K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2019

trong khó khăn gian khổ, con người tìm thấy đc sức mạnh của chính mình, của dân tộc. thiếu ánh sáng tự nhiên nhưng lại tìm đc ánh sáng cách mạng . lòng yêu nc bất khuất kiên cường đã tạo nên sức mạnh, đánh bại mọi kẻ thù xâm phạm chủ quyền đất nc việt nam

30 tháng 11 2019

ý nghĩa của hai câu thơ tên là : trong khó khăn gian khổ , con người tìm thấy được sức mạnh của chính mình , của dân tộc. Thiếu ánh sáng tự nhiên nhưng lại tìm được ánh sáng cách mạng . lòng yêu nước bất khuất, kiên cường tạo nên sức mạng Việt Nam đánh bại mọi kẻ thù xâm phạm chủ quyền của đất nước

2 tháng 6 2018

 Đất nước đã thống nhất 40 năm, núi sông liền một dải, Bắc Nam sum họp một nhà, niềm vui này, hạnh phúc này thật lớn lao. Nền hòa bình mà chúng ta được thụ hưởng ngày hôm nay thật đáng quý biết nhường nào.

Nhưng thế hệ trẻ như tôi và các bạn ngày hôm nay, chúng ta cần phải nhớ một điều rằng nền hòa bình ấy không tự nó có được mà thay vào đó nhiều thế hệ cha ông chúng ta đã phải chiến đấu hi sinh không tiếc máu xương trong một cuộc chiến mà họ không có sự lựa chọn, một cuộc chiến mà ở đó họ buộc phải thắng. Và sự thật là họ, là chúng ta đã chiến thắng.

Thật đúng như Tổng Bí thư Lê Duẩn sau 30.4.1975, khi ông vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay, ông liền nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc, nói : “Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai”. 

40 năm sau ngày đất nước thống nhất, 29 năm kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước ta thực sự thay da đổi thịt, tổ quốc ta to đẹp đàng hoàng hơn, nhân dân ta ấm no hạnh phúc hơn, di nguyện của chủ tịch Hồ Chí Minh và các thế hệ ông cha đi trước đang dần trở thành hiện thực. Quả thật là một ngày vui của dân tộc, quả thật là một ngày hội lớn của non sông, nhưng câu nói của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến nay vẫn cứ văng vẳng bên tai người viết bài: “Ngày 30-4, ngày nếu có một triệu người vui, cũng là ngày có một triệu người buồn”. Một triệu người vui kia, họ đương nhiên là những con dân đất Việt trong ngày hội lớn của non sông không vui sao được. Vậy còn một triệu người buồn mà ông Võ Văn Kiệt nhắc tới kia, họ là ai? Họ đương nhiên cũng là con dân nước Việt. Tuy nhiên, họ vì lý do này hay lý do kia phải rời quê hương sau ngày thống nhất là điều khiến chúng ta trăn trở?

Thưa các bạn, chúng ta đều là con lạc cháu hồng, đều từ bọc trăm trứng nở trăm con: “Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội,người xa người tội lắm người ơi”. Nếu như trong chiến tranh bom đạn, đại bác, xe tăng…còn chẳng chia cắt được dân tộc ta, Nhân dân ta, núi sông ta, Tổ quốc ta thì tại sao trong hòa bình thống nhất, Bắc Nam một nhà chúng ta lại tự chia cắt mình. Một thời binh lửa, một thời kẻ bắc người nam nay đã lùi xa vào quá khứ vậy tại sao không để vết thương kia lành lại theo thời gian!

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày hôm nay thật khó có thể nhìn thấy trong lĩnh vực nào lại không có công sức và đóng góp của các bạn, càng khó có thể hình dung sẽ ra sao nếu công cuộc kiến thiết và phát triền đất nước ngày hôm nay và cả trong tương lai nữa sẽ thế nào nếu thiếu sự đóng góp quan trọng và hiệu quả ấy.

Lượng kiều hối mỗi năm các bạn gửi về đều tăng, mỗi khi đất nước xảy ra thiên tai, hạn hán, dịch bệnh, mỗi khi khúc ruột miền trung của chúng ta phải chịu cảnh lũ lụt đều nhận được sự hỗ trợ, động viên của các bạn về cả vật chất lẫn tinh thần. Hay chỉ mới đây thôi khi ngoài Biển Đông kia dậy sóng, lại cũng chính các bạn đã cùng chung vai góp sức với Chính phủ, với đồng bào mình ở trong cũng như ngoài nước ra sức đấu tranh tuyên truyền, bảo vệ lập trường chính nghĩa của Việt Nam ta. Trước bạn bè và nhân dân thế giới, trước sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân đó chẳng phải ông bạn to xác kia đã buộc phải co vòi lại đấy thôi.

Đất nước ta, dân tộc ta, nhân dân ta chưa bao giờ đứng trước vận hội lớn lao như ngày hôm nay, vận hội để từ giờ cho đến 2020 chúng ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại, vận hội để từ đó thế thệ trẻ như chúng tôi hôm nay,những chủ nhân tương lai của đất nước có thể tiếp bước truyền thống cha ông đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu như lời gửi gắm của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm nào. Các bạn chắc cũng hiểu cơ hội lớn thì bao giờ cũng kèm theo những thách thức lớn, khó khăn lớn, nhưng thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay quyết không nhụt chí, khó khăn nào có thể cản bước, gian khổ này sẽ vượt qua nếu như dân tộc ta, nhân dân ta không phân biệt Bắc Nam, tôn giáo, nhân dân trong nước cũng như kiều bào ta ở nước ngoài cùng chung sức chung lòng, gác lại quá khứ, kề vai sát cánh vì một mục tiêu chung, vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, sẽ chẳng có khó khăn nào có thể cản bước chúng ta. Ngày này nhất định đến!.

Tôi xin phép được kết thúc mạch cảm xúc của mình bằng một câu trong bài thơ Đất quê ta mênh mông của tác giả Dương Hương Ly: “Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất, nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam”

2 tháng 6 2018

 có nghĩa là ở nơi tối tăm lại là nơi mà con người ta có thể phát huy hết sức mạnh của mình sức mạnh con người Việt Nam được thể hiện qua các thời kì lịch sử để những người sau này ,mầm non tương lai của đất nước dần dần sẽ thấu được sức mạnh của ông cha ta thời xưa

Xin chào các bạn !!!
Hãy Đăng Kí Cho Channel Kaito1412_TV Để nhé ! 

Link là : https://www.youtube.com/channel/UCqgS-egZEJIX-ON873XpD_Q/videos?view_as=subscriber

22 tháng 1 2019

trong khó khăn gian khổ, con người tìm thấy được sức nmanhj của chính mình, của dân tộc. Thiếu ánh sáng tự nhiên, nhưng lại tìm được ánh sáng cách mạng. Đó chính là sức mạnh của việt nam để đánh bại quân giặc

Bài 1: Đặt câu với mỗi từ sau:a) Vui vẻ.               b) Phấn khởi.                     c) Bao la.                              d) Bát ngát.Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa với từ:a) Hoà bìnhb) Bảo vệc) Lung linhBài 3: Đặt câu với mỗi từ tìm được ở các phần (a) (b) (c) bài tập 2.Bài 4: Tìm từ trái nghĩa trong đoạn văn sau.a) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay,Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm.b) Đời ta gương vỡ...
Đọc tiếp

Bài 1: Đặt câu với mỗi từ sau:

a) Vui vẻ.               b) Phấn khởi.                     c) Bao la.                              d) Bát ngát.

Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa với từ:

a) Hoà bình

b) Bảo vệ

c) Lung linh

Bài 3: Đặt câu với mỗi từ tìm được ở các phần (a) (b) (c) bài tập 2.

Bài 4: Tìm từ trái nghĩa trong đoạn văn sau.

a) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay,

Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm.

b) Đời ta gương vỡ lại lành

Cây khô cây lại đâm cành nở hoa.

c) Đắng cay nay mới ngọt bùi

Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau.

d) Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất

Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam.

Bài 5: Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a) Cô nắng xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng.

b) Những lãng hoa hồng tươi tắn được đặt trên bàn.

3
15 tháng 4 2020

1. a. Bọn trẻ chơi với nhau tạo nên tiếng cười vui vẻ.

b. Bé học ngoan nên ông bà phấn khởi.

c. Cánh đồng lúa bát ngát.

d. Trời rộng bao la.

2. hòa bình - bình yên

bảo vệ - giữ gìn

lung linh - long lanh

3. Các chú bộ biên phòng giữ gìn cho biên giới an toàn.

Các con phải giữ đôi bàn tay sạch đẹp.

Nước hồ long lanh dưới ánh trăng.

15 tháng 4 2020

4. a ngọt bùi - đắng cay

b. vỡ - lành

c. đắng cay - ngọt bùi

d. tối - sáng

5. Chủ ngữ

a. Cô nắng

b. Những lẵng hoa hồng

Vị ngữ: phần còn lại

5 tháng 9 2021

a) Cặp từ trái nghĩa:

" Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất

Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam "

b) Từ 'tối' được dùng theo nghĩa gốc

Từ 'sáng' được dùng theo nghĩa chuyển

a) Cặp từ trái nghĩa là: tối - sáng

b)Nghĩa chuyển :sáng

Nghĩa gốc : tối

Học tốt

14 tháng 4 2017

- Phi nghĩa: trái với đạo nghĩa

Ví dụ: của phi nghĩa, cuộc chiến tranh phi nghĩa…

+ Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục địch xấu xa, đi ngược với đạo lí làm người, không được những người có lương tâm ủng hộ.

- Chính nghĩa: điều chính đáng, cao cả, hợp đạo lí

Ví dụ: chính nghĩa thắng phi nghĩa, bảo vệ chính nghĩa

+ Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp bức, bất công.

* Phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược nhau.

Đó là những từ trái nghĩa.

Bài  1: Đọc đoạn  văn  sau: “Lý Công Uẩn là người con của vùng Kinh Bắc xưa. Từ nhỏ, Lí Công Uẩn đã nổi tiếng thông minh, hiểu biết trước tuổi và đã biểu lộ một tính cách khác người. Một hôm, nhà sư họ Lý sai Công Uẩn đem oản đặt lên bàn thờ cúng Phật. Cậu bé đã khoét oản ăn trước…”a/ Xác định thành phần của từng câu ( chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ)b/Ghi lại các quan...
Đọc tiếp

Bài  1:

 Đọc đoạn  văn  sau:

 “Lý Công Uẩn là người con của vùng Kinh Bắc xưa. Từ nhỏ, Lí Công Uẩn đã nổi tiếng thông minh, hiểu biết trước tuổi và đã biểu lộ một tính cách khác người. Một hôm, nhà sư họ Lý sai Công Uẩn đem oản đặt lên bàn thờ cúng Phật. Cậu bé đã khoét oản ăn trước…”

a/ Xác định thành phần của từng câu ( chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ)

b/Ghi lại các quan hệ từ có trong đoạn văn trên:

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 2 : Đặt dấu chấm, dấu phẩy  vào đoạn sau cho đúng chỗ.

     Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa mấy sợi mây

còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dẩn rồi đứt hẳn trên quãng đồng rộng cơn gió nhẹ

hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát

 

 Bài 3: Cho ví dụ sau:

         Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất

         Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam.

    a.Gạch chân cặp từ trái nghĩa trong ví dụ trên.

    b.Trong cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ,từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 4: Những từ đeo , cõng , vác , ôm  có thể thay thế cho từ địu trong dòng thơ thứ hai đư­ợc không? Vì sao?

Nhớ ng­ười mẹ nắng cháy l­ưng

Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 5: Câu nào có nội dung diễn đạt chưa hợp lí? Hãy sửa lại

         A. Tuy vườn nhà em nhỏ nhưng có rất nhiều cây ăn quả.

          B. Vì mẹ bị ốm nên mẹ đã làm việc quá sức.                      

          C. Cây đổ vì gió lớn.

          D. Mặc dù nhà ở gần trường nhưng Nam vẫn đến lớp muộn.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

2
11 tháng 2 2020

Bài 1:

(1) Lý Công Uẩn / là người con của vùng Kinh Bắc xưa.

        CN                                   VN

(2) Từ nhỏ,/  Lí Công Uẩn / đã nổi tiếng thông minh, hiểu biết trước tuổi và đã biểu lộ một tính cách khác

TN                   CN                                                    VN

người.

(3) Một hôm, / nhà sư họ Lý / sai Công Uẩn đem oản đặt lên bàn thờ cúng Phật.

          TN                     CN                                        VN

(4) Cậu bé / đã khoét oản ăn trước.

         CN                       VN

b. Quan hệ từ có trong đoạn văn là: và (ở câu 2)

11 tháng 2 2020

Bài 2: 

Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời. Sau rặng tre đen của làng xa, mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát.

Bài 3: 

a. cặp từ trái nghĩa: tối >< sáng

b. Từ "tối" được dùng theo nghĩa gốc, từ "sáng" được dùng theo nghĩa chuyển.

Bài 4: 

Các từ đeo, cõng, vác, ôm không thể thay thế cho từ "địu" vì bản thân từ "địu" diễn tả người mẹ vừa mang con trên lưng vừa phải làm việc, cho thấy sự vất vả khó nhọc của người Việt Bắc trong những năm kháng chiến. Các từ đeo, cõng, vác, ôm không diễn tả nghĩa như vậy.

Bài 5: 

B. Mẹ bị ốm vì đã làm việc quá sức.