K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2020

a. Quá trình liên kết khu vực Tây Âu

* Nguyên nhân:

- Các nước Tây Âu đều có chung một nền văn minh, nền kinh tế không cách biệt nhau lắm.

- Do xu thế toàn cầu hoá, đặc biệt là dưới tác động của cách mạng KH-KT, hợp tác phát triển là cần thiết.

- Các nước Tây Âu cần phải đoàn kết với nhau để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.

* Quá trình liên kết:

- Tháng 4/1951, "Cộng đồng than, thép châu Âu" ra đời gồm sáu nước Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà lan, Lúc-xăm-bua.

- Tháng 3/1957, sáu nước trên cùng nhau thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu", rồi "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC). Cộng đồng kinh tế châu Âu chủ trương xoá bỏ dần hàng rào thuế quan, thực hiện tự do lưu thông hàng hoá, tư bản và nhân công giữa sáu nước.

- Tháng 7 năm 1967, ba Cộng đồng trên sát nhập với nhau thành Cộng đồng châu Âu (EC)

- Tháng 12/1991, các thành viên EC họp Hội nghị cấp cao tại Ma-a-xtơ-rích (Hà Lan). Hội nghị thông qua hai quyết định quan trọng:

+ Xây dựng một liên minh kinh tế, chính trị tiến tới nhà nước chung châu Âu.

+ Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) và từ ngày 1/1/1999 một đồng tiền chung của Liên minh châu Âu đã đươc phát hành với tên gọi là đồng ơrô (EURO.

+ Số lượng thành viên của EU ngày càng tăng: năm 1999 là 15 nước, đến năm 2004 là 25 nước…

+ Liên minh châu Âu là một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới.

b. Mối quan hệ Việt Nam - EU:

- Việt Nam và EU thiết lập mối quan hệ hợp tác phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực khác nhau: Kinh tế, văn hóa, giáo dục KH-KT...

- Hoạt động thương mại giữa Việt Nam và EU được tăng cường. Hai bên giao lưu trao đổi hàng hoá với nhau. Các sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang EU là quần áo, dày dép, thủy hải sản...

- Việt Nam thu hút nhiều vốn đầu tư từ EU nhằm xây dựng và phát triển đất nước....

2 tháng 3 2020

rất tiếc

em chỉ được nhận 1 SP vì câu trả lời còn dựa vào mạng

https://dongmai40.violet.vn/present/de-dap-an-hsg-su-9-nghe-an-15-16-11566671.html

18 tháng 12 2023

- Tháng 4 - 1951, 6 nước Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan thành lập “Cộng đồng than thép châu Âu”.

- Tháng 3 - 1957, “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” ra đời.
Tháng 7 - 1967, ba cộng đồng trên sáp nhập thành Cộng đồng châu Âu (EC).
 

- Tháng 12 - 1991, các nước EC họp hội nghị cấp cao tại Maxtrich, thông qua hai quyết định quan trọng:

+ Xây dựng thị trường châu Âu với liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu, có một đồng tiền chung duy nhất. Ngày 1 – 1 – 1999, phát hành đồng EURO.

+ Xây dựng liên minh chính trị, mở rộng liên kết chính sách đối ngoại và an ninh, tiến tới một nhà nước chung.

Năm 1993, Cộng đồng châu Âu được đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU), trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới.

- Sau hơn 40 năm tồn tại, EU đã tạo ra một cộng đồng kinh tế và một thị chung với sức mạnh của dân số 320 triệu người có trình độ khoa học, kĩ thuật cao.

- Năm 2000, các nước EU dự kiến sẽ tiến hành một liên bang nhất thể hoá châu Âu về kinh tế và chính trị.

- Năm 2004, số thành viên của EU là 25 nước

22 tháng 11 2021

Tham khảo:

⇒ Đến cuối thập ki 90, EU đã trở thành tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm hơn ¼ GDP của thế giới.

⇒ 28 Quốc gia thành viên của EU bao gồm: Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Síp, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh.

30 tháng 12 2023

C. là liên minh kinh tế, chính trị có tổ chức chặt chẽ nhất, có đồng tiền chung.

EU là một liên minh kinh tế, chính trị mà có các nước thành viên đã cam kết cùng nhau về việc phối hợp các chính sách kinh tế, xã hội, và chính trị. Nó cũng có một đồng tiền chung, Euro, được sử dụng bởi nhiều quốc gia thành viên. EU không chỉ giữ vị thế quan trọng về mặt kinh tế và chính trị mà còn đóng vai trò quan trọng trong các quan hệ quốc tế, thương mại và đối ngoại. Tuy nhiên, EU không phải là một nhà nước chung nhưng là một liên minh của các quốc gia độc lập và chủ quyền.

 

Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union; còn được gọi là Khối Liên Âu, viết tắt là EU), là một liên minh chính trị và kinh tế bao gồm 27 quốc gia thành viên tại châu Âu.[10] Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 1 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC).[11] Với hơn 459.7 triệu dân,[12] Liên minh châu Âu chiếm khoảng 22% (16,2 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2015) GDP sức mua tương đương của thế giới (PPP).[13]

21 tháng 12 2021

B,áp đặt chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới.

21 tháng 12 2021

A

13 tháng 12 2021

hộ mình với ạ

 

7 tháng 12 2021

c1: do nhận viện trợ của mĩ
cc2: có

7 tháng 12 2021

tk

câu 1,

Không những thế, ưu tiên hàng đầu của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2 đó là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản và ổn định tình hình chính trị xã hội. Bên cạnh đó, còn cố gắng hàn gắn vết thương chiến tranh để nhanh chóng phục hồi nền kinh tế và liên minh chặt chẽ với Mỹ để tìm cách trở lại thuộc địa cũ của mình.

 

Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2 đã có những thay đổi đáng kể trong tất cả mọi lĩnh vực. Nhờ đó, kinh tế cũng như chính trị dần được ổn định và lấy lại vị thế của mình. Tuy nhiên về đối nội và đối ngoại vẫn còn nhiều mâu thuẫn. Dù vậy, nhìn chung các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2 cũng đã đạt được những mục tiêu cũng như kế hoạch của mình nhằm khôi phục lại đất nước.

 

 

câu 2,

Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 1989 – 1991. Là một tổn thất chưa từng có trong lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và của chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

Dẫn đến hệ thống thế giới của các nước xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại. Từ sự sụp đổ ấy, nhiều bài học kinh nghiệm đau xót được rút ra cho các Đảng Cộng sản trên thế giới.

Trong đó có Việt Nam cần có chủ trương, giải pháp nhằm giữ vững bản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng và khoa học. Kiên định nền tảng tư tưởng, mục tiêu, lý tưởng và vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

13 tháng 1 2022

D

9 tháng 2 2022

D