Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Kiểu văn bản : Thể thơ 8 chữ ( Biểu cảm )
b) Khái quát nội dung : đó là tình cảm của nhà thơ khi nhớ đến miền Nam thân yêu, cho dù ông đang sống ở miền Bắc, nhưng trái tim không nguôi lúc nào nhớ về Nam bằng một tình cảm tha thiết, đó chính là một tình cảm thiêng liêng dành cho một nưả Tổ Quốc đang chiến đấu .
c) Biện pháp tu từ : điệp từ nhớ
Tác dụng : Điệp từ nhớ nhấn mạnh nỗi nhớ của tác giả đối với miền Nam
a, Kiều văn bản : đoạn thơ sử dụng kiểu văn bản biểu cảm
b, Đoạn thơ là tình cảm của nhà thơ dành cho miền Nam thân yêu.Đó là nỗi nhớ về những hình ảnh thân thuộc và những con người không quen.Mặc dù đang sống ở miền Bắc song con tim của nhà thơ đang vang lên sự trân trọng, niềm tự hào về hai tiếng gọi thiêng liêng "miền Nam"
c,Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích là :
+ Nhân hóa " Trái tim - thầm nhắc" : nhấn mạnh tình cảm yêu quê hương - miền Nam của tác giả dù cho có ở nơi đâu nhưng nhà thơ vẫn luôn hướng về nơi mình sinh ra.
+ Điệp ngữ "nhớ" : được điệp lại hai lần : nhấn mạnh nỗi nhớ của nhà thơ về miền Nam - quê hương ông
Hai câu thơ đối ứng nhau về ý:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Sự đối ứng “quê hương anh - làng tôi”; “nước mặn đồng chua” – đất cày lên sỏi đá” khắc họa được sự nghèo khó về xuất thân, cảnh ngộ, đó là cơ sở hình thành tình đồng chí, tạo nên sự nhịp nhàng đồng điệu giữa những người lính.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Câu thơ đối xứng nhau ngay trong từng vế câu, làm nổi bật hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt nhưng những người lính vẫn sát cánh bên nhau, cùng nhau chiến đấu, cùng nhau đối diện với hiểm nguy.
đoạn thơ trên trích trong văn bản: Mùa Xuân Nho Nho
tác giả là: Thanh Hải
Hoàn cảnh ra đời:
+ tháng 11-1980, thời điểm đất nước đã thống nhất, đang đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng đất nước vẫn còn rất nhiều khó khăn và thử thách.
+ bài thơ ra đời vào hoàn cảnh rất đặc biệt khi nhà thơ đang bị bệnh và phải điều trị ở bệnh viện, chỉ 1 thời gian sau ông qua đời.
b) Thể thơ: 5 chữ (ngũ ngôn)
PTBD chính: biểu cảm
c) biện pháp nghệ thuật: sử dụng: từ láy, đảo ngữ, tính từ, nhân hóa, động từ
tác dụng: làm đoạn thơ trở nên sinh động, hấp dẫn
Biện pháp điệp từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” nhằm tạo nên sự đối ứng trong một câu thơ:
+ Gợi lên sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng sẵn sàng chiến đấu).
+ Thể hiện sự chung sức, cùng nhau đoàn kết, chiến đấu.
2, Phương thức biểu đạt : tự sự và miêu tả
3, Biện pháp tu từ : Nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ, so sánh
4, Tác dụng : gợi cho ng đọc thấy kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ, sự gắn bó với dòng sông quê hương dù đã trưởng thành và xa cách
và làm bài văn sinh đọc hơn
Có thể chỉ rõ từng biện pháp tu từ cùng tác dụng của nó cho em được không ạ
a. Chép lại chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
b. Câu thơ trên được trích từ tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Nội dung chính của bài thơ đó là niềm xúc động thành kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào viếng lăng Bác.
c. Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phương tiện liên kết câu lặp và nối.
- HS viết được đoạn văn từ 7 – 10 dòng, sử dụng phương tiên liên kết câu lặp và nối.
- Lời giới thiệu mộc mạc, chân tình của tác giả: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
→ Xưng con thể hiện tấm lòng đầy trân trọng của tác giả.
→ Miền Nam: vừa báo niềm vui chiến thắng, vừa khơi gợi nỗi niềm. Bắc nam nay đã sum họp một nhà sau đằng đẵng 30 năm dài chia cắt.
→ Thăm: thể hiện sự gần gũi, thân thương.
- Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng sâu sắc với tác giả chính là cây tre. Hàng tre hiện lên mênh mông qua từ láy “bát ngát”. Biện pháp tu từ nhân hóa giúp cây tre hiện lên sinh động, kiên cường, bất khuất, không chịu cúi đầu.
1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích, của tác giả Nguyễn Du (1 điểm)
2. Hai điển tích điển cố được sử dụng:
- Quạt nồng ấp lạnh: nói về người con có hiếu, phụng dưỡng cha mẹ, mùa hè trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông trời giá lạnh thì vào nằm trong giường trước cho ấm (0,25 điểm)
- Sân Lai: sân nhà Lão Tử người nước Sở thời Xuân Thu rất có hiếu với cha mẹ, tuy đã già mà còn nhảy múa ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ. (0,25 điểm)
- Sử dụng điển tích điển cố nhằm thể hiện, nhấn mạnh nỗi nhớ nhà, nhớ mong, lo lắng cho cha mẹ của Thúy Kiều (0,5 điểm)
3.
Nỗi nhớ Kiều dành cho Kim Trọng sử dụng động từ “tưởng” (hồi tưởng, nhớ lại) để nói về những kỉ niệm đẹp đẽ trong quá khứ. Trong nỗi nhớ của Thúy Kiều về tình yêu đẹp có cả hình dung về không gian đêm trăng thề nguyền, sự khắc khoải trông chờ của Kim Trọng khi trở lại vườn Thúy… Tưởng là vừa nhớ, vừa hoài niệm. (0,5 điểm)
- Nhớ về cha mẹ Nguyễn Du dùng từ “xót” thể hiện nỗi khổ tâm đau xót của người con giàu lòng vị tha hiếu thảo khi không chăm sóc được cha mẹ. (0,5 điểm)
4. Viết đoạn văn
Nỗi nhớ Kim Trọng (1 điểm)
- Chữ “tưởng” nhớ lại, hồi tưởng lại
+ Nhớ đêm trăng thề nguyền
+ Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn hình dùng ra khi chàng trở về không hề biết Kiều đã bán mình chuộc cha
- Động từ “gột rửa” diễn tả tấm lòng son sắt, thủy chung của mối tình đầu, nhưng cũng xót thương cho tấm thân không còn gột rửa được nữa
→ Nỗi nhớ người yêu tha thiết, đau đáu
Nỗi nhớ cha mẹ (1 điểm)
- Sử dụng thành ngữ, điển tích, điểm cố để nói tới nỗi nhớ cha mẹ
- Kiều xót xa khi nghĩ tới cảnh cha mẹ già yếu mà hằng ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con
- Kiều lo lắng cho cha mẹ khi cha mẹ đã già không biết có ái chăm sóc, đỡ đần
→ Kiều là người con hiếu thảo, tình nghĩa
- Sử dụng được câu bị động (0,5 điểm)
Trình bày sạch đẹp, đầy đủ ý (0,5 điểm)
Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng miền Nam
Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết.
< Nhớ con sông quê hương ~ Tế Hanh >
a, Kiểu văn bản được sử dụng là Biểu cảm.
b, Khái quát nội dung của đoạn thơ.. Đoạn thơ là tình cảm là cảm xúc của nhà thơ dành cho miền Nam thân yêu. Đó cũng là nỗi nhớ mong về những hình ảnh thân thuộc, từ ánh nắng màu vàng, sắc trời xanh biếc và cả những con người không quen. Mặc dù đang sống ở miền Bắc song con tim của nhà thơ lại đang vang lên tình yêu, niềm trân trọng, tự hào tha thiết về hai tiếng gọi thiêng liêng mang tên miền nam.
c, Biện pháp tu từ được sử dụng là nhân hóa Trái tim thầm nhắc, điệp từ hai tiếng, tôi.
Cho mik hỏi: "Kiểu câu, chức năng của câu in đậm thì làm sao?"