Tìm và sửa lỗi sai:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ năm 1950 khi nền kinh tế các nước Tây Âu
được phục hồi, một xu hướng ngày càng nổi bật là sự liên kết kinh tế giữa các nước
trong khu vực. Khởi đầu là sự ra đời của “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu
Âu” vào tháng 4/1951 gồm 6 nước Pháp. CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúc-
xăm-bua . Sau đó đến 3/1957, 6 nước trên lại thành lập “Cộng đồng than-thép châu
Âu” rồi “Cộng đồng kinh tế châu Âu”.
Tháng 7/1967, 3 cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành Liên minh châu Âu (EU).
Tháng 12/1991, mang tên mới là Cộng đồng châu Âu (EEC).
- Tháng 4 - 1951, 6 nước Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan thành lập “Cộng đồng than thép châu Âu”.
- Tháng 3 - 1957, “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” ra đời.
Tháng 7 - 1967, ba cộng đồng trên sáp nhập thành Cộng đồng châu Âu (EC).
- Tháng 12 - 1991, các nước EC họp hội nghị cấp cao tại Maxtrich, thông qua hai quyết định quan trọng:
+ Xây dựng thị trường châu Âu với liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu, có một đồng tiền chung duy nhất. Ngày 1 – 1 – 1999, phát hành đồng EURO.
+ Xây dựng liên minh chính trị, mở rộng liên kết chính sách đối ngoại và an ninh, tiến tới một nhà nước chung.
Năm 1993, Cộng đồng châu Âu được đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU), trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới.
- Sau hơn 40 năm tồn tại, EU đã tạo ra một cộng đồng kinh tế và một thị chung với sức mạnh của dân số 320 triệu người có trình độ khoa học, kĩ thuật cao.
- Năm 2000, các nước EU dự kiến sẽ tiến hành một liên bang nhất thể hoá châu Âu về kinh tế và chính trị.
- Năm 2004, số thành viên của EU là 25 nước