Khi ông sắp mất, nhà Mạc có phong cho ông tước Trình Quốc công. Vì thế, người đời sau gọi ông là Trạng Trình.
Trên cơ sở trả lời những câu hỏi đã nêu, hãy cho biết: Một văn bản thuyết minh chuẩn xác cần đáp ứng những yêu cầu nào?
1
8 tháng 1 2018

Trong bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố). Viết như thế chưa chính xác:

- Chương trình Ngữ văn 10 không chỉ có văn học dân gian

- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian

- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian không chỉ có ca dao, tục ngữ

- Chương trình ngữ văn không có câu đố

b,

- Giải thích “thiên cổ hùng văn” chưa chuẩn xác vì nó không phù hợp với ý nghĩa thiết thực của cụm từ

“ Thiên cổ hùng văn” là áng văn muôn đời, không phải áng văn viết trước một nghìn năm

c, Không thể dùng văn bản trong SGK thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, khi văn bản đó không đề cập tới Nguyễn Bỉnh Khiêm với vai trò nhà văn

9 tháng 8 2019

Chọn đáp án: B

9 tháng 1 2022

chọn đáp án b

Thắng là một sinh viên gan dạ. Trong kí túc xá, dù mọi người có ngủ hết, một mình anh có xem truyện ma hay phim ma giữa đêm khuya thì cũng không sợ.Một hôm anh nghe nói ở Củ Chi có một nhà sách. Trong đó có một quyển sách ma quái mà ai cũng không dám đọc. Tính tò mò nổi lên, Thắng tót lên chiếc SH và lên đường ra Củ Chi.Theo lời chỉ dẫn, cuối cùng anh cũng đến nơi, đó là một nhà sách cũ...
Đọc tiếp

Thắng là một sinh viên gan dạ. Trong kí túc xá, dù mọi người có ngủ hết, một mình anh có xem truyện ma hay phim ma giữa đêm khuya thì cũng không sợ.

Một hôm anh nghe nói ở Củ Chi có một nhà sách. Trong đó có một quyển sách ma quái mà ai cũng không dám đọc. Tính tò mò nổi lên, Thắng tót lên chiếc SH và lên đường ra Củ Chi.

Theo lời chỉ dẫn, cuối cùng anh cũng đến nơi, đó là một nhà sách cũ kĩ. Thắng tiến vào trong, chủ cửa tiệm là một ông lão khoảng 80 tuổi, râu tóc bạc phơ, quần áo xộc xệch trông rất tội nghiệp.

Thấy vậy Thắng liền hỏi:

-Ông ơi, cháu nghe nói ở đây có quyển sách ma quái phải không ông? Nếu có thì ông cho cháu thuê nhé?

Ông lão đáp:

- Có đấy, nó nằm ở kệ số 6, hàng thứ 6 và là quyển thứ 6 từ phải sang trái, nhưng quyển này hiếm lắm ông không cho thuê đâu, chỉ bán thôi.

Thắng tiếp lời:

- Thế ông bán bao nhiêu?

Ông lão trả lời:

- Tính rẻ cháu 25 triệu thôi.

Thắng hoảng hốt:

- Sao đắt thế ông?

Ông lão:

- Sách quý mà cháu, nó có từ thời ông cố nội của ông đấy!

Thắng nghĩ:

-Chết rồi , vội quá có đem theo xu nào đâu, mà đã đến đây rồi chả lẽ về tay không?

Cậu liền vội nói:

-Hay là cháu cầm cho ông con SH này nhé! Cháu mới mua lại tháng trước giá 30 triệu.

Ông lão:

-Ờ, vậy cũng được nhưng cháu phải nhớ rằng mỗi ngày chỉ được đọc một trang thôi nhé và đừng bao giờ đọc trang cuối, sẽ chết ngay đó

Thắng nghĩ:

-Tôi mà không chết thì tới phá quán ông nhé ông già”. Và vội vã đón xe về nhà ngay trong ngày.

Tối hôm ấy, chỉ trong vòng nửa tiếng Thắng đã đọc xong quyển sách ma quái ấy. Nhưng khi đọc đến trang cuối cùng thì bất ngờ Thắng rú lên một tiếng rồi lăn ra chết.

Khi cảnh sát đến điều tra khám xác, thì bất ngờ một làn gió thổi qua lật từng trang sách, đến trang cuối cùng thì hỡi ơi: Tái bản lần thứ 69, nhà Xuất bản Kim Đồng, giá bìa: 2.500đ

4

bị lừa rồi hay đó bạn

nhưng ko lên đang linh tinh

30 tháng 8 2019

mk xoá dây