K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2018

Cau 1

Tình hình chính trị, xã hội nước ta ở thế kỉ XVI – XVII:

Thế kỉ XVII đất nước mấy ổn định, rối ren, chính quyền phong kiến trung ương suy yếu, mâu thuẫn xã hội phát triển sâu sắc -> nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra.

Chiến tranh liên miên, tàn khốc giữa các phe phái, các tập đoàn phong kiến (Chiến tranh Nam – Bắc, chiến tranh Trịnh – Nguyễn) đã để lại những hậu quả nghiêm trọng: Nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cắt, kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

Cau 2

Trả lời:

Kinh tế

Văn hóa

Nông nghiệp

Công thương nghiệp

Tôn giáo

Chữ viết

Văn học & Nghệ thuật

- Đàng Ngoài nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.

- ĐàngTrong rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,...

- Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như gốm Bát Tràng,...

- Chợ, phố xá mọc lên nhiều, xuất hiện thêm nhiều thành thị.

- Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo.

- Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời.

- Văn học; Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,...

-Văn học dân gian có nhiều thể loại.

- Nghệ thuật phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,...


Cau 3

Thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX :

TT Triều đại Người sáng lập Tên nước Kinh đô Thời gian tồn tại
1 Ngô Ngô Quyền Chưa đạt Cổ Loa 939- 965
2 Đinh Đinh Bộ Lĩnh Đại Cồ Việt Hoa Lư 968 - 980
3 Tiền Lê Lê Hoàn Đại Cồ Việt Hoa Lư 980- 1009
4 Lý Cổng Uẩn Đại Việt Thăng Long 1009- 1225
5 Trần Trần Cảnh Đại Việt Thăng Long 1226- 1400
6 Hổ Hồ Quý Ly Đại Ngu Thanh Hoá 1400- 1407
7 Lê sơ Lê Lợi Đại Việt Thăng Long 1428 - 1527
8 Mạc Mạc Đăng Dung Đại Việt Thăng Long 1527- 1592
9 Lê Trung Hưng Lê Duy Ninh Đại Việt Thăng Long 1533 -1788
10 Tây Sơn Nguyễn Nhạc Đại Việt Phú Xuân (Huế) 1778- 1802
11 Nguyễn Nguyễn Ánh Việt Nam Phú Xuân (Huế) 1802- 1945

Nhiều người cho rằng thời hậu Lê (1428-1527) là triều đại mạnh nhất trong lịch sử nước ta. Nhưng nếu xét sự thịnh vượng trên phương diện “dân giàu” chứ không phải sự tập trung quyền lực, thì hai triều đại nhà Lý (1009-1225) và nhà Trần (1226-1400) mới là thịnh vượng nhất.

Triều đại nhà Lê là triều đại mà vua đã thâu tóm được hết quyền lực về cho mình (tập quyền). Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với đời sống xã hội đạt tới sự trù phú. Còn hai triều đại Lý – Trần, mặc dù quyền lực của vua không bao trùm lên toàn bộ đất nước, nhưng đời sống xã hội lại vô cùng phát triển.